Nhà sáng lập Alibaba Jack Ma đã từ bỏ quyền kiểm soát Ant Group. Cuộc sống hưu trí của một người giàu có và từng có quyền lực như ông có thể giải thích số phận của các doanh nhân tư nhân dưới thời Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Khi tin tức được công bố, Jack Ma cũng tình cờ được chụp ảnh đang lặng lẽ xem đấm bốc và thưởng đồ ăn ở Thái Lan. Một số nhà phân tích tin rằng chỉ sau hơn 2 năm ngắn ngủi, Jack Ma đã rút khỏi ban giám đốc của Alibaba và từ bỏ quyền kiểm soát thực sự của Ant Group.
Thứ Bảy (7/1), Ant Group thông báo về việc điều chỉnh cơ cấu cổ đông cấp trên và giới thiệu 5 giám đốc độc lập.
Sự điều chỉnh cốt lõi là thay đổi quyền biểu quyết của cổ đông lớn, Jack Ma và 9 cổ đông lớn khác đã thống nhất thực hiện quyền biểu quyết của mình trong tương lai. Khi đó, họ sẽ không còn hành động thống nhất nữa, và chỉ thực hiện quyền biểu quyết của mình một cách độc lập.
Theo bản cáo bạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) năm 2020 của Ant, Jack Ma sở hữu 10% cổ phiếu Ant Financial và gián tiếp kiểm soát 53,46% cổ phần của Ant Group thông qua Công ty Hangzhou Yunbo (Vân Bạch Hàng Châu). Điều đó khiến ông trở thành người kiểm soát thực tế của tập đoàn này.
Trong lần điều chỉnh này, ngoài việc chấm dứt thỏa thuận phối hợp hành động của ban quản lý cấp cao của Công ty Hangzhou Yunbo (Vân Bạch Hàng Châu), 2 công ty Hangzhou Junhan (Quân Hãn Hàng Châu) và Hangzhou Junao (Quân Áo Hàng Châu) ban đầu do Hangzhou Yunbo (Vân Bạch Hàng Châu) kiểm soát sẽ được chia ra kiểm soát bởi Công ty Hangzhou Xingtao (Tinh Đào Hàng Châu) và Hangzhou Yunbo (Vân Bạch Hàng Châu).
Theo tính toán của Reuters, việc điều chỉnh sẽ làm giảm quyền biểu quyết của Jack Ma tại Ant Group xuống còn 6,2%. Nhưng nó không làm thay đổi lợi ích kinh tế của các cổ đông.
Hôm thứ Bảy (7/1), Reuters dẫn các báo cáo của truyền thông Thái Lan cho biết, Jack Ma đã xuất hiện ở Bangkok, Thái Lan. Jack Ma ăn tối tại nhà hàng Michelin ở Thái cùng ông Suphachai Chearavanont – Giám đốc điều hành của Tập đoàn Charoen Pokphand của Thái Lan. Tất cả các dịp đều là riêng tư, không công khai.
Jack Ma đã không xuất hiện trước công chúng kể từ cuối năm 2020, khi các cơ quan quản lý Trung Quốc đàn áp đế chế kinh doanh của ông. Trước đây người ta từng thấy ông ẩn danh tại Nhật Bản.
Liên quan đến việc Jack Ma từ bỏ quyền kiểm soát, ông Lý Hằng Thanh (Li Hengqing), nhà kinh tế học sống tại Mỹ, cho rằng không thể loại trừ 2 khả năng, một là yêu cầu từ Chính phủ Trung Quốc, nhằm giải tán quyền kiểm soát của Jack Ma, hai là mong muốn cá nhân của ông. Có thể Jack Ma không muốn tiếp tục kinh doanh trong tình hình kinh tế hiện tại của Trung Quốc.
Chính quyền ĐCSTQ đã đàn áp những ‘gã khổng lồ’ công nghệ và các giám đốc điều hành của họ hơn 2 năm qua, nhằm kìm hãm sự phát triển nhanh chóng của ngành Internet, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư toàn cầu.
Gần đây, ông Tập Cận Bình lại đổi giọng và nói rằng mình “luôn ủng hộ các doanh nghiệp tư nhân”, đồng thời cho phép Mỹ kiểm tra toàn bộ hồ sơ kiểm toán của các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ, nhằm làm giảm nguy cơ công ty Trung Quốc bị hủy niêm yết tại Mỹ. Trong nửa tháng qua, giá cổ phiếu của Alibaba và Tencent đã có dấu hiệu phục hồi.
“Hiện giờ, những doanh nhân như Jack Ma thực sự đã có nhiều suy nghĩ khác. Họ không còn tin vào những lời quỷ quyệt của ĐCSTQ nữa. Vì trên thực tế, trong 40 năm cải cách và mở cửa, ĐCSTQ đã nhiều lần thay đổi thái độ. Hễ tình hình bất lợi cho ĐCSTQ, họ sẽ bắt đầu ưu ái những doanh nghiệp tư nhân. Nhưng ngay khi tình hình kinh tế ổn định, họ sẽ quay lại và bắt đầu cướp tài sản của họ.”
Ông Lý Hằng Thanh tin rằng: “Trên thực tế, nhiều doanh nhân tư nhân hiện đã hoàn toàn nản chí, họ không còn lạc quan về nền kinh tế Trung Quốc nữa.”
Ngày 8/1, Nhà kinh tế học của Mỹ, ông Davy Jun Huang nói với Epoch Times rằng kỳ thực, kết cục của Jack Ma đã được định đoạt vào năm 2013. Không phải vì những lời chỉ trích trước sự giám sát tài chính của ĐCSTQ và các vấn đề khác, “sự chỉ trích chỉ đẩy nhanh kết cục và mức độ bi kịch của ông ấy”.
Ông phân tích rằng kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2013, ông Tập Cận Bình đã tăng cường sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với các lĩnh vực kinh tế và xã hội.
“Ông ấy (Tập Cận Bình) tin rằng phần lớn các doanh nghiệp tư nhân ngày càng lớn mạnh này là nhờ sự thông đồng giữa Chính phủ và doanh nhân. Mặt khác, cũng nhờ đảng và nhà nước đã tạo cho doanh nhân một sân chơi và sự hỗ trợ, nên họ mới có thể phát triển và lớn mạnh, nên kỳ thực tài sản của họ thuộc về đảng và nhà nước, chứ không phải cá nhân. Do đó, kết cục của ông ấy (Jack Ma) là điều chắc chắn.”
Theo phân tích của “CredereMedia“, Jack Ma từ bỏ quyền kiểm soát Ant Group rõ ràng là để bước sang một cuộc sống khác, để ông ấy có thể đi du lịch khắp thế giới trong những năm gần đây, và đến Tokyo để tận hưởng thời gian nghỉ hưu của mình vào năm ngoái.
Cách ĐCSTQ đối xử với các doanh nghiệp nước ngoài cũng không ngoại lệ. Apple sản xuất iPhone tại Trung Quốc, rất nhiều nhà cung cấp được Apple đào tạo ra cũng thành nhà cung cấp của các hãng điện thoại Trung Quốc khác, và trở thành đối thủ cạnh tranh của Apple.
Microsoft lại rất thê thảm, tập đoàn này mở văn phòng tại Trung Quốc vào năm 1992, nhưng trong nghiệp vụ về đám mây gần như không có tiến triển. Microsoft đã tuyên bố đóng cửa Linkedln tại Trung Quốc, lý do được đưa ra là kinh doanh tại Trung Quốc quá khó.
Hãng xe điện Tesla tại Trung Quốc có thể chiếm được một thị phần nhất định, nhưng sẽ không phải là địa vị chủ đạo đi đầu. Gần đây, truyền thông nhà nước của ĐCSTQ cũng thường xuyên đưa tin về trục trặc kỹ thuật của Tesla.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…