Vào những năm 1970, một nhà khí tượng học người Mỹ tên là Lorentz (Lorenz, Edward Norton) đã diễn giải về hệ thống thời tiết rằng con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra cơn bão lớn ở Texas. Ông gọi hiện tượng này là “hiệu ứng cánh bướm”, có nghĩa là một sự việc vô cùng nhỏ tưởng như không đáng kể gì nhưng có thể gây những thay đổi lớn.
Tình trạng bùng phát và lây lan của dịch bệnh ‘viêm phổi ở Vũ Hán’ cũng phản ánh dạng “hiệu ứng cánh bướm” này: một bệnh dịch, kéo theo khủng hoảng kinh tế, gây bất ổn chính trị, người dân phẫn nộ… có thể làm sụp đổ chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và làm thay đổi lịch sử Trung Quốc.
Tình trạng lây lan nghiêm trọng dịch bệnh viêm phổi ở Vũ Hán do virus corona chủng mới (COVID-19) đã khiến nhiều thành phố ở tỉnh Hồ Bắc phải bị phong tỏa, kỳ nghỉ lễ mùa xuân của Trung Quốc phải kéo dài, các doanh nghiệp phải trì hoãn thời gian trở lại làm việc, mọi hoạt động như du lịch, ăn uống, giao thông và giải trí đều rơi vào tình trạng ngưng trệ. Nhiều nơi vì thế đã mất cân bằng giữa cung và cầu, làm vật giá leo thang.
Gần đây, truyền thông ĐCSTQ đã tuyên bố “chống dịch thành công”, hối thúc giới doanh nghiệp sớm trở lại công việc, trong khi doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào tình trạng tiến thoái đều khó: hoạt động trở lại thì thiếu nhân lực vì nhiều người chưa thể quay lại làm việc, khi tình hình dịch bệnh không kiểm soát được thì thiệt hại cả người cả của; không trở lại làm việc thì chìm vào khó khăn vì nhiều khoản chi phí vẫn phải chi trả trong lúc không có nguồn thu.
Tuyên truyền trấn an “chống dịch thành công” của truyền thông ĐCSTQ nhằm giải cứu nền kinh tế, để bảo vệ Chính phủ, đó là cách đánh đổi an toàn và nguy hiểm sinh mạng của hơn một tỷ người Trung Quốc.
Trong tình trạng dịch bệnh lây lan ngoài tầm kiểm soát, giới chức ĐCSTQ đã đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Gần đây, trong một bài báo của chuyên gia Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của ĐCSTQ cho biết, ‘viêm phổi Vũ Hán’ được chia thành năm giai đoạn. 104 trường hợp nhiễm bệnh trước ngày 31/12 năm ngoái là giai đoạn đầu tiên, trong đó 15 người thiệt mạng. Giai đoạn thứ hai là từ ngày đầu năm mới 1/1 đến ngày 11/1. Giai đoạn thứ ba từ ngày 12/1 đến ngày 20/1. Trong ba giai đoạn này, số người nhiễm bệnh vượt quá 6000 người. Giai đoạn thứ tư là từ 21/1 đến 31/1, đây là đợt bùng phát triệt để.
Qua bài viết mới này có thể suy đoán, sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh nhận thấy dịch bệnh ngoài tầm kiểm soát đã báo cáo cho Bắc Kinh. Điều này phù hợp với những gì ông Thị trưởng Chu Tiên Vượng của Vũ Hán đã tuyên bố.
Ông Chu Tiên Vượng đã trả lời Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) rằng ngay khi phát hiện tình hình dịch bệnh ông đã báo cáo cho trung ương, nhưng ông chỉ có thể công bố sau khi được cấp trên ủy quyền. Có thể tuyên bố này là sự thật, nhưng rõ ràng việc tuyên bố như vậy sau khi dịch bệnh bùng phát cũng là một cách đẩy trách nhiệm.
Nhưng trong toàn văn phát biểu của ông Tập Cận Bình công bố trên tạp chí Cầu Thị (Qiushi) đã đề cập đến ngay từ ngày 7/1 ông Tập đã có chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh.
Trên mạng internet có người lên án giới Viện sĩ của Ủy ban Y tế Trung Quốc đến Vũ Hán vào đầu tháng 12/2019, vì quan tâm hàng đầu của họ khi đến Vũ Hán không phải tìm cách phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, mà để giành kho dữ liệu về virus của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán mang về Bắc Kinh để viết công trình nghiên cứu.
Ngày 17/2 ông chủ nhiệm Cao Phúc (George F. Gao) của Trung tâm này đã “thông qua người trong giới truyền thông” tiết lộ trên truyền thông Hồng Kông rằng ngày 6/1, ông đã báo cáo với chính quyền trung ương và yêu cầu khởi động phản ứng khẩn cấp, nhưng trung ương không có hành động gì mà chỉ đề nghị “các biện pháp liên quan không nên ảnh hưởng đến không khí ngày lễ.”
Qua hành động của các bên cho thấy, hiện nay họ đang đẩy trách nhiệm cho nhau, không bên nào chịu nhận trách nhiệm. Nhưng bất kể thế nào, bên nào cũng có phần trách nhiệm, trong đó trách nhiệm hàng đầu là người có quyền lực cao nhất.
Một cựu quan chức tình báo của Mỹ đã nói với phóng viên của Yahoo News rằng kế hoạch “liên tục hoạt động” của giới lãnh đạo Trung Quốc, nghĩa là khả năng của chính phủ duy trì các chức năng cơ bản của nó trong cuộc khủng hoảng chưa có tiền lệ như chiến tranh hạt nhân hay thảm họa tự nhiên, đang được phía tình báo Mỹ đặt trọng tâm theo dõi. Ở Trung Quốc, điều này còn có thể liên quan đến việc các lãnh đạo cấp cao rời khỏi đất nước hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn, “giống như các hầm ngầm ngày tận thế của Hoa Kỳ,” cựu quan chức này cho biết. Ngoài ra, ông còn nói thêm: cộng đồng tình báo nhìn thấy một số dấu hiệu các quan chức Trung Quốc đang thực những kế hoạch dự phòng này, cho thấy mức độ tiềm năng về sự lo ngại của Bắc Kinh.
Ngày 14/2, cả gia đình 4 người của đạo diễn Thường Khải (Chang Kai) thuộc hãng phim Hồ Bắc đều đã chết vì viêm phổi do COVID-19. Thường Khải đã để lại di thư viết rằng cha của ông bị nhiễm COVID-19 nhưng không vào được bệnh viện vì bệnh viện quá tải, vì vậy cả gia đình bị nhiễm bệnh lây.
Ngày 15/12, nữ nhà văn nổi tiếng Phương Phương bị mắc kẹt ở Vũ Hán đã chia sẻ trên Weibo: “Những điều tồi tệ đã không ngừng diễn ra. Một nữ y tá không may bị cảm nhiễm vì không có bất cứ phương tiện bảo hộ nào. Trường hợp cảm nhiễm này đã liên lụy cả gia đình: cha mẹ và anh trai đều bị nhiễm bệnh, ngay hôm trước cha mẹ cô ấy qua đời thì hôm qua cô ấy cũng qua đời, còn lại người em trai đang phải cấp cứu. Vào buổi chiều, người bạn bác sĩ của tôi nói với tôi rằng em trai cô ấy cũng mới ra đi. Virus sẽ cướp đi sinh mạng của cả gia đình. Tôi rất buồn, thầm nghĩ, cướp đi sinh mạng của họ phải chăng chỉ là virus?”
Có bao nhiêu gia đình đã bị tan biến, bao nhiêu thi thể đã bị tiêu hủy? Làm sao công luận có thể biết được trong bối cảnh quản chế nghiêm ngặt và phong tỏa điên cuồng của chính quyền?
Chính quyền đã bất cẩn trong ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh, còn không ngừng dối trá để lừa bịp, viện cớ giữ ổn định để đàn áp, chặn mạng internet, những cách hành xử như vậy chỉ phản tác dụng. Sự bất mãn và giận dữ của công chúng ví như cái nồi áp suất trên lò lửa cháy rực, nếu áp lực bên trong cứ tiếp tục dồn nén thì cuối cùng sẽ nổ tung.
Dưới áp bức của ĐCSTQ, người dân Trung Quốc sống không có tự tin và nhân phẩm, không có tự do và nhân quyền. Có thể một ngày nào đó họ sẽ thức tỉnh, cảm thấy rằng chờ chết trong cảnh bị phong tỏa như vậy thì thà liều mạng đứng lên chiến đấu chống lại hòng tìm đường sống.
Từ hiệu ứng cánh bướm để nhìn vào tác động của ‘viêm phổi Vũ Hán’ đối với kinh tế, chính trị, lòng dân Trung Quốc cho thấy, dịch bệnh này có thể thúc đẩy hoặc đẩy nhanh sự tan rã của chế độ Cộng sản Trung Quốc. Vì toàn bộ quá trình gây dịch bệnh là do thảm họa nhân quyền mà ĐCSTQ gây ra bằng chính trị toàn trị không có tự do ngôn luận.
Bình Tâm (Theo KanZhongGuo)
Xem thêm:
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…