Vắc-xin SinoVac của Trung Quốc được đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp thông qua đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, để được nhanh chóng mở rộng sử dụng trên toàn cầu. Tuy nhiên, tính an toàn của vắc-xin Trung Quốc luôn là dấu hỏi đối với nhiều người. Gần đây, trên Weibo Trung Quốc có không ít trường hợp sau khi tiêm vắc-xin xuất hiện tác dụng phụ. Epoch Times đã phỏng vấn 3 người dân xuất hiện phản ứng bất lợi sau khi tiêm vắc-xin.

shutterstock 1905639958
Vắc-xin ngừa virus corona mới của SinoVac Trung Quốc. (Ảnh: gungpri / Shutterstock).

Phần 1:

Một phụ nữ Đại Liên bị điếc tai phải sau khi tiêm vắc-xin SinoVac 

Cô Nghệ Hàm (hóa danh) sống tại quận Kim Châu thành phố Đại Liên, Trung Quốc, đã tiêm mũi đầu tiên ở Bệnh viện Trung Y ngoại trú hôm 6/5. Ngày 28/5, cô nói với Epoch Times rằng vào đêm thứ ba sau khi tiêm (9/5), tai phải của cô “vô cùng ồn, trong tai cảm giác như bị tắc”. Sáng ngày tiếp theo (10/5), tai phải của cô “hoàn toàn không nghe thấy gì“.

Cô lập tức đến Bệnh viện Nhân dân quận Kim Châu và Bệnh viện Trung ương Đại Liên để khám và được chẩn đoán là bị “điếc đột ngột”. Cô nói: “Sau khi hội chẩn chuyên môn, Bệnh viện Trung ương Đại Liên và Bệnh viện Kim Châu đều nói cùng một ý, nói bệnh này của tôi là ‘điếc đột ngột’, trong y học chưa có kết luận gì. Tôi thắc mắc ‘tôi tiêm vắc-xin, có phải do vắc-xin tạo thành không, bởi vì thân thể của tôi luôn khỏe mạnh’. Người đó nói ‘không có cách nào nói, không dễ nói ra điều này’. Sau đó tôi kiến nghị ở lại bệnh viện trị liệu, nhưng xác suất trị khỏi không cao, chỉ tầm 1/3″.

Cô Nghệ Hàm làm theo kiến nghị của bác sĩ về liệu trình trị liệu 10 ngày. Cô nói: “Hôm nay tôi đã nhập viện được một tuần, truyền dịch và thở oxy cao áp nhưng hiện tại tai phải của tôi vẫn hoàn toàn không nghe thấy gì. Sau khi nhập viện, bác sĩ bệnh viện đó đã chụp CT kiểm tra não của tôi, nói rằng tôi hoàn toàn không có vấn đề gì, đều bình thường, hiện tại có thể xuất viện. Chính là nói, việc tai tôi không nghe thấy gì và thân thể của tôi, hai cái đó không liên quan gì với nhau. Kia là bệnh ‘điếc đột ngột’ nhưng bác sĩ không dám nói là do vắc-xin tạo thành, không ai dám nói câu đó cả”.

Cô Nghệ Hàm nói rằng sau khi tai phải của cô bị điếc, cô muốn trình bày điều này với bộ phận liên quan, hy vọng nhận được giải thích hợp lý, rằng rốt cuộc nó có liên quan gì đến việc tiêm vắc-xin hay không. Kết quả cô đã vấp phải trở ngại ở khắp nơi.

Cô nói: “Điểm tiêm chủng nói rằng họ chỉ quản việc tiêm, còn tiêm xong xuất hiện vấn đề thì họ không quản. Họ đưa cho tôi số điện thoại của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đại Liên và CDC Kim Châu. Khi họ tiếp cuộc gọi của tôi, họ toàn nói ‘việc của chị không phải do chúng tôi quản’, cuối cùng họ đưa tôi số điện thoại của Bộ Y tế. Tôi gọi đến Bộ Y tế, người ta nói với tôi rằng ‘chị phải có giấy giám định của bệnh viện cấp cho, nói rằng vắc-xin trị virus corona chủng mới làm tai chị điếc’. Tôi hỏi ‘bệnh viện nào có thể cấp cho tôi giấy chẩn đoán này?'”.

“Hiện nay tôi hy vọng bộ ngành liên quan ghi lại tình huống này của tôi, đợi sau này có người xuất hiện vấn đề như tôi nhiều lên thì hãy giải thích cho họ, hoặc bảo họ phải làm như thế nào. Hiện tại tôi chưa nói là phải tìm họ để yêu cầu bảo vệ quyền lợi, nhưng những người đó đều không có phản ứng gì. Tôi gọi điện thoại cũng không biết nên đi đâu”.

Để có thể tìm thấy phương pháp trị liệu tốt hơn, cô Nghệ Hàm đăng lên Weibo tìm kiếm những người đã từng trải qua tình huống giống như mình. Kết quả cô gặp phải sự công kích của những người không quen biết. Cô nói: “Giống như tình huống của tôi đây, tôi muốn xem liệu có ai giống trường hợp của tôi không, xem xem làm thế nào có thể trị khỏi tốt hơn, giao lưu với nhau nên dùng thuốc nào. Bởi vì tuổi trẻ mà tai điếc, thì ảnh hưởng sau này thật sự rất lớn. Không ngờ rằng có rất nhiều người chụp mũ công kích tôi. Tôi chỉ là nói liệu trường hợp của tôi có quan hệ với vắc-xin hay không thôi mà”.

Cô Nghệ Hàm thực sự tìm thấy không ít người sau khi tiêm vắc-xin thì bị điếc. Cô nói: “Tôi vào một nhóm, hiện tại đã có 50 mấy người rồi,  họ toàn là sau khi tiêm vắc-xin xuất hiện vấn đề. Giống như tôi ‘điếc đột ngột’, còn có mấy người sau khi tiêm, thì ngày tiếp theo điếc hoàn toàn. Có người thì suy giảm thính lực, nhưng tình huống cũng rất nghiêm trọng”.

Cô nói rằng tính đến hiện tại, vì để điều trị tai điếc, cô đã tốn gần 6.000 NDT (khoảng 21,5 triệu đồng). Còn kết thúc liệu trình 10 ngày, cô đã tốn 10.000 NDT (gần 36 triệu đồng). Ngoài ra, việc điều trị còn ảnh hưởng đến làm việc, sinh hoạt. Cô nói: “Xuất viện xong tôi cũng không thể đi làm, bởi vì tôi cần tĩnh dưỡng. Hơn nữa tôi sống một mình trong phòng, chỉ mình tôi nói thì tôi có thể nghe rõ. Nhưng nếu nói ở phòng lớn có tạp âm, tôi hoàn toàn không nghe thấy”.

Đối với vấn đề tiêm vắc-xin, cô Nghệ Hàm cho rằng nó rất mẫn cảm. Cô nói: “Tôi cảm thấy tôi còn hoài nghi về vắc-xin, bởi vì trước khi tiêm vắc-xin, tôi rất khỏe mạnh và không có vấn đề gì cả. Quốc gia kêu gọi đều phải tiêm, hơn nữa hiện nay phải xuất ‘mã thông hành’, cho nên tôi mới hợp tác tiêm, không biết rằng tiêm xong lại xuất hiện tình huống này. Không có bất kỳ giải thích nào trong khi tiêm, không ai nói với bạn về các tác dụng phụ. Hiện tại, tôi cũng không có căn cứ chứng minh tình trạng của tôi là do vắc-xin tạo thành, tôi chỉ là hoài nghi về mối quan hệ này. Nếu được lựa chọn lại, tôi khẳng định sẽ không đi tiêm”.

Trước nghi ngờ của cô Nghệ Hàm về việc vắc-xin gây điếc, phóng viên đã gọi điện thoại nhiều lần cho CDC Đại Liên nhưng điện thoại tự động ngắt sau khi cuộc gọi được thực hiện.

Về vấn đề này, ngày 29/5, phóng viên đã phỏng vấn Bác sĩ Trịnh Nguyên Du thuộc Khoa nội, Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Cựu chiến binh Đài Loan. Ông nói: “Nếu bị ‘điếc đột ngột’, có khả năng là tác dụng phụ sau khi hệ thống miễn dịch được kích hoạt, có thể có quan hệ với vắc-xin”.

Không ít người xuất hiện tình huống bị điếc sau khi tiêm vắc-xin 

Trước hiện tượng sau khi tiêm vắc-xin rồi bị điếc, phóng viên đã tìm kiếm trên Weibo, phát hiện rằng có không ít người xuất hiện tình huống tương tự. Cư dân mạng có tên ‘Phiêu Oanh Uyển Hạ’ nói rằng cô ở trường học sau khi tiêm mũi thứ hai vắc-xin SinoVac thì xuất hiện hiện tượng tai điếc. Hiện tại cô đang “xử lý tranh chấp với trường học và Ủy ban Y tế“. Nội dung Weibo của cô đã bị chính quyền xoá, nhưng bạn có thể thấy được bản đăng lại của người khác.

id12987501 7 600x153 1
(Ảnh chụp màn hình Weibo)

Một bài đăng trên Weibo trước đó của cô viết rằng: “Có một nhóm phục hồi chứng ù tai, tất cả đều rơi vào tình trạng này. Tôi đã thực hiện một bảng câu hỏi thống kê cho 14 người, tất cả đều là do tiêm vắc-xin dẫn đến bị ‘điếc đột ngột’ và ù tai. Bình luận về thời gian phát bệnh sau 2,5 ngày, 40% không có bất cứ cải thiện nào, hơn một nửa số người tiêm nói rằng vắc-xin SinoVac có vấn đề. Bình luận về sự ổn định của tình huống trị liệu sau ngày thứ 3 thì hậu di chứng là tai ù hoặc tai điếc. 70% số người không có bất cứ khó chịu gì trong thân thể trước khi tiêm vắc-xin, không có bất cứ tiền sử bệnh lý gì“.

id12986735 1 600x126 1
(Ảnh chụp màn hình Weibo)

Hiện tượng thế này được phản ánh trên Weibo vẫn còn nhiều nữa:

1
(Ảnh chụp màn hình Weibo)
2
(Ảnh chụp màn hình Weibo)
3
(Ảnh chụp màn hình Weibo)
4
(Ảnh chụp màn hình Weibo)
5
(Ảnh chụp màn hình Weibo)
6
(Ảnh chụp màn hình Weibo)

Hiện tại về đối ngoại, mặc dù ĐCSTQ tuyên truyền nói về tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin Trung Quốc, nhưng đến lúc này, đặc biệt là tính hiệu quả chỉnh thể điều trị lâm sàng của vắc-xin SinoVac trong Giai đoạn 3 vẫn chưa được công bố, hơn nữa đã có nhiều trường hợp sau khi tiêm vắc-xin xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng.

Một số cư dân mạng nói rằng vắc-xin SinoVac đã thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn 3 quy mô lớn ở Brazil, Indonesia, Chile và Thổ Nhĩ Kỳ. Những phản ứng có hại được ghi lại rất nhiều, nhưng trong nước không được phép báo cáo và ngoài nước cũng không ai quan tâm.

Mời xem tiếp phần 2: Hiện tượng nhồi máu não và bệnh tim sau khi tiêm vắc-xin SinoVac

Theo Hiểu Hoa, Dịch Như, Epoch Times

Xem thêm: