Ngày 12/1 vừa qua, mạng Minh Huệ của hội Pháp Luân Công đưa ra bản thông kê mới: năm 2016, chính quyền Trung Quốc kết án trái phép 1162 người tập Pháp Luân Công.
Theo số liệu hiển thị, tỉnh Liêu Ninh và Sơn Đông là hai tỉnh có số người tập Pháp Luân Công bị tuyên án nhiều nhất. Danh sách 10 khu vực tại Trung Quốc đại lục có người tập Pháp Luân Công bị tuyên án nghiêm trọng nhất gồm: Liêu Ninh 194 người, Sơn Đông 132 người, Hắc Long Giang 94 người, Cát Lâm 66 người, Tứ Xuyên 66 người, Giang Tô 65 người, Hà Nam 58 người, Quảng Đông 51 người, Bắc Kinh 48 người, Hà Bắc 47 người.
>> Xem thêm: Sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc
Mới đây, anh Đỗ Hải Bồng (Du Haipeng) tại Washington (Mỹ) đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Trung Quốc phải thả mẹ của anh ra. Mẹ của anh Đỗ Hải Bồng là bà Viên Hiểu Man (Yuan Xieoman) – người tập Pháp Luân Công ở Đại Liên bị tuyên án trái phép.
Ngày 23/12/2016, bà Viên Hiểu Man bị tuyên án tù 3 năm rưỡi, nộp phạt 5000 nhân dân tệ. Ngày 12/5/2016, bà Viên Hiểu Man kiện ông Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công nên đã bị cảnh sát Côn Minh bắt giữ.
Theo thống kê của mạng Minh Huệ: trong năm 2016 có ít nhất 167 người tập Pháp Luân Công vì kiện ông Giang Trạch Dân mà bị bức hại và tuyên án tù. Những tỉnh nghiêm trọng nhất trong tuyên án người tham gia kiện ông Giang Trạch Dân là: Liêu Ninh 47 người, Hà Nam 18 người, Hắc Long Giang 10 người, Thiên Tân 9 người, Cát Lâm 9 người, Giang Tây 9 người, Hồ Nam 8 người, Sơn Đông 8 người.
Từ tháng 5/2015 đến nay đã có hơn 200.000 người theo tập Pháp Luân Công và người thân của họ (bao gồm cả ở Trung Quốc Đại Lục và nước ngoài) tham gia kiện ông Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm sát Tối cao và Tòa án Tối cao Trung Quốc.
Tháng 3/2016, anh Cao Quế Trăn (Gao Guizhen), Trưởng phòng Quản lý trưng thu Cục Thuế vụ Nhà nước quận Duy Thành, đô thị Duy Phường tỉnh Sơn Đông, và anh Trương Mẫn (Zhangmin) là giáo viên tiểu học ở Hồ Bắc, vì tập Pháp Luân Công đã cùng bị xử tù 8 năm.
Ngày 15/10/2015, cả ba người tập Pháp Luân Công gồm Cao Quế Trăn, Trương Mẫn và Lý Tú Phần đều bị đội Quốc an Duy Phường bắt. Trong đó, chị Lý Tú Phần đã qua đời một tháng sau khi bị bắt giam. Tổ chức “610” đô thị Duy Phường đã ép người nhà cấp tốc cho hỏa thiêu nhằm che giấu tội ác.
Anh Cao Quế Trăn đã phải sống lang thang không nơi ở suốt thời gian dài 7 năm. Ngày 1/8/2009 anh bị cảnh sát bắt giam, trong trại giam anh bị cố định trên “giường tử thi” và tiêm thuốc gây đau đớn, đến ngày 31/8 khi tính mạng anh nguy kịch thì cảnh sát vội vàng cho thả người nhằm thoái thác trách nhiệm.
>> Xem thêm: Vén màn bí ẩn Phòng 610 – Tổ chức Gestapo của Trung Quốc
Tháng 11/2016, anh Chu Hướng Dương (Zhou Xiangyang), một người tập Pháp Luân Công ở Thiên Tân đã bị tòa xử tù 7 năm, người vợ Lý San San bị xử tù 6 năm.
Anh Chu Hướng Dương nằm trong số 60 kiến trúc sư hàng đầu Trung Quốc, vì tập Pháp Luân Công nên đã bị bắt tạm giam, bị kết án và đưa vào trại cưỡng bức lao động Song Khẩu – Thiên Tân (hiện đã đóng cửa) và nhà tù Tân Hải – Thiên Tân (trước đây là nhà tù Cảng Bắc), phải chịu cực hình tra tấn như điện giật, 30 ngày không cho ngủ, ép ăn…
Trước người đàn ông đang đối diện án tù nhưng chị Lý San San vẫn đề nghị nhà tù cho làm lễ kết hôn với người yêu. Năm 2009 hai người chính thức kết hôn.
Vì thường xuyên bị bức hại nên trong thời gian hơn 10 năm hai người chỉ có thời gian đoàn tụ cùng nhau khoảng 2 – 3 năm.
Ông Trương Tán Ninh (Zhang Zanning), giáo sư Luật nổi tiếng thuộc Đại học Đông Nam Trung Quốc cho biết, Điều 300 Hình pháp kết tội Pháp Luân Công là phi lý: “Tất cả cáo trạng đều cho rằng người theo Pháp Luân Công là vi phạm Khoản 1 Điều 300 Hình pháp, vì cho là phá hoại pháp luật, nhưng không thấy chỉ rõ phá hoại pháp luật ở đâu, vì vậy cáo buộc này trái với nguyên tắc pháp lý xác định tội phạm!”.
Ông Trương Tán Ninh nói: “Bạn phải chỉ rõ phá hoại pháp luật gì thì mới có thể thành lập tội trạng, vì thế tôi cho rằng việc định tội này hoang đường. Như vậy không khác gì người xử án cáo buộc bạn giết người nhưng người bị giết thì không thấy đâu”.
Luật sư Trương Tán Ninh cho rằng, những luật sư có trách nhiệm nghề nghiệp cần biết biện hộ vô tội cho Pháp Luân Công: “Tôi và luật sư đồng nghiệp của tôi đều như thế, chúng tôi luôn biện hộ vô tội cho Pháp Luân Công, những luật sư không làm thế là vô trách nhiệm đối với nghề nghiệp”.
Ông Dư Văn Sinh (Yu Wensheng), một luật sư tham gia trong vụ án Chu Hướng Dương và Lý San San cho biết: “Bức hại Pháp Luân Công từ 1999 đến nay có thể ví tương tự với phong trào bức hại chính trị trong Cách mạng Văn hóa, vì nó không quan tâm đến pháp luật, nó bắt nguồn từ mệnh lệnh bất hợp pháp của một người là cựu lãnh đạo (chỉ ông Giang Trạch Dân)”.
Theo Epoch Times
Xem thêm:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…