Ông Lưu Kiến Siêu (Liu Jianchao), Trưởng ban Đối ngoại của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã đến thăm Mỹ từ ngày 8 đến ngày 13/1 năm nay, việc này được thế giới bên ngoài coi là bất thường. Việc ông thay đổi phong cách ngoại giao cứng rắn “chiến lang” và cư xử ôn hòa với Mỹ, chắc hẳn đã được lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình chấp thuận. Phía Mỹ cử ngoại trưởng và các nhân vật quan trọng của Đảng Dân chủ và Cộng hòa tiếp đón cũng là điều bất thường.
Còn có một bí ẩn khác đằng sau việc Lưu Kiến Siêu thay đổi phong cách ngoại giao cứng rắn “chiến lang” của ĐCSTQ khi thăm Mỹ. Hình ảnh phái đoàn Trung Quốc do ông Lưu Kiến Siêu (ngồi thứ 5 hàng bên phải màn hình theo thứ tự từ trên xuống) thăm Mỹ ngày 12/1/2024 (Ảnh: Getty Images)
Vào ngày 31/1, Nikkei Asia đã xuất bản một bài viết của nhà báo cấp cao và là cựu Giám đốc Văn phòng Trung Quốc Katsuji Nakazawa. Trích dẫn các nguồn tin quen thuộc với mối quan hệ giữa Trung Quốc, Triều Tiên và Nga, ông nói rằng Triều Tiên đang hợp tác với Nga trong vấn đề Ukraine, và kết quả là ông Kim Jong-un ngày càng thân thiết hơn với ông Putin, điều này “ràng buộc” ông Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Bài viết cũng phân tích, điều này cho thấy đây có thể là lý do chính dẫn đến chuyến thăm Mỹ của ông Lưu Kiến Siêu.
Ông Katsuji Nakazawa thẳng thắn cho rằng, nếu ông Putin có thể xúi giục ông Kim Jong-un gây bất ổn ở bán đảo Triều Tiên và các khu vực khác ở Đông Bắc Á, Mỹ và châu Âu sẽ ít chú ý hơn đến cuộc chiến giữa Ukraine và Nga cũng như cường độ áp lực của lệnh trừng phạt cũng sẽ giảm, do đó chắc chắn Nga sẽ được hưởng lợi từ việc này. Tuy nhiên, Triều Tiên đã tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân nên việc sử dụng công nghệ của Nga để mở rộng kho tên lửa có khả năng hạt nhân sẽ gây ra rủi ro an ninh cho Trung Quốc.
Ông Nakazawa giải thích rằng tên lửa hành trình và tên lửa phóng từ tàu ngầm của Triều Tiên có thể được sử dụng trên chiến trường thực tế và không chỉ có thể nhắm tới Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản mà cả Trung Quốc cũng nằm trong tầm bắn. Ông cho rằng đối với ông Tập, mặc dù ông Putin là đồng minh chiến lược nhưng thực tế hai bên có những khác biệt sâu sắc hơn mà người khác không thể nhìn thấy.
Có thông tin cho rằng ông Putin cũng đang cân nhắc việc thăm Bình Nhưỡng trong thời gian tới. Cơ quan truyền thông chính thức của Triều Tiên “Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên” (KCNA) ngày 21/1 đưa tin, khi Ngoại trưởng nước này Choe Son-hui mời ông Putin một lần nữa trong chuyến thăm Nga từ ngày 15 đến 17/1, ông Putin đã sẵn sàng chấp nhận và bày tỏ sẵn sàng đến thăm sớm nhất có thể. Đây cũng có thể sẽ là chuyến thăm thứ hai của ông Putin tới Triều Tiên sau 23 năm.
Quay lại, hãy xem ông Lưu Kiến Siêu lên nắm quyền như thế nào. Cựu đại sứ Trung Quốc tại Philippines và Indonesia này có ít kinh nghiệm về ngoại giao và hầu như không có kinh nghiệm về ngoại giao với Mỹ và châu Âu, nhưng ông nổi bật và được Bộ Ngoại giao nhận định là “chuẩn ngoại trưởng”, có thể thấy điều này là không bình thường.
Trên thực tế, khi người tiền nhiệm Tần Cương còn là Bộ trưởng Ngoại giao của ĐCSTQ, một trong những nhãn hiệu lớn của ông là “thân Mỹ” và ông đã thay đổi giọng điệu của ông Vương Nghị là “không có giới hạn trên cho hợp tác Trung – Nga”.
Việc Nga xâm lược Ukraine đã bị thế giới lên án. Vào tháng 3/2022, ông Tần Cương khi đó là Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, nói với giới truyền thông rằng: “Không có khu vực hạn chế nào cho sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nga, nhưng cũng có giới hạn thấp nhất”, “Giới hạn thấp nhất này chính là tôn chỉ và nguyên tắc được xác định bởi Hiến chương Liên Hợp Quốc, là các chuẩn mực cơ bản được luật pháp quốc tế và quan hệ quốc tế công nhận – đây cũng là kim chỉ nam hành động mà chúng tôi tuân theo khi Trung Quốc (ĐCSTQ) xử lý quan hệ song phương với bất kỳ quốc gia nào khác.”
Một tháng sau, ông Tần Cương được thăng chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Vào tháng 7 cùng năm, trong cuộc trò chuyện bên lề Diễn đàn An ninh Viện Aspen, ông một lần nữa giữ khoảng cách giữa ĐCSTQ với Nga. Ông nói rằng có những “sự hiểu lầm” về quan hệ Trung – Nga trên phạm vi quốc tế, “mối quan hệ Trung – Nga không phải là một liên minh”.
Vài tháng sau, ông Tần Cương đột nhiên “mất tích”. Theo nhiều nguồn tin được trang tin độc lập Asia Sentinel trích dẫn, khi ông Tập Cận Bình đến thăm Nga vào tháng 3/2023, ong Putin đã tiết lộ với ông [Tập] rằng ông Tần Cương “đóng vai trò quan trọng” trong việc tiết lộ bí mật của Lực lượng Tên lửa của ĐCSTQ cho Mỹ.
Ngày 25/6, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko đã có chuyến thăm bất ngờ tới Trung Quốc. Theo Nikkei Asia, một trong những nhiệm vụ chính của ông trong chuyến đi này là cung cấp “bằng chứng” cho ông Tập Cận Bình và báo cáo về ông Tần Cương. Nikkei Asia nói rằng ông Rudenko đã “cung cấp thông tin nội bộ cho các quan chức cấp cao ở Bắc Kinh rằng ông Tần Cương bị nghi ngờ là gián điệp của Mỹ”.
Sau đó, ông Tần Cương biến mất. Kể từ khi ông Tần Cương “ngã ngựa”, ĐCSTQ đã nhanh chóng nối lại lập trường thân Moscow trong vấn đề Nga – Ukraine và không còn công khai bày tỏ sẵn sàng làm trung gian hòa giải cho lệnh ngừng bắn giữa hai nước này. Đồng thời, ông Tập Cận Bình bắt đầu tìm kiếm bộ trưởng ngoại giao mới. Ông Lưu Kiến Siêu khi đó là Trưởng ban Đối ngoại của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, là một trong những ứng cử viên.
Trên thực tế, lập trường của ông Lưu Kiến Siêu tương đối thân Nga. Ông từng nói: “Quan hệ Trung – Nga đã vượt ra ngoài phạm vi quan hệ song phương và trở thành sự đảm bảo quan trọng cho hòa bình và ổn định thế giới”. Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, Tập Cận Bình là người có tiếng nói cuối cùng trong vấn đề đối ngoại của Trung Quốc. Còn ông Lưu Kiến Siêu trung thành tuyệt đối với Tập.
Nhà báo Nakazawa một lần nữa dẫn lời các nguồn tin cho biết “các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đang cố gắng lợi dụng cuộc khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên do Nga gây ra để có lợi cho mình” nhằm xoa dịu căng thẳng đang gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington.
Tất nhiên, ông Biden không muốn chứng kiến tình trạng hỗn loạn lớn trên Bán đảo Triều Tiên trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay. Nếu ngoài cuộc chiến ở Ukraine và cuộc chiến Israel – Hamas, nếu một cuộc chiến nổ ra ở Đông Bắc Á, Washington sẽ phải đối mặt với các cuộc tấn công trên 3 mặt trận toàn cầu.
Bài bình luận cho rằng, mặc dù ông Biden và ông Tập không sẵn lòng nhượng bộ nhau trong chương trình nghị sự ở eo biển Đài Loan, nhưng có sự liên kết lợi ích trong vấn đề Bán đảo Triều Tiên, vì vậy họ có thể tìm kiếm một số không gian để hợp tác ở đây.
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…