Vắc-xin SinoVac của Trung Quốc được đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp thông qua đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, để được nhanh chóng mở rộng sử dụng trên toàn cầu. Tuy nhiên, tính an toàn của vắc-xin Trung Quốc luôn là dấu hỏi đối với nhiều người. Gần đây, trên Weibo Trung Quốc có không ít trường hợp sau khi tiêm vắc-xin xuất hiện tác dụng phụ. Epoch Times đã phỏng vấn 3 người dân xuất hiện phản ứng bất lợi sau khi tiêm vắc-xin.
Trần Cương (tên hoá danh) hơn 30 tuổi là một tài xế ở Bắc Kinh. Ngày 28/5, anh nói với Đại Kỷ Nguyên rằng chiều ngày 16/1, sau khi tiêm vắc-xin SinoVac tại một bệnh viện ở Bắc Kinh, “ngày thứ hai xuất hiện nhồi máu não, xuất huyết não, phải nhập viện trong vòng 24 giờ”.
Tại bệnh viện trước khi tiêm, bác sĩ đã đưa cho Trần Cương tất cả những chú ý khi tiêm phòng. Anh Trần kể: “Khi đó anh ta hỏi tôi có bệnh tật nào không, có cao huyết áp, bệnh tim, có biểu hiện của suy giảm miễn dịch hay không v.v. Anh ta đã hỏi toàn bộ những câu ấy. Tôi nói: ‘Bản thân tôi không có tình trạng này, không có cao huyết áp, bệnh tim hay lượng đường trong máu cao. Tôi không có tiền sử bệnh tật, cũng không thấy khó chịu trong người. Tôi rất khỏe mạnh’. Thực tế tôi đã nói như vậy”.
Trần Cương nói sau khi tiêm vắc-xin, lúc đó không có phản ứng gì. Quan sát trong vòng 30 phút, ngoài phần cánh tay bị sưng thì không có vấn đề gì cả. Anh nói: “Những điều tôi nói lúc đó đều thuộc về hiện tượng bình thường, không có gì xảy ra sau khi tôi về nhà lúc 6 giờ chiều hôm ấy”.
Nhưng qua sáng hôm tiếp theo (17/1), sau khi xuất hiện hai lần “mất cân bằng trọng tâm“, Trần Cương xuất hiện trạng thái “liệt nửa người bên phải”. Anh nói: “Tôi dậy lúc hơn 8 giờ thì xuất hiện một lần. Khi đó tôi cho rằng vừa mới ngủ dậy nên còn chưa tỉnh ngủ. ‘Chứng loạn thần kinh’ này chính là giống như lúc chúng ta đi đường có chút nghiêng lệch loạng choạng, nhưng rất nhanh sau đó lại thấy như không có chuyện gì. Lúc đó tôi đang ở giữa trạng thái nửa tỉnh nửa mê nên không để ý. Đến hơn 10 giờ lại xuất hiện trạng thái này”.
Lúc này, Trần Cương đã hỏi mọi người trong nhóm ở công ty anh, liệu có trường hợp nào như vậy không. “Vừa nói xong, phần tay chân phía phải mất đi chức năng, tai cũng bị điếc. Vốn dĩ là ù tai, nhưng sau 4, 5 phút thì không nghe được gì. Mắt phải gần như mù”, anh kể.
Trần Cương nói, lúc ấy anh tan ca về nhà, vừa xuống tàu điện, “tôi đã tự mình gọi xe cấp cứu, khi đó tay trái của tôi vẫn còn dùng được, tôi dùng tay trái bấm số 120 (cứu thương Trung Quốc). Gọi điện thoại xong, nửa tiếng sau tôi được đưa đến bệnh viện. Khi đó đến bệnh viện, tôi có làm trắc định nhồi máu não, họ bảo tôi dùng tay xác định vị trí mũi, tôi sờ không trúng, đùi phải cũng không nâng lên được”.
Sau đó, kết quả chẩn đoán của bệnh viện chính là: Trần Cương mắc bệnh mãn tính và “xuất huyết não“, chỉ có làm phẫu thuật mới trị được. Anh nói: “Bệnh viện tránh nói về sự việc này, làm cho tôi cảm thấy như bản thân mình có bệnh mãn tính từ trước vậy. Đây là sau khi đến bệnh viện kiểm tra mới xuất hiện. Còn bị ‘sương mù trí não’, đây là một loại bệnh ‘xuất huyết não’, động mạch não bị tắc, bị hẹp. Khoảng ngày mười mấy tháng Ba, bệnh viện làm phẫu thuật mở hộp sọ, nhưng không có bác sĩ nào nói đây là do vắc-xin gây ra cả”.
Trần Cương cho rằng thân thể anh luôn khoẻ mạnh, hiện nay vắc-xin chính là nguyên nhân gây ra những căn bệnh này.
“Tôi đã sống hơn 30 năm trừ một lần bị gãy xương phải đến bệnh viện ra, thì tôi hầu như không có việc gì phải đến bệnh viện. Hiện nay, nếu không tiêm vắc-xin, thì bệnh sương mù trí não liệu có khả năng phát tác hay không thì tôi không chắc. Nhưng sau khi tiêm vắc-xin thì tôi bị bệnh này. Vắc-xin này chính là nguyên nhân. Sau khi tiêm vắc-xin, nó có thể phá huỷ hệ thống miễn dịch của tôi. Làm phát tác sớm một số bệnh ở các cơ quan trong thân thể, làm trầm trọng thêm bệnh tình mà tôi vốn dĩ không biết.”
Trần Cương chia sẻ, bệnh này hiện nay liệu có thể trị khỏi triệt để hay không thì anh không dám nói, nhưng anh cho rằng “theo tình trạng bệnh của tôi hiện nay thì nó không bình thường. Ví như nói, có lúc thì cả ngày tôi đều thanh tỉnh, có lúc đứng thì như sắp ngã. Có lúc cả ngày đau đầu. Bệnh viện nói sau nửa năm hãy đi kiểm tra lại, nếu cần thì phẫu thuật tiếp, phẫu thuật lần hai”.
Trần Cương nói anh nghi ngờ những bệnh như nhồi máu não v.v. là do vắc-xin gây ra, nên đã báo cáo tình trạng của mình vào ngày 21/1, một tuần sau mới được hồi đáp. Anh nói: “Tôi đã gọi điện cho Đơn vị Tiêm chủng sớm nhất khi sự cố xảy ra. Tôi nói rằng mình đã nhập viện sau khi tiêm vắc-xin. Đơn vị Tiêm chủng trả lời rằng vấn đề xảy ra trong vòng 30 phút thì họ quản, còn sau 30 phút thì họ không quản. Tôi tìm đến CDC, họ đưa cho tôi tờ thẩm định, chính là lấy biên bản thẩm định của bệnh viện, sao chép theo bệnh án của bệnh viện rồi thêm bốn chữ ‘phản ứng trùng hợp ngẫu nhiên’ (không liên quan gì đến vắc-xin)“.
Trần Cương cho biết hiện nay trắng đen đảo lộn, dù không phục kết luận này cũng không có cách nào. Nếu không phục thì anh phải “tự mình giám định, nhưng tự mình phải mất phí, tự mình không phục cũng không thể khởi tố, khởi tố tốn sức lại không thu được kết quả tốt. Cá nhân bạn có bao nhiêu tiền để thực hiện vụ kiện, cá nhân bạn lại đối kháng với cơ quan chức năng, cuối cùng quốc gia sẽ cho rằng bạn không yêu nước, ngăn trở quốc gia. Nhưng tình huống thực tế ở phía trước quả thật khá khó khăn”.
Nếu không có được giám định liên quan đến vắc-xin, đơn vị cũng không bồi thường. Anh nói: “Trả lời của công ty là bạn phải để bệnh viện giám định ra nguyên nhân là do vắc-xin. Chiểu theo tờ giám định mà bệnh viện đưa cho bạn, thì chúng tôi mới bồi thường. Nếu không phải do vắc-xin, một xu cũng không có. Không có tờ giám định thì không bồi thường”.
Nhà của Trần Cương ở nông thôn, người già trong gia đình làm nông, dựa vào 3 mẫu đất để sống, hai đứa trẻ thì còn nhỏ. Hiện tại vì thân thể như vậy nên hơn 4 tháng anh đã không làm việc rồi. Lần phẫu thuật này khiến cuộc sống của anh “tổn hại nặng nề”. Anh nói: “Chi phí thuốc men tôi đã ứng tạm, khoảng 200.000 NDT (gần 720 triệu đồng). Vốn dĩ tôi làm kinh doanh bị phá sản, đã nợ khoảng mấy chục vạn NDT, tôi đang trong thời kỳ trả nợ. Hiện nay tôi gặp phải tình huống này, đành phải để vợ tạm thời gánh khó khăn này, nếu gánh không được thì mới tính tiếp”.
Trần Cương bày tỏ, là một tài xế, tiêm mũi thứ nhất “dưới tình huống không tự nguyện mà bị cưỡng chế”. Hiện tại anh sẽ không tiêm mũi thứ hai, “không dám tiêm, không dám lấy sinh mệnh của mình để thử lần nữa. Tôi biết có một người tiêm vắc-xin, ngày hôm sau chóng mặt, phải luôn uống thuốc chóng mặt, sau đó lái xe không được nữa. Sau khi vào bệnh viện, ngày đầu tiên rất thanh tỉnh, ngày hôm sau thì… qua đời. Tất cả chỉ trong vòng nửa tháng”.
Khi được hỏi về việc sau khi tiêm vắc-xin có hối hận không, Trần Cương chia sẻ: “Có một phần hối hận“. Anh nói: “Người tiêm càng đông, các triệu chứng càng nhiều. Người xuất hiện vấn đề, họ không tìm được nơi cho họ giải thích hợp lý. Nếu nói từ bỏ gia đình nhỏ vì mọi người, tình huống bản thân giàu có thì không sao, còn giống như tôi đây phải chăm sóc cho 6, 7 người cả lớn cả nhỏ, tôi thật không dám tưởng tượng“.
Lý Hinh (tên hoá danh) gần cuối tháng Ba năm nay đã tiêm một mũi vắc-xin. Ngày 29/5, cô nói với Đại Kỷ Nguyên rằng sau khi tiêm thì tim cô xuất hiện vấn đề nghiêm trọng, đến giờ vẫn chưa có chuyển biến tốt.
Cô nói: “Ngày thứ tư, thứ năm sau khi tiêm vắc-xin, tim tôi không thoải mái. Tôi đến bệnh viện kiểm tra, làm điện tâm đồ 24 giờ, siêu âm màu Doppler và chụp cộng hưởng từ. Kết quả của mỗi lần kiểm tra gần như nhau. Bác sĩ kết luận tôi bị rối loạn nhịp tim và xơ hóa nhẹ. Đã gần hai tháng, hiện tại tôi làm việc một chút là mệt. Trước khi tiêm vắc-xin tôi không phát hiện bất kỳ vấn đề gì về tim cả.“
Lý Hinh nói, do hai tâm thất phình to, bác sĩ cho rằng tôi bị viêm cơ tim, sau này không thể hồi phục, khuyên tôi nên đặt máy trợ tim. Cô nói: “Bác sĩ nói rằng không thể khôi phục, tim đã tổn thương rồi. Chúng tôi cũng không biết sau này sẽ tiến triển như thế nào, bác sĩ cũng không nói cho chúng tôi tình huống cụ thể, rằng bệnh tim không thể trị được, phải đặt máy trợ tim. Đương nhiên bác sĩ cũng không thừa nhận điều này liên quan đến vắc-xin, hơn nữa bác sĩ cũng không khẳng định, họ cũng không thể khẳng định”.
Lý Hinh bày tỏ, cô thấy trên mạng có rất nhiều người có phản ứng đau tim, “giống như tình huống của tôi, tôi còn chưa phát hiện được. Còn quả tim tôi sẽ tiến triển về sau như thế nào, hiện tại tôi cũng không rõ. Bệnh tình thực sự đã được khống chế, nhưng cũng là nguy hại rất lớn đối với thân thể tôi”.
Sau khi tiêm vắc-xin, không ít người xuất hiện nhồi máu não và bệnh về tim. Có cư dân mạng cảm thán, tránh được nạn mới (Covid-19), nhưng không thoát được (phản ứng phụ) của vắc-xin.
Theo Hiểu Hoa, Dịch Như, Epoch Times
Xem thêm:
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…