Categories: Kinh tếTrung Quốc

Hậu dịch COVID, kinh tế Trung Quốc khó thoát khỏi khó khăn

Gần đây, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng do sự bùng phát trở lại của dịch bệnh, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục lao dốc trong năm nay, thậm chí sẽ kéo nền kinh tế toàn cầu đi xuống.

(Nguồn: Creative Images/ Shutterstock)

Kể từ khi Trung Quốc nới lỏng hoàn toàn việc kiểm soát dịch COVID-19, đỉnh điểm của dịch bệnh đã cận kề. Trong năm nay, việc liệu nền kinh tế Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao như trước hay không đã thu hút sự chú ý của ngoại giới.

3 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc đã bị kéo xuống bởi các chính sách chống dịch nghiêm ngặt. Mới đây, bà Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói với Reuters rằng thế giới không mấy lạc quan về sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc.

Bà nói: “Lần đầu tiên sau 40 năm, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2022 có thể bằng, hoặc thấp hơn so với thế giới”. Ngoài ra, bà Georgieva cũng cho rằng đỉnh dịch trong vài tháng tới sẽ tác động mạnh hơn tới kinh tế Trung Quốc, thậm chí kéo lùi tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu.

Từ ngày 15 – 16/12/2022, Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương đã được tổ chức tại Bắc Kinh. Cuộc họp đã định hướng cho công tác kinh tế năm 2023, trong đó “ổn định tăng trưởng” sẽ thay thế “ổn định việc làm” là ưu tiên cao nhất, và đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc năm 2023 vào khoảng 5%.

Đại hội chỉ ra rằng trong năm 2023, “duy trì ổn định (là nhiệm vụ) hàng đầu, tìm kiếm bước tiến trong sự ổn định, tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ thận trọng, tăng cường điều tiết chính sách vĩ mô”.

Đồng thời, cuộc họp cũng chỉ ra rằng “mở rộng nhu cầu trong nước” vẫn là nhiệm vụ kinh tế ưu tiên hàng đầu, cần tiếp tục giải phóng tiềm năng của nhu cầu trong nước để kích thích nền kinh tế. Trong năm nay, Trung Quốc dự kiến ​​sẽ kích thích phục hồi kinh tế trên quy mô lớn hơn.

Kể từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát, nền kinh tế Trung Quốc đã bị thu hẹp, thị trường chứng khoán sa sút, niềm tin của thị trường thiếu hụt, đồng thời phải đối mặt với đòn kép là nhu cầu trong và ngoài nước giảm sút, tình hình không khả quan.

Mới đây, BBC dẫn lời ông Từ Thiên Thìn, nhà kinh tế tại Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU), cho biết: “Các quan chức Trung Quốc rõ ràng rất lo ngại về tính bền vững tài khóa, vì ‘rủi ro nợ’ của chính quyền địa phương xuất hiện một cách bất thường trong tuyên bố cuộc họp 3 lần. Tôi nhận thấy họ đã bỏ đề xuất ‘cắt giảm thuế’ trong tài liệu đệ trình. Đây là một dấu hiệu nữa cho thấy họ không muốn kéo căng tài chính của Chính phủ quá mức.”

Cuối tháng 12/2022, Nomura, một tổ chức dịch vụ tài chính toàn cầu, đã công bố phân tích về triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc, và các thị trường lớn trên toàn cầu vào năm 2023. Phân tích chỉ ra rằng sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sẽ mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm 2023.

Kênh Nhật báo Chứng khoán của nhà nước Trung Quốc dẫn lời dẫn lời ông Lộc Đĩnh, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc của Nomura, nói: “Nhìn chung chúng tôi rất lạc quan về năm 2023. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc cũng sẽ mở ra một sự phục hồi tương đối lớn, đặc biệt là trong nửa cuối năm nay.”

Vào tháng 10/12, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023, và nhiều lần hạ thấp tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 của Trung Quốc. Ngoài ra, cơ quan này cũng kỳ vọng tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ tăng tốc lên 4,4% vào năm 2023.

Nhưng bà Georgieva nói với Reuters rằng khi tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào cuối tháng này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế có thể sẽ lại hạ dự báo về Trung Quốc và triển vọng tăng trưởng toàn cầu.

Theo RFA

RFA

Published by
RFA

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

3 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

3 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

6 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

6 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

7 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

10 giờ ago