Hồng Kông: Nhiều nghi vấn về vụ xác thiếu nữ biểu tình 15 tuổi

Nữ sinh Hồng Kông Trần Ngạn Lâm 15 tuổi mất tích vào ngày 19/9, khi tìm được chỉ còn là một thi thể lõa thể nổi trên mặt nước. Trong lúc vẫn còn nhiều nghi vấn xung quanh cái chết của cô, thì thi thể của cô đã bị vội vàng đem hỏa táng và chôn cất vào sáng ngày 10/10. Cảnh sát phủ nhận Trần Ngạn Lâm Lâm từng bị đánh đập và bị xâm hại, tuy nhiên dư luận liên tiếp lên tiếng đặt ra nhiều nghi ngờ về vụ án này.

Thi thể nữ sinh 15 tuổi tên Trần Ngạn Lâm bị phát hiện nổi trên mặt biển trong tình trạng lõa thể, đã bị nhanh chóng hỏa táng và chôn cất, cảnh sát nói rằng nguyên nhân cái chết của cô không có gì khả nghi. Tuy nhiên cư dân mạng đã chỉ ra nhiều điểm nghi ngờ xung quanh việc này, cũng như nhiều vụ “tự sát” thời gian gần đây tại Hồng Kông. (Ảnh từ internet)

Theo Apple Daily, Trần Ngạn Lâm 15 tuổi, từng nhiều lần tham gia vào hoạt động phản đối Dự luật Dẫn độ. Nhiều thông báo cũng từng đưa tin, Trần Ngạn Lâm 15 tuổi, cao 1,53m, lần cuối cùng chia tay bạn bè là lúc 2:15 chiều ngày 19/9, 10 phút sau, cô nhắn tin cho bạn mình nói đang trở về nhà, “Đáng tiếc là đã đi 5 ngày nhưng chưa về đến nhà và mất tích từ đó.” Sau đó, có người nhặt được điện thoại, thẻ căn cước, thẻ học sinh của cô ở trong trường học thuộc khu vực Tseung Kwan O.

Đến ngày 22/9, phía cảnh sát Hồng Kông công bố, trong cùng ngày, trên mặt biển gần dãy Đỉnh quỷ ở khu vực Yau Tong nghi ngờ có người bị đuối nước, tàu cảnh sát đến hiện trường đã vớt được một thi thể nữ không rõ danh tính. Thông tin tại hiện trường cho thấy, thi thể cao khoảng 1,5m, tóc dài màu vàng, suy đoán khoảng 25 – 30 tuổi, cũng không phát hiện di thư.

Trong lúc dư luận liên tục đưa ra nhiều nghi vấn về cái chết của Trần Ngạn Lâm liên quan đến việc cô tham gia hoạt động phản đối Dự luật Dẫn độ, tờ Apple Daily tiếp tục cho hay, di thể của cô đã được hỏa táng và đưa đi chôn cất vào ngày 10/10, mẹ của Trần Ngạn Lâm và số ít người thân thích đã tổ chức tang lễ.

>>Hồng Kông: Xác thiếu nữ biểu tình 15 tuổi trôi trên biển

Trả lời của cảnh sát không thuyết phục

Về nguyên nhân cái chết của Ngạn Lâm, hôm 11/10, cảnh sát Hồng Kông đã tuyên bố trong cuộc họp báo rằng, báo cáo giải phẫu cho thấy không có thương tích bên ngoài và dấu hiệu bị xâm hại tình dục, đồng thời cũng phủ nhận những nghi ngờ về tình trạng tử vong của cô. Phía cảnh sát thậm chí còn phủ nhận Ngạn Lâm bị từng bị bắt giữ vì tham gia hoạt động phản đối Dự luật Dẫn độ. Họ còn nói, theo camera an ninh của nhà trường, Trần Ngạn Lâm đã bỏ lại các đồ vật theo người xong rồi mới đi về phía bờ biển.

Nhưng giải thích của cảnh sát không thể xóa hết nghi ngờ, dư luận liệt kê hàng loạt điểm đáng nghi, trong đó chủ yếu là vì sao cô gái lại “tự sát lõa thể”?

11 giờ sáng ngày 10/10, hơn 40 người đã tập trung tại Học viện thiết kế Hồng Kông (Hong Kong Design Institute), trường mà Trần Ngạn Lâm từng học, mục đích là để đòi lại công bằng cho cô. Họ thúc giục phía nhà trường giao hệ thống giám sát CCTV (Closed-Circuit Television) ra để điều ra rõ sự việc.

Một nam giáo viên của Học viện thiết kế Hồng Kông đã đến hiện trường và cho rằng vụ việc học sinh Trần Ngạn Lâm không thể kết thúc mà không có điểm khả nghi nào, bởi vì cảnh sát không hề có câu trả lời rõ ràng. Anh cũng cho rằng cái chết của cô có liên quan đến hoạt động phản đối Dự luật Dẫn độ, “nếu là tự sát, làm sao lại có thể lõa thể được?”

Tối hôm 11/10, một số hoạt động tưởng niệm đã được cử hành, có người còn lập bàn thờ trong khuôn viên trường, nhiều người xếp hàng thắp hương và đốt vàng mã, cũng có người đem hoa đến đặt, và thắp nến trắng trên mặt đất. Tối cùng ngày, tại khu vực Yau Tong cũng có nhiều người dân tập trung để tưởng niệm Ngạn Lâm.

Sự kiện Trần Ngạn Lâm cũng đúng thời điểm nữ sinh họ Ngô của trường Đại học Trung văn Hồng Kông tố cáo với nhà trường về việc bị cảnh sát Kwai Chung bạo lực tình dục khi bị tạm giam, nhiều người biểu tình khác cũng bị cảnh sát bạo lực tình dục và xâm hại tình dục. Các sự kiện liên tiếp xảy ra này đã khiến cho dư luận vô cùng tức giận.

>> Nữ sinh Hồng Kông kể chuyện ngược đãi tại sở cảnh sát Kwai Chung

Nghi án nhiều thi thể trôi trên biển

Từ khi phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ bùng nổ đến nay, số vụ án “tự sát” tại Hồng Kông cũng liên tục tăng cao. Có học giả thống kê hơn 100 vụ tự sát từ ngày 12/6 đến ngày 10/9, và đưa ra nhiều nghi ngờ.

Sau ngày 12/6, các vụ “tự sát” duy trì ở con số 10 người trong khoảng mỗi 10 ngày. Nhưng từ ngày 21 – 31/8, số vụ “tự sát” tăng lên 18 người.

Trong hơn 10 ngày từ ngày 1/9, số người “tự sát” tăng mạnh lên 49 người. Thời điểm này cũng là thời điểm vừa mới kết thúc sự kiện cảnh sát tấn công dã man người dân ở ga Prince Edward hôm 31/9, sau sự kiện này liên tiếp có tin đồn “cảnh sát đánh chết người”. Trong khi đó, không ít vụ án liên quan đến án mạng cũng có rất nhiều điểm đáng nghi, bao gồm cả vụ thi thể nhảy lầu nhưng không có vết máu, ngược lại có vết thương cũ, thi thể chết trôi hai tay bị buộc, v.v. Còn có nhiều trường hợp thi thể có trạng thái chết đáng sợ. Một người nữ lõa thể “nhảy lầu”, thi thể gẫy làm 2 đoạn từ phần eo.

Ngày 31/3, sau sự kiện tại ga Prince Edward, trên mặt sông từng xuất hiện nhiều thi thể khả nghi. Chiều ngày 8/10, trên mặt biển ở gần khu vực South Horizons, phát hiện một thi thể nữ mặc áo đen, giày đen. Thư ký Đảng Demosistō Hồng Kông Hoàng Chi Phong nghi ngờ nội tình vụ án này không đơn giản. Có nguồn tin chỉ ra, người chết là người biểu tình nữ bị cảnh sát bắt giữ ngày 1/10.

Sáng ngày 24/9, khu vực Riviera Gardens đối diện bờ biển từng phát hiện một thi thể nam nổi trên mặt nước. Cảnh sát “nhanh chóng” xác định danh tính người chết họ Quách, 28 tuổi. Hình ảnh cho thấy, thi thể mặc áo đen, quần đen, đi giày đen, trên người chảy ra nhiều máu loãng, phần mắt có vết thương, bị băng dính bịt miệng, cơ thể không có dấu hiệu phù nề giống như người bị đuối nước thông thường. Nhiều cư dân mạng đặt nghi vấn, cái gọi là “nhảy xuống biển tự sát” không đáng tin, và đã kêu gọi cúng tế tưởng niệm.

Nhân viên cứu hỏa: Khả năng lớn sau khi chết bị ném xác xuống biển

Về vụ việc thi thể nổi trên mặt biển ở khu vực South Horizons, gần đây một nhân sĩ trên tàu cứu hỏa đã đăng bài viết lên mạng xã hội chia sẻ từ góc độ chuyên ngành và chỉ ra nhiều điểm đáng nghi:

  1. Làm hàng chục năm trên tàu chữa cháy, các vụ thi thể nổi trên mặt nước được phát hiện gần đây bằng tổng số các vụ trong 10 năm qua.
  2. Thi thể vừa được phát hiện ở South Horizons nếu thực sự là thi thể bị đuối nước, thông thường sau 30 tiếng đồng hồ mới nổi lên mặt nước, do sau khi bị chết chìm, các vi khuẩn trong cơ thể sẽ lên men và tạo ra khí, khiến cho thi thể nổi lên mặt nước, và sau khi thi thể ngâm trong nước biển 30 tiếng cũng sẽ trương lên, khiến ngũ quan biến dạng. Tuy nhiên, thi thể nữ được phát hiện ở South Horizons được đồng nghiệp vớt lên nói rằng giống như mới chết, ngũ quan vẫn nguyên vẹn hoàn chỉnh, cũng tức là thi thể bị ngâm dưới nước chưa lâu, chỉ khoảng 4 – 5 tiếng đồng hồ, nhưng vi khuẩn trong cơ thể đã lên men, tạo ra nhiều khí do đó thi thể mới nổi lên trong khi chưa biến dạng.
  3. Trước đó, thủy cảnh (cảnh sát trên mặt nước) thông thường sẽ không làm công tác vớt thi thể. Một trong những nguyên nhân đó là đuôi tàu cứu hỏa đều có tấm phản, có thể thả xuống nước để vớt thi thể lên một cách nguyên vẹn và dễ dàng, trong khi tàu thủy cảnh không có trang bị này, chỉ có thể cúi người và dùng tay vớt, rất dễ khiến thi thể bị tản mát không nguyên vẹn, ảnh hưởng đến điều tra sau đó. Cho nên, thông thường đều do tàu cứu hỏa vớt thi thể. Tuy nhiên, gần đây thủy cảnh lại tranh giành làm việc này, khiến người khác rất khó hiểu.

Ngoài ra, tất cả nhân viên cứu hỏa, thủy cảnh rất ít khi ra ngoài biển vớt thi thể vào buổi tối, thông thường buổi tối, thuyền sẽ neo đậu ở căn cứ hải cảnh hoặc khu vực hải sự. Nhưng gần đây có đồng nghiệp nói, nhìn thấy thủy cảnh trong đêm dùng xe chở người đến căn cứ neo đậu tàu, sau đó đi ra ngoài biển. Trong lúc nhân viên chữa cháy không nhận được bất cứ cảnh báo yêu cầu vớt thi thể nào, thủy cảnh sao lại biết được có thi thể cần vớt?

Trí Đạt

Xem thêm:

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

14 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

33 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

39 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

49 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

53 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

54 phút ago