Một nghiên cứu mới đây của Đại học Trung văn Hồng Kông phát hiện, nạn ô nhiễm không khí tại Trung Quốc đại lục khiến khoảng 1,1 triệu người chết sớm và hủy hoại khoảng 20 triệu tấn cây nông nghiệp quan trọng hàng năm. Một số học giả cho rằng nguyên nhân gốc rễ phá hủy môi trường Trung Quốc ngày nay là vì hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc không được giám sát dân chủ.
Đại học Trung văn Hồng Kông công bố kết quả nghiên cứu mang tên “Báo cáo về Khoa học môi trường”, phân tích về ô nhiễm không khí ở Trung Quốc đại lục qua hai phương diện là ô nhiễm ozone và hạt mịn. Báo cáo chỉ ra hai loại ô nhiễm này khiến trung bình 1,1 triệu người chết sớm và phá hủy 20 triệu tấn lương thực bao gồm gạo, lúa mì, ngô và đậu tương, gây thiệt hại khoảng 267 tỷ nhân dân tệ (38 tỷ đô la Mỹ) mỗi năm cho nền kinh tế Trung Quốc.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích hơn 2.000 nguồn ô nhiễm ozone và hạt vật chất từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dân dụng, phát điện và vận tải. Trong quá trình nghiên cứu, họ trích dẫn dữ liệu về chất lượng khí quyển, mô hình khí tượng, lượng phát thải và các cơ chế phản ứng hóa học khác nhau.
>> Hà Nội ô nhiễm không khí ở mức báo động: Bạn có thể làm gì?
Đại biểu của ô nhiễm hạt mịn là PM2.5, chủ yếu bắt nguồn từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. PM2.5 là hạt nhỏ trong không khí, đủ để thâm nhập sâu vào phổi và gây ra tổn thương lâu dài.
Ngược lại, ozone gần bề mặt đất là khí được tạo ra bởi phản ứng của nitơ đioxit và các hợp chất hữu cơ khác nhau, sự tích tụ của nó chủ yếu liên quan đến các nguồn ô nhiễm công nghiệp. So với ảnh hưởng cho con người thì ozone tác động đến cây nông nghiệp kinh khủng hơn, vì nó ức chế sự quang hợp thực vật, gây trở ngại cho sự tăng trưởng bình thường của chúng.
Báo cáo phân tích thêm, sản xuất công nghiệp là thủ phạm hàng đầu của vấn đề ô nhiễm ozone và hạt mịn. Thương mại và dân cư là nguồn thứ cấp gây ô nhiễm PM2.5, hoạt động sản xuất điện là một nguồn thứ cấp của ô nhiễm ozone.
Vào tháng Sáu, theo kết quả nghiên cứu mới nhất của mạng lưới giám sát chất lượng không khí khu vực được các cơ quan chính quyền Hồng Kông, Macao và tỉnh Quảng Đông cùng thực hiện, vào năm 2017 nồng độ ozone trung bình tăng 16%, là mức cao nhất trong 6 năm qua.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nồng độ PM2.5 trung bình ở các thành phố của Trung Quốc là 48 μg/m3 không khí, cao gấp hơn 2 lần so với 2626 thành phố trên thế giới (trung bình 19 microgam).
Điều đáng chú ý là chương trình quản lý khí quyển do Bộ Môi trường Sinh thái Trung Quốc ban hành tuần trước (27/9) đã hạ đáng kể tiêu chuẩn khí thải ở Bắc Kinh để giảm tổn thất sản xuất công nghiệp. Kế hoạch này đòi hỏi nồng độ PM2.5 trung bình ở khu vực Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc và 26 thành phố xung quanh sẽ giảm từ 5% năm ngoái xuống còn 3% trong năm nay.
>> Ô nhiễm bụi mịn PM2.5: Sát thủ vô hình
Thông thường, khi nồng độ PM2.5 tăng 10 μg/m3 thì nguy cơ ung thư phổi tăng 25% – 30%. Đây là kết luận của Viện sĩ Trung Nam Sơn (Zhong Nanshan) thuộc Học viện Kỹ thuật Trung Quốc (Chinese Academy of Engineering), chuyên gia về bệnh đường hô hấp của Trung Quốc, ông kết luận dựa trên bằng chứng từ 9 quốc gia bao gồm Nhật Bản, Mỹ và châu Âu.
Ví dụ ở Bắc Kinh, có 70% – 80% nguyên nhân ung thư có liên quan đến môi trường, đặc biệt là ung thư phổi, đã trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người dân.
Theo tờ “Thông tin kinh tế hàng ngày” (Economic Information Daily, Jjckb.cn), tỷ lệ mắc và tử vong đối với bệnh ung thư phổi ở Trung Quốc tiếp tục tăng do yếu tố ô nhiễm môi trường. Nếu các biện pháp kiểm soát không có được hiệu quả kịp thời, ước tính đến năm 2025 số bệnh nhân ung thư phổi của Trung Quốc sẽ lên đến 1 triệu người, trở thành quốc gia ung thư phổi lớn nhất thế giới.
Nhà văn Đàm Tác Nhân (Tan Zuoren) tại Tứ Xuyên là người đặc biệt quan tâm đến môi trường. Ông đã từng nói, Trung Quốc là quốc gia lớn nhất về bệnh ung thư, là hậu quả hủy diệt môi trường của ĐCSTQ trong những thập kỷ gần đây, gây ảnh hưởng trực tiếp cho người dân.
Theo Cục Quản lý Bảo vệ Môi trường Trung Quốc, với mỗi 10.000 đô la Mỹ giá trị hàng hóa thì lượng nguyên liệu thô mà Trung Quốc tiêu thụ gấp 7 lần Nhật Bản, gấp 6 lần Mỹ, và thậm chí cao gấp 2 lần Ấn Độ.
Tỷ lệ tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc gấp khoảng 100 lần so với Nhật Bản, Pháp và Hàn Quốc; mật độ chất thải công nghiệp của Trung Quốc gấp khoảng 20 lần so với Đức, 18 lần của Ý, và 12 lần của Hàn Quốc và Anh; mức ô nhiễm không khí vùng đô thị Trung Quốc cao gấp 7 lần so với Pháp, Canada và Thụy Điển, và gấp hơn 4 lần so với Mỹ, Anh và Úc.
Lý Hồng Khoan (Li Hongkuan), tổng biên tập tạp chí điện tử “Đại Tham Khảo” (Dacankao) tại Mỹ chia sẻ với tờ Tân Đường Nhân (NTD) rằng, cái giá phải trả vì lợi ích kinh tế của ĐCSTQ là sức khỏe người dân, ô nhiễm và phá hủy môi trường sinh thái.
Ông nói: “Điều này do hệ thống xã hội độc tài mà ra. Hiện nay không có cách nào để giám sát hệ thống chính trị này, những người có chút quan tâm lo lắng cho môi trường đôi khi chỉ công bố vài tài liệu nhỏ là họ có thể bị trừng phạt, trả thù.”
Vì hệ thống chính trị cộng sản không có yếu tố giám sát dân chủ, không cho phép đảng đối lập, không cho phép độc lập điều tra hợp pháp liên quan đến ô nhiễm môi trường, đây là nguyên nhân chính trị khiến môi trường của Trung Quốc bị phá hủy.
Thanh Vân
Xem thêm:
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…