Ngày 7/12, “Trung tâm Hành động Tây Tạng” (Tibet Action Institute), tổ chức của người Tây Tạng lưu vong, đã đưa ra một báo cáo nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã buộc 3/4 học sinh Tây Tạng phải vào các trường nội trú. Điều này khiến các em bị cấm theo tín ngưỡng của mình và buộc phải chấp nhận sự giáo dục của đảng. Các em ở độ tuổi từ 6 đến 18, thậm chí có cả trẻ em 4 tuổi. Những học sinh Tây Tạng này buộc phải rời xa gia đình và cộng đồng.
Theo báo cáo, trẻ em ở các trường nội trú ở Tây Tạng phải đối mặt với khả năng mất đi tiếng mẹ đẻ. Đồng thời các em phải chịu đựng sự tổn thương về tinh thần và tâm lý, bao gồm việc trừng phạt thân thể, lạm dụng tình dục, tẩy não bằng tư tưởng yêu đảng và phân biệt chủng tộc.
Báo cáo chỉ ra rằng một số nữ sinh Tây Tạng đã chứng kiến các vụ tấn công tình dục và đánh đập học sinh. Các em nhìn thấy đàn ông ở trong và ngoài trường, thậm chí là giáo viên nam. Họ thường xông vào ký túc xá nữ. “Khi nóng giận thầy giáo dùng thanh sắt, ghế và gậy gộc đánh vào người, thậm chí đánh đến mức chảy máu. Thường xuyên bị đánh đập nghiêm trọng như vậy khiến chúng em lúc nào cũng sợ hãi. Ba năm học và sống ở trường nội trú hoàn toàn là một cơn ác mộng.”
Kunchok, một người sống lưu vong ở New Delhi, nói với truyền thông Canada “The Globe and Mail” rằng anh ấy được gửi đến một trường nội trú ở hạt Markam khi 7 tuổi. Anh ấy không được phép về nhà trong những ngày nghỉ, năm đầu tiên anh ấy đã không gặp được bố mẹ mình.
Bà Lhadon Tethong, giám đốc Trung tâm Hành động Tây Tạng, nói với Đài Á Châu Tự do: “Nếu Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh được tổ chức như dự kiến, đối với tất cả người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người Hồng Kông và người Trung Quốc bị xâm phạm quyền và tự do mà nói, điều này hoàn toàn là một cú bạt tai, là sát muối vào vết thương, là một sự chế giễu.”
Bà Lhadon Tethong cũng nhấn mạnh rằng hệ thống trường nội trú thuộc địa của ĐCSTQ vi phạm nhiều công ước quốc tế về quyền con người, như “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền”, “Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa”, “Công ước về Quyền trẻ em” và “Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.” Đồng thời kêu gọi Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đích thân đến thăm và điều tra trường học Tây Tạng.
Điều đáng nói là tại Hội nghị Công tác Tôn giáo Toàn quốc do ĐCSTQ tổ chức từ ngày 3 – 4/12/2021, giới chức ĐCSTQ nhấn mạnh rằng để kiên định phương hướng xã hội hóa tôn giáo, cần phải đoàn kết các nhóm tôn giáo xung quanh đảng và chính quyền, nâng cao trình độ nhà nước pháp quyền trong công tác tôn giáo, quản lý theo quy định của pháp luật, tích cực định hướng để tôn giáo thích ứng với chủ nghĩa xã hội.
Về điều này, bà Vương Thụy Cầm, cựu Ủy viên tỉnh ủy Thanh Hải, nói rằng ĐCSTQ coi tôn giáo là một mối đe dọa. “Quốc hữu hóa tôn giáo” là để người dân tin tưởng và đi theo đảng. Bà Vương nói: ” ‘Quốc hữu hóa tôn giáo’ về bản chất là cộng sản hóa tôn giáo, phải nghe theo đảng cộng sản, đi theo đảng. Nếu không nghe theo đảng, đi theo đảng thì là tà giáo.”
Lý Mộc Tử, Vision Times
Xem thêm:
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…