Có lẽ ít người Việt Nam và Trung Quốc Đại Lục có thể tin được rằng khi đi du lịch Đài Loan, điều chấn động nhất là có thể xem phạm nhân biểu diễn trong tù.

Một màn biểu diễn trống của các phạm nhân trong nhà giam của Đài Loan.
Màn biểu diễn trống của các phạm nhân trong nhà giam tại Đài Loan.

Theo lời kể của một du khách Đại Lục đến tham quan một nhà tù ở Đài Loan và sau đó đăng tải bài viết “Nhật ký du lịch Đài Loan” lên mạng xã hội, so với những bức tường cao và kín, lối vào có lính canh cầm súng, không cho người nào lảng vảng tới gần tại các nhà giam ở Đại Lục thì nhà giam tại Đài Loan hoàn toàn khác biệt, ở đây có thể không cần kiểm tra mà trực tiếp ra vào. Sau khi vào đến sân nhà giam, du khách còn có thể thoải mái chụp ảnh và làm các việc khác, không có người đến can thiệp, cũng không có cảnh sát mặc quân phục. Được trưởng cai ngục tên Điển dẫn đường, tác giả bài viết đã vào khu giam giữ, và được thưởng thức hai màn biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. “Nếu so với xem video trên mạng thì biểu diễn này làm người ta cảm thấy kinh ngạc“, tác giả viết.

Buổi tập dợt của đoàn nghệ thuật trong trại giam tại Đài Loan.
Buổi tập dợt của đoàn nghệ thuật trong trại giam tại Đài Loan.

Một số phạm nhân từng có cơ hội tiếp xúc với âm nhạc và nghệ thuật nên có thể biểu diễn chuyên nghiệp. Có người sau khi ra khỏi nhà giam còn chính thức tham gia vào các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, không chỉ có thể tự lực cánh sinh mà còn được bồi dưỡng thêm về kỹ thuật và phát triển tài năng. Bằng cách làm này, phạm nhân sau khi ‘cải tà quy chính’ còn có thể hiểu được ý nghĩa của sinh mệnh và vẻ đẹp của cuộc sống.

Một phạm nhân trong nhà tù tại Đài Loan đang trang trí bình gốm.
Một phạm nhân trong nhà tù tại Đài Loan đang trang trí bình gốm.

Một số nhà tù Đài Loan không những đóng vai trò là một ngôi trường nghệ thuật mà còn trở thành nơi kế thừa nghệ thuật truyền thống đang đối mặt với nguy cơ thất truyền. Các phạm nhân được học hơn 10 nghề thủ công mỹ nghệ như làm hoa đăng, làm mỳ soba, hàng mây tre đan, điêu khắc trên hồ lô, .v.v. Đồng thời họ còn được học các môn nghệ thuật như đồ gốm, hội họa, âm nhạc…

Ngoài ra, trong các trại giam tại Đài Loan, phạm nhân còn được học các loại ngành nghề khác nhau và thật sự có thể kiếm được tiền từ chúng.
Ngoài ra, trong các trại giam tại Đài Loan, phạm nhân còn được học các loại ngành nghề khác nhau và thật sự có thể kiếm được tiền từ chúng.

Theo nhận định của tác giả bài viết, phải nói rằng sự văn minh trong các nhà tù tại Đài Loan là điều mà các nhà tù tại Trung Quốc Đại Lục không cách nào theo kịp. Có lẽ có người nói, chỉ có nghệ thuật thôi thì có tác dụng gì, tất cả phạm nhân cũng không thể người nào cũng làm nghệ thuật được, dù họ có biểu diễn tốt thì có thể kiếm cơm không? Tại các nhà tù ở Đài Loan, nếu những người chịu hình phạt (cách xưng hô của người Đài Loàn với phạm nhân) biết biểu diễn thì thật sự có thể kiếm được tiền. Dưới sự dẫn dắt bồi dưỡng của những người đi trước, trình độ của họ sẽ nâng lên hàng ngày, thậm chí có thể sánh ngang với những đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp ngoài xã hội. Chỉ cần họ được mời biểu diễn là có thể kiếm được ít nhất 50 ngàn Đài tệ (khoảng 37 triệu vnđ) cho mỗi chương trình.

Buổi tập dợt của đoàn nghệ thuật trong trại giam tại Đài Loan.
Buổi tập dợt của đoàn nghệ thuật trong trại giam tại Đài Loan.

Trên thực tế, “biểu diễn” chỉ là một trong những cách phạm nhân trong nhà tù tại Đài Loan nhận thù lao. Chỉ cần họ tham gia vào lao động, phía nhà tù đều sẽ trả họ tiền lương, nhiều thì mỗi tháng có thể nhận được trên 20 ngàn Đài tệ (khoảng 15 triệu vnđ). “Phạm nhân trong nhà tù không những không cần người nhà cho tiền mà ngược lại họ còn gửi tiền về nhà.” “Nhiều người nhà của phạm nhân nếu bỗng nhiên cảm thấy tiền người trong tù gửi về ít quá thì họ có thể viết thư hỏi nhà tù. Điều này so với nhà tù ở Đại Lục thì có thể nói là hoàn toàn tương phản.”

Bài viết có đề cập đến một người chủ doanh nghiệp từng ngồi tù tại Đại Lục được truyền thông nước ngoài phỏng vấn đã nói: “Nước Mỹ và các nước khác trên thế giới đừng nhập khẩu hoa nhựa từ Trung Quốc Đại Lục, bởi đằng sau những bông hoa giả xinh đẹp đó là máu, mồ hôi, là mạng sống của những người ngày đêm không ngủ, họ bị tra tấn, bị chích điện”. Từ lời tố cáo của những người từng ngồi tù hoặc bị nhốt trong các trại lao động tại Trung Quốc Đại Lục, không khó để có thể tưởng tượng, những phạm nhân này rốt cuộc đã bị đối xử và bị giày vò phi nhân tính như thế nào.

NHA TU TRUNG QUOC VA DAI LOAN

Đằng sau vẻ ngoài gọn gàng, không những tường cao lưới sắt mà còn được canh gác chặt chẽ và không bao giờ dám mở cửa lớn của các nhà tù tại Trung Quốc Đại Lục, có thể đang ẩn giấu những tội ác không muốn cho người khác biết, những thủ đoạn dơ bẩn mà chỉ cần mở cửa cho người khác vào tham quan cái không khí u ám bên trong đó cũng đủ để hiểu rõ.

Ngoài ra còn có một sự khác biệt đáng ngạc nhiên ít ai ngờ đến, đó là vào tháng 4/2004, nhà tù Chương Hóa tại Đài Loan tổ chức lớp học Pháp Luân Công kỳ thứ 8 kéo dài 25 ngày cho các phạm nhân. Trong 25 ngày này, đơn vị tổ chức, phạm nhân và người hướng dẫn Pháp Luân Công cùng nhau đọc quyển sách Chuyển Pháp Luân và tập 5 bài khí công của Pháp Luân Công. Lớp học đã duy trì đến kỳ thứ 8, ngoài ra, còn phổ biến tại các nhà tù khác ở Đài Loan, điều này cho thấy nó ít nhiều đã có thể giúp sức khỏe và tinh thần của phạm nhân được cải thiện tích cực.

Lớp học Pháp Luân Công được tổ chức cho các phạm nhân trong trại giam Ludao năm 2005. (Ảnh: minghui.org)
Lớp học Pháp Luân Công được tổ chức cho các phạm nhân trong trại giam Ludao năm 2005. (Ảnh: minghui.org)

Người tập Pháp Luân Công được mời đến nhà tù Chương Hóa để trợ giúp công việc giáo dục và cảm hóa người chịu hình phạt. Phía nhà tù ngoài cảm kích sự giúp đỡ vô tư của những người tập Pháp Luân Công còn khen ngợi họ đã khởi tác dụng chính diện trong công việc giáo hóa phạm nhân. So với những lời mời, lời khen ngợi này của nhà tù ở Đài Loan thì 18 năm qua trong các nhà tù tại Trung Quốc Đại Lục, người tập Pháp Luân Công lại phải chịu giày vò của cực hình và ngược đãi. Thậm chí nhiều người đã bị nhục hình đến chết, thậm chí họ còn bị mổ sống lấy nội tạng

Lớp học Pháp Luân Công được tổ chức cho các phạm nhân trong trại giam Ludao năm 2005. (Ảnh: minghui.org)
Lớp học Pháp Luân Công được tổ chức cho các phạm nhân trong trại giam Ludao năm 2005. (Ảnh: minghui.org)

Từ phép so sánh giữa hai bờ eo biển có thể thấy được sự văn minh trong các nhà tù tại Đài Loan, đó là từ góc độ thiện để giáo hóa người đã từng làm việc xấu, từ đó giúp họ hướng thiện. Dù là người quản lý hay người bị quản lý, đều có thể cảm nhận được sức mạnh của thiện và hy vọng của sinh mệnh. Trái ngược với các nhà tù tại Trung Quốc Đại Lục, nơi ẩn giấu rất nhiều tội ác, nơi những người cai ngục, quản lý dùng những cách tà ác và vô nhân đạo để bức hại những tù nhân lương tâm là người tập Pháp Luân Công, người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, v.v…, những con người bất hạnh và lương thiện dám sống vì đức tin tín ngưỡng của mình.

Những điều thể hiện ra trong nhà tù giữa hai bờ eo biển không chỉ là sự khác biệt về quản lý và nhân sự, mà quan trọng hơn đó là sự tôn trọng và giáo hóa đối với mỗi sinh mệnh. Có thể nói đây là sự so sánh giữa văn minh và tội ác, cũng chính là sự đọ sức giữa chế độ dân chủ và chuyên chế.

Trí Đạt

Xem thêm: