Sau sự gia tăng mạnh mẽ các loại bệnh ung thư trong giới trẻ ở Trung Quốc Đại Lục và số lượng “sinh viên đại học bệnh tật đầy mình” ngày càng tăng, có thông tin cho rằng lứa thanh niên đầu tiên sinh vào những năm 1990 có nguy cơ bị “đột quỵ” cao, gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi trong cộng đồng mạng.
Tình trạng sức khỏe của thanh niên ở Trung Quốc rất đáng lo ngại. Theo báo cáo toàn diện từ Yicai.com và National Business Daily, 29/10 là Ngày Đột quỵ Thế giới lần thứ 18. Hiện tại, người dân Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng nghiêm trọng về tỷ lệ đột quỵ và gánh nặng điều trị.
Đột quỵ là bệnh khởi phát cấp tính, tiến triển nhanh, có tỷ lệ tử vong và tàn tật cao. Hiện nay, lứa “hậu 1990” đầu tiên đã trở thành nhóm có nguy cơ đột quỵ cao. Công tác nhận dạng bệnh và can thiệp hữu quan hiện rất cấp bách.
Theo dữ liệu dịch tễ học về mạch máu não, nguy cơ đột quỵ trong đời trên toàn cầu đối với những người trên 25 tuổi là 24,9%. Trong khi ở Trung Quốc, con số này là gần 40%, tức là 40% số người có nguy cơ bị đột quỵ từ tuổi 25.
Theo dữ liệu từ Ủy ban Kỹ thuật Kiểm soát và Phòng ngừa Đột quỵ của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ mắc đột quỵ ở người dân trên 40 tuổi ở Trung Quốc vào năm 2020 là 2,61%, tỷ lệ phát bệnh là 505,23/100.000 người, và tỷ lệ tử vong là 343,4/100.000 người.
Dựa trên tính toán này, vào năm 2020, ở Trung Quốc sẽ có khoảng 17,8 triệu bệnh nhân đột quỵ trên 40 tuổi. Nhưng trên thực tế, con số này đang tăng lên hàng năm.
Đột quỵ là bệnh mạch máu não cấp tính phổ biến. Đây là bệnh do mạch máu não bị vỡ và chảy máu đột ngột, hoặc do thiếu máu cục bộ và thiếu oxy trong mô não, do tắc nghẽn hoặc hẹp nghiêm trọng mạch máu não, gồm đột quỵ xuất huyết và đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Trên thực tế, vào năm ngoái, lứa đầu tiên “hậu 90” đã trở thành nhóm có nguy cơ đột quỵ cao.
Ngày 31/5/2022, Economic Daily đưa tin, 25/5 hàng năm là Ngày Phòng chống Đột quỵ Thế giới. Đột quỵ hay còn gọi là chứng đột quỵ não là kẻ giết người số một đang tàn phá Trung Quốc, cứ 16 giây lại có một người Trung Quốc tử vong vì đột quỵ.
So với các nước khác, nguy cơ đột quỵ ở người Trung Quốc rất cao. Những năm gần đây tỷ lệ mắc đột quỵ tăng mạnh, độ tuổi mắc bệnh còn có xu hướng trẻ hóa.
Ông Ngô Tấn, chuyên gia tại Trung tâm Đột quỵ cấp cao thuộc Ủy ban Phòng chống Bệnh não của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, cho biết việc xuất hiện đột quỵ ở người trẻ tuổi có liên quan chặt chẽ đến lối sống của họ. Ông cho biết bệnh nhân đột quỵ trẻ nhất mà ông gặp tại phòng khám chỉ mới 28 tuổi, một thanh niên nặng hơn 100kg.
Trong ấn tượng của mọi người, đột quỵ thường là căn bệnh của người già, nhưng trên thực tế người trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Đột quỵ đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, nguy cơ đột quỵ ở người trẻ ngày càng gia tăng.
Tài khoản weibo “Quách Bối lặc ngang bướng” nói thẳng rằng: “Nếu bạn sinh vào những năm 1990 và 30 tuổi mới có chút thành tựu, thì bạn thuộc nhóm có nguy cơ đột quỵ cao. Trách ai được đây? Vừa phải làm thêm giờ để ăn uống tiếp khách, vừa ngồi lâu, thức khuya, vừa ăn uống thất thường, mới chỉ lo đủ cơm no áo ấm. Lẽ nào họ không muốn khỏe mạnh sao? Ngay cả việc sinh tồn còn không lo được, thì nói gì đến cuộc sống.”
Cư dân mạng Đại lục lần lượt để lại bình luận: “Thực sự mọi người nên hiểu cường độ làm việc của thế hệ sau 90 là như thế nào. Nhiều trường hợp đột quỵ của thế hệ sau 90 đã xảy ra tại nơi làm việc. Vậy chúng ta nên suy nghĩ và thay đổi điều gì.”
“Xã hội quá bận rộn, áp lực công việc và áp lực gia đình đến cùng một lúc, nên việc giữ được một cơ thể khỏe mạnh thật khó khăn”.
Một số cư dân mạng đặt câu hỏi: “Nói thẳng ra là lỗi của nghèo đói. Ban ngày bán mạng làm việc, không có thời gian giải trí, nên chỉ có thể tranh thủ nghỉ ngơi.”
“Chế độ công việc 996 (làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày/tuần; tức là 72h/tuần, 12h/ngày), và chế độ công việc 007 (làm việc từ 0 giờ sáng đến 0 giờ đêm, 24h/ngày, 7 ngày/tuần). Đột quỵ cũng là do chúng gây ra phải không?”
“Đang ở thời kỳ sung mãn, sao chuyện này có thể xảy ra?”
“Ngoài đột quỵ, còn có những bệnh khác nữa chứ?”
Một số cư dân mạng phàn nàn: “Thế hệ sinh ra vào những năm 1980 là những đứa trẻ bị bỏ rơi của thời đại, là nguyên nhân chính dẫn đến đột tử, phải làm đến già ở nơi làm việc!”
“Bạn chưa đề cập đến áp lực công việc và nghỉ hưu. Bạn sống trong hũ mật à?”
“Sao lại đột quỵ nhiều như vậy? Tôi chỉ có thể nói là do bệnh ‘nghèo’. Giới trẻ bây giờ có nhiều tiền không?”
“Họ ăn quá nhiều thực phẩm biến đổi gen.”
“An toàn thực phẩm ngày càng tệ, tuổi nghỉ hưu ngày càng kéo dài!”
“Chúng tôi, những người sinh ra vào những năm 80, 90, là những kẻ bị bỏ rơi!”
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…