Lừa đảo đa cấp tại Trung Quốc giống như ôn dịch, đâu là nguyên nhân?

Mấy năm gần đây tại Trung Quốc Đại Lục, nhiều vụ tử vong liên quan tới kinh doanh đa cấp liên tục xảy ra, sự lộng hành lừa đảo đa cấp dần dần thu hút được sự chú ý của xã hội Trung Quốc. Một số học giả, chuyên gia nước ngoài đã tìm hiểu phân tích nguyên nhân nhiều vụ lừa đảo đang lan rộng tại quốc gia này.

(Ảnh minh họa: Jonathan Stewart/ common wikimedia)

Ngày 18/9, truyền thông Trung Quốc tiếp tục đưa tin về việc một sinh viên Quý Châu bị rơi từ trên lầu xuống vào lúc 6 giờ sáng ngày 20/8, bị gãy xương và đã được người thân đưa đi cấp cứu. Sau khi nữ sinh viên này tỉnh lại đã nói với bác sĩ, mình bị lôi kéo vào trong một tổ chức đa cấp, nên bị người khác khống chế. Khi chạy trốn do không cẩn thận nên bị ngã từ tầng 6 xuống.

Lý Văn Tinh, xuất thân từ gia đình nông dân ở tỉnh Sơn Đông, là sinh viên đã tốt nghiệp đại học và đến làm việc tại một công ty phần mềm ở Thiên Tân rồi bị lừa vào mạng lưới đa cấp. Tháng tháng Bảy vừa qua, thanh niên này được phát hiện chết do đuối nước, việc này đã thu hút được sự chú ý rộng rãi của dư luận.

Những vụ lừa đảo như thế này cũng trở thành đề tài được thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội Weibo. Có người than thở, không biết có hàng bao nhiêu người đã bị hại bởi hình thức lừa đảo đa cấp này.

Bình luận viên thời sự Kiệt Sâm cho biết, hình thức kinh doanh đa cấp vô cùng rộng, ước tính có tới hơn 1000 tổ chức bán hàng đa cấp có quy mô lớn, dường như nó nhắm vào tất cả các tầng lớp trong xã hội, mỗi lớp người đều có một hình thức kinh doanh đa cấp, dù là internet, tài chính hay là phương thức khác.

Ví như, Trung Quốc đưa ra Internet Plus (Internet +), mọi người đều phát triển Internet +, kinh doanh đa cấp liền dùng phương thức “Internet +” để xuất hiện; Trung Quốc đưa ra “Luật từ thiện”, “thiện tâm hối”, “người người công ích” công ty đa cấp tương ứng cũng theo đó mà xuất hiện.

Cùng với việc các vụ lừa đảo đa cấp dần dần được phơi bày, ngày 10/8, một bản tin trên truyền thông của chính quyền Trung Quốc lần đầu tiên đưa tin, quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đứng sau tổ chức lấy tên tổ chức kinh doanh đa cấp “Bách Xuyên Tệ”. Bách Xuyên Tệ là tổ chức đa cấp có tính toàn quốc ngụy trang thành phù hợp với đề án lớn trong chiến lược quốc gia “Internet +”.

Về vấn đề các vụ lừa đảo đa cấp hoành hành nhiều năm tại Đại Lục, ông Hoàng Kim Thu, người có nhiều năm làm trong giới truyền thông nhận định rằng, đa số người dân tại Trung Quốc Đại Lục đã trưởng thành dưới nền giáo dục tẩy não của ĐCSTQ, thiếu khả năng phân biệt thị phi, thiếu khả năng suy nghĩ độc lập. Khi những công ty tài chính này, những công ty lừa đảo tìm đến một số quan chức, những người có tên tuổi đứng ra, thì người dân cho là việc này được chính quyền ủng hộ, những người có tên tuổi địa vị cũng tham gia, thế là họ cũng nghe theo một cách mù quáng mà không cân nhắc rằng những quan chức, những người có danh tiếng đó cũng làm vì có lợi ích của họ ở trong đó.

Bình luận viên thời sự Đường Tĩnh Viễn cho rằng, các tổ chức đa cấp tại Đại Lục thường cấu kết với thế lực trong chính quyền địa phương, thậm chí rất nhiều tổ chức đa cấp khi mới bắt đầu đã có cơ quan của chính quyền địa phương và bộ máy tuyên truyền đứng đằng sau để lừa gạt lòng tin của người dân. Chính quyền địa phương vì thành tích mà thường mắt nhắm mắt mở đối với các tổ chức đa cấp này. Đây là nguyên nhân chính khiến cho kinh doanh đa cấp tại Đại Lục không thể trừ tận gốc được.

Ông Kiệt Sâm cho rằng, những thứ bề mặt tinh thần của toàn bộ xã hội đã bị ĐCSTQ làm mất hết, điều duy nhất còn giữ lại chính là nhu cầu về vật chất, nó khiến người ta cho rằng nhanh chóng cầm được tiền trong tay chính là cơ hội, chứ không phải là vấn đề đạo đức với không đạo đức. Rất nhiều người muốn nhanh chóng trở nên giàu có, thêm nữa là sự bỏ mặc của chính quyền, khó khăn trong tìm kiếm việc làm, những trò lừa gạt khác nữa, tất cả những sự việc này hòa vào xã hội, sinh ra hiện tượng xã hội vô cùng phức tạp giống như ung thư. ĐCSTQ làm ra văn hóa đảng, nó không có bất cứ tín ngưỡng nào mà nó chính là thứ văn hóa coi trọng kim tiền, cuối cùng tạo ra mảnh đất đa cấp màu mỡ dựa vào lừa gạt để kiếm tiền.

Ngày 19/9, BBC tiếng Trung đưa tin, ông Hà Việt, giám đốc điều hành Công ty tư vấn  quản lý rủi ro Kroll (Trung Quốc) nói lừa đảo đa cấp nghiêm trọng giống như ôn dịch.

Ông còn nói, sự khác biệt lớn nhất giữa các vụ án lừa đảo điển hình xảy ra ở Trung Quốc so với ở các nước phương Tây, đó là người bị hại tương đối đơn giản, họ thường đem tất cả tài sản đổ vào vụ lừa đảo này, vay tiền của người đi vay, bán nhà của người bán, đều là tham lam muốn có được món lợi lớn.

Chuyên gia Mỹ về vấn đề kinh tế chính trị Trung Quốc công tác tại Đại học Đại học California, ông Victor Shih trả lời phỏng vấn của BBC và cho biết, những vụ lừa đảo đa cấp này đang không ngừng lan ra là do có rất nhiều nhân tố, trong đó nhân tố chủ yếu nhất là sự quản lý giám sát đối với ngành tài chính của chính quyền địa phương ngày càng nới lỏng, khiến cho lừa đảo đa cấp liên lục lan ra khắp Trung Quốc.

Quân nhân nghỉ hưu ở tỉnh Hà Nam tên Guo Bojin cho biết, hai năm trước vì đầu tư vào sản phẩm tài chính mà bị mất 800.000 nhân dân tệ (khoảng 2,8 tỷ vnđ). Hiện nay những người đầu tư xuống đường biểu tình ngày càng nhiều, chính quyền mới bắt đầu có biện pháp giám sát quản lý. Ông vẫn đang đợi số tiền được cam kết là sẽ trả lại cho ông.

Trí Đạt

Xem thêm:

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

10 giờ ago