Giữa sự sống và cái chết: Những câu chuyện bên trong Vũ Hán

Chính quyền Trung Quốc đã phong tỏa Vũ Hán, thành phố 11 triệu dân, nơi tâm điểm bùng nổ dịch viêm phổi do virus corona gây ra. Phóng viên New York Times đã ghi lại một số câu chuyện giữa sự sống và cái chết để người đọc hình dung được phần nào tình cảnh người dân nơi đây.

Một em bé ở Vũ Hán (Ảnh minh hoạ: Shutterstock)

Yếu mệt vì cơn sốt, bà An Jianhua đã xếp hàng đợi 7 giờ đồng hồ bên ngoài bệnh viện trong cái lạnh, hy vọng được xét nghiệm virus corona mới. Bà là một trong số hàng nghìn người bị nghi nhiễm virus corona ở Vũ Hán.

Bà An, 67 tuổi, cần có chuẩn đoán chính thức của bệnh viện để được nhận vào điều trị, nhưng bệnh viện mà bà và con trai đến tuần trước không còn chỗ trống, thậm chí chỉ để làm xét nghiệm. Bệnh viện kế tiếp cũng hết chỗ. Cuối cùng bà được truyền tĩnh mạch một lần, và đó là tất cả những gì bà nhận được.

Sau đó, bà An tự cách ly tại nhà. Bà và con trai ăn riêng, đeo khẩu trang trong nhà và không ngừng khử trùng căn hộ. Sức khỏe của bà An yếu đi nhanh chóng, thậm chí mỗi lần phải gắng kìm nén cơn buồn nôn cũng là một cuộc chiến. 

“Tôi không thể để mẹ tôi chết ở nhà được,” He Jun, con trai bà nói, “mỗi ngày tôi chỉ muốn khóc, nhưng tôi không còn giọt nước mắt nào nữa. Không còn chút hy vọng nào nữa.”

 

Khi các nước trên thế giới đang chạy đua để đối phó với sự bùng phát lan rộng của dịch corona, thì người dân Vũ Hán đã bắt đầu trận chiến mỗi ngày để sống sót khỏi dịch bệnh đã giết chết hàng trăm người tại thành phố của họ. 

Tháng trước, chính phủ Trung Quốc đã chính thức phong tỏa Vũ Hán, cô lập thành phố, cấm các phương tiện giao thông công cộng và xe hơi cá nhân trong cố gắng vô vọng để kìm hãm sự bùng phát của dịch. Hiện tại, nhiều cư dân của thành phố cho biết họ gần như không thể nhận được sự chăm sóc sức khỏe cần thiết để chữa bệnh, thậm chí để chẩn đoán virus corona.

Lệnh cấm các phương tiện giao thông có nghĩa là nhiều người dân phải đi bộ hàng giờ để đến được bệnh viện, nếu họ còn đủ sức. Tại các bệnh viện, không có đủ các bộ kit thử, cũng như các thiết bị cung ứng y tế khác, thêm vào tầng tầng lớp lớp thủ tục hành chính đã khiến người dân gần như tuyệt vọng.

Xe cấp cứu cũng rất khó gọi. Những ngày gần đây, nhiều người dân cho biết khi gọi 120 [số điện thoại khẩn cấp], họ được báo rằng có hàng trăm ca đang xếp hàng chờ đợi.

Những người đến được bệnh viện phải đợi hàng giờ trong các phòng chờ, nơi tình trạng lây nhiễm dễ dàng lan rộng. Nhưng do bệnh viện quá tải, nhiều người cuối cùng đành bỏ cuộc, về nhà tự cách ly, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cho cả gia đình họ. 

Bác sĩ Vũ Hán: Người chết nhiều đến nỗi phải dùng xe tải chở

“Tình huống mà chúng tôi chứng kiến còn xấu hơn nhiều so với những điều được thông báo chính thức,” Long Jian, 32 tuổi, nói bên ngoài một bệnh viện nơi cha anh đang được điều trị. Anh Long nói cha anh đã đến 6 bệnh viện và chờ 7 ngày trước khi ông có thể được xét nghiệm virus corona.

Chỉ cách nơi anh Long nói vài bước chân, nhiều giường bệnh xếp dọc hai bên một hành lang nhỏ trong phòng cấp cứu. Một người đàn ông đang truyền tĩnh mạch ngay trong xe lăn của ông.

“Những người được chẩn đoán và điều trị là những người rất may mắn,” anh Long nói. “Ở chỗ chúng tôi, nhiều người không được chẩn đoán và cuối cùng chết tại nhà.”

Được nhận vào điều trị virus corona trong bệnh viện, người dân phải qua rất nhiều thủ tục. 

Theo các hướng dẫn chính thức, bệnh nhân được khuyến khích tới phòng khám khu vực để có đánh giá ban đầu và kê đơn thuốc. Sau đó, bệnh nhân mang kết quả khám đến tổ dân phố, nơi sẽ có trách nhiệm thông báo với bệnh viện và phối hợp cùng các đơn vị khác đưa bệnh nhân đến một trong 20 bệnh viện được chỉ định ở Vũ Hán. 

Những người có triệu chứng nhẹ được khuyên trở về nhà và tự cách ly, còn những ai có triệu chứng nặng thì mới được tổ dân phố báo đến các bệnh viện. 

Trên thực tế, những tiêu chí để được cho là “nặng” quá cao, đồng thời quá trình này diễn ra rất chậm chạp, nên nhiều người bỏ cuộc và thay vào đó cố xếp hàng chờ trong những đoàn người dài dằng dặc tại các bệnh viện. 

Cô Amy Hu, một cư dân Vũ Hán, cho biết khoảng 10 ngày trước, người mẹ 64 tuổi của cô tới khám bác sĩ sau khi bị cúm, ho, khó thở và tiêu chảy. Dựa trên đánh giá ban đầu, bác sĩ nói là bà bị nhiễm virus corona. Tuy nhiên, bà không thể làm các xét nghiệm cần thiết để xác định ngay liệu có đúng mình bị nhiễm virus hay không. Không được xét nghiệm, bà không thể nhập viện. 

Kể từ đó, họ phải ở nhà đợi bệnh viện thông báo khi nào mẹ cô có thể được xét nghiệm. “Tôi rất bất bình với chính quyền,” cô Hu nói. “Dường như chỉ khi bệnh nhân gần chết thì họ mới có thể được nhập viện.”

Tong Yixuan, 31 tuổi, cho biết tuần trước anh đã rất hoảng sợ khi chỉ trong mấy ngày, chứng ho của cha anh tiến triển rất nhanh, và các bác sĩ nói gần như chắc chắn đó là virus corona.

Nhưng không chỉ cha anh, người bị sốt đến 40 độ C và đang dần hôn mê, cả mẹ anh cũng bắt đầu có các triệu chứng tương tự. Cả hai cần được xét nghiệm, nhưng bệnh viện nói họ không còn chỗ trống, và triệu chứng của họ chưa quá nặng. Cha mẹ anh bị trả về nhà để tự cách ly.

Anh Tong không có cách nào để giúp đỡ. Anh đang ở Hoàng Thạch, cách Vũ Hán gần 100 cây số, nơi cũng đã bị phong toả cùng với nhiều thành phố khác ở tỉnh Hồ Bắc. Con đường từ Hoàng Thạch đến Vũ Hán bị chặn, anh Tong bị kẹt lại nhiều ngày cho đến khi điều đình được với các quan chức địa phương, anh mới có thể về bên cha mẹ. Sau đó, họ được xét nghiệm virus corona và cha anh đã được nhập viện. Quá trình này mất 10 ngày.

“Tất cả điều tôi muốn là chăm sóc cha mẹ,” anh Tong nói, “tôi không quan tâm liệu tôi có bị lây nhiễm không.”

 > Ký ức đau buồn của Hàn Vũ: Bụng cha đầy đá lạnh, không có nội tạng

Các bác sĩ và người dân Vũ Hán đặt hy vọng vào 2 bệnh viện dã chiến mới của thành phố, cùng hàng nghìn quân y được điều động thêm để giúp hỗ trợ việc chiến đấu với dịch bệnh. 

Nhưng với một vài người, như Gan Hanjiang, các bệnh viện mới đã xây không kịp. 

Tháng trước, cha anh bị sốt cao và ho. Ông được xét nghiệm virus corona, nhưng kết quả âm tính. Tuy nhiên 10 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng, cha anh đã qua đời. Bệnh viện công bố nguyên nhân là “viêm phổi nặng,” anh Gan nói, nhưng anh tin rằng đó là virus corona. Nhiều chuyên gia gần đây nói có thể cần làm xét nghiệm nhiều lần mới có chuẩn đoán chính xác về viêm phổi do virus corona.

Vào ngày cha mất, anh Gan bắt đầu có các triệu chứng tương tự. Nhưng do không có xe, anh không thể đi đến bệnh viện để xét nghiệm virus corona.

“Được nhận vào điều trị rất khó,” anh thì thào chậm rãi trong điện thoại từ một phòng khám nhỏ gần nhà. “Chúng tôi không được nhập viện. Và cũng không có đủ thuốc.”

Trên mạng xã hội, người dân Vũ Hán mô tả cuộc sống nặng nề trôi qua từng ngày, như trong địa ngục chờ tới phiên mình chết. Trên Wechat, những dòng chữ ám ảnh người xem từ một phụ nữ trước cái chết của mẹ cô: “Chiếc xe đến chở xác mẹ tôi nổ máy chạy đi, còn tôi đuổi theo nó, khóc như chưa từng được khóc trong đời. Đó là một ngày lạnh lẽo, tôi thấy tuyệt vọng cùng cực”.

Xuân Lan (theo NYT)

Xem thêm:

Xuân Lan

Published by
Xuân Lan

Recent Posts

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

8 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

40 phút ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

3 giờ ago