Nhiều người hay nói “đầu tư cho con cái học”. Nhưng thật sự tôi không thích từ “đầu tư” vì nó có cái gì đó không hợp lắm với giáo dục và nhất là những gì cha mẹ có thể làm cho con.
Con cái có phải là công cụ của bố mẹ không?
Chính vì thế tôi rất dị ứng với chuyện cha mẹ đầu tư cho con cái học hành để mong sau con cái báo hiếu, kiếm tiền mang về cho bố mẹ.
Ở Việt Nam, không hiếm các gia đình bố mẹ công khai nói với con chuyện nuôi cho con ăn học để sau này kiếm tiền trả lại bố mẹ gấp mấy lần rồi thì báo hiếu bằng nhà, bằng xe.
Tâm lý này dễ dẫn đến bi kịch là khi con cái thất bại không có chức vị, không kiếm được (nhiều) tiền hoặc không cho bố mẹ tiền thì bị bố mẹ chê bai, phê phán. Nhẹ hơn, bố mẹ cũng buồn khổ, tủi thân, rầu rĩ về chuyện ấy.
Ở thái cực khác con cái bất chấp mọi thứ pháp luật, liêm sỉ, tính mạng, danh dự để kiềm tiền, để được chấp nhận là con ngoan, có hiếu, đem lại danh dự cho gia đình.
Mỗi lần ngồi đâu đó nghe các bậc phụ huynh có tuổi ca thán con mình không kiếm được tiền, không báo được hiếu bằng vật chất, tôi lại cảm thấy ngao ngán vô cùng.
Rồi phụ huynh khi tụ tập hàng xóm, láng giềng, bạn bè lại hay đem chuyện con cho mình bao tiền ra khoe rồi so bì, tự gây áp lực lên nhau.
Kết cục là gia đình sống trong bầu không khí nặng nề, ngột ngạt, thiếu sự đồng cảm lớn, sâu sắc về tinh thần.
Nếu gia đình đã như vậy thì thử hỏi xã hội sẽ tàn nhẫn đến thế nào khi suy tôn vật chất và lợi ích?
Chuyện trên không phải là cá biệt mà nó tương đối phổ biến.
Kết quả là nhiều thanh niên, người trưởng thành không cả dám về quê ăn tết, về cố hương chơi vì không có nhiều tiền sợ về bị đối xử lạnh nhạt, bị cạnh khóe, bị chính những người thân của mình so sánh, dè bỉu.
Đây là chuyện rất nhạy cảm, ít người dám nói ra. Nhiều người khổ tâm với nỗi khổ ở trong lòng mà không thể giãi bày.
Với riêng tôi, may mắn có ông bố là nhà thơ nên chưa từng bao giờ bị bố mẹ hỏi “con có bao tiền, lương tháng bao nhiêu”, cũng chưa bao giờ bố mẹ hỏi mượn tiền/xin tiền hay đem con ra so với con hàng xóm về chuyện tiền nong vì thế mạnh dạn viết ra điều này nhân một ngày đẹp trời ngồi quán nghe nhiều phụ huynh bàn chuyện “đầu tư cho con đi học” ở thủ đô.
Nguyễn Quốc Vương
Đăng lại từ Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương
Tham khảo các tác phẩm của tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương tại đây
Xem thêm cùng tác giả:
Mời xem video:
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…