Theo thống kê từ trang web Minghui.org, từ tháng 1 đến tháng 10/2021, có 101 học viên Pháp Luân Công đã bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại lìa đời.
Ông Phan Anh Thuận, một bác sĩ ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc, bị kết án oan 4 năm 6 tháng. Ông bị giam tại nhà tù Ký Đông ở thành phố Đường Sơn, và bị tra tấn đến chết vào ngày 30/7/2021, hưởng thọ 70 tuổi.
Bà Tống Tú Liên ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, cũng bị kết án tù oan 11 năm tù giam. Sau khi ra tù, bà liên tục bị đe dọa, quấy rối và bắt cóc. Bà qua đời vào ngày 13/8/2021, hưởng thọ 60 tuổi.
Chỉ vì theo học Pháp Luân Công, rất nhiều người đã bị bắt cóc, bị giam giữ bất hợp pháp, bị kết án bất hợp pháp, bị tra tấn và qua đời trong sự bức hại.
Trong số đó, 21 học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết khi khi bị giam giữ bất hợp pháp tại các đồn cảnh sát, cơ sở giam giữ và nhà tù.
Chín người bị bức hại đến chết trong trại giam gồm: Lý Hiện Tập, Mao Khôn, Trình Vệ Tinh, Quách Chấn Phương, Nguỵ Minh Hà, Lý Kiến Thiết, Quách Bảo Quân, Thi Mộng Xảo, Diêu Tân Nhân.
Hai người bị đồn cảnh sát bức hại lìa đời gồm: Tôn Phi Tiến, Đổng Kiến Toàn.
Mười người bị bức hại thiệt mạng trong tù gồm: Trương Tử Hữu, Lã Quan Như, Từ Tĩnh, Phó Quý Hoa, Phan Tự Quân, Công Phi Khải, Phan Anh Thuận, Đinh Quế Anh, Nhạc Thái Vân, Tưởng Hữu Dung.
Ít nhất 75 người đã bị kết án bất hợp pháp, bị đưa đi cải tạo lao động, đưa vào các trung tâm tẩy não, bệnh viện tâm thần, bị bắt cóc và ngược đãi và chiếm 74,2% số người bị bức hại đến chết. Họ phải trải qua sự tra tấn và ngược đãi cả về thể chất lẫn tinh thần, như tra tấn, nô dịch cường độ cao và bị tiêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc.
Các trường hợp bức hại được phân bố tại 54 thành phố thuộc 24 tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc của Trung Quốc Đại Lục. Các khu vực bị bức hại nghiêm trọng nhất là: tỉnh Liêu Ninh 19 người, tỉnh Hắc Long Giang 14 người và tỉnh Cát Lâm 11 người. Những thành phố bị bức hại nghiêm trọng nhất gồm: thành phố Đại Liên 6 người, thành phố Đại Khánh 4 người và thành phố Giai Mộc Tư 4 người.
Ông Phan Anh Thuận là người làng Hậu Ngưu Sơn, thị trấn Lâu Trượng Tử, quận Thanh Long, thành phố Tần Hoàng Đảo. Ông và vợ là bà Trạch Tố Bình đã mở một hiệu thuốc có tên Dịch Khang trong quận. Mùa xuân năm 2014, hai vợ chồng họ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Họ luôn lo nghĩ cho bệnh nhân, và giá thuốc cũng thấp hơn tiêu chuẩn chung của cả nước.
Một ngày mùa hè năm 2016, tại thị trấn Thanh Long có một bệnh nhân mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Người này đã tiêu hết tiền tiết kiệm của gia đình và được các chuyên gia chẩn đoán là cùng lắm chỉ có thể sống thêm 1 năm nữa. Bệnh nhân đến tìm ông Phan Anh Thuận để kê đơn thuốc. Ông đã chân thành chia sẻ với người này về Pháp Luân Công và bệnh nhân đã làm theo.
Năm 2019, bệnh nhân này đến bệnh viện khám lại. Bác sĩ cũng bị sốc, bởi anh ấy đã bình phục hoàn toàn. Bốn bệnh nhân ung thư dạ dày ở cùng khoa với anh ấy năm đó đều đã sớm qua đời.
Pháp Luân Công là một môn tu luyện của Phật gia, chiểu theo nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” và 5 bài công Pháp có công hiệu kỳ diệu trong việc trừ bệnh khoẻ người. Học viên có thể nhanh chóng đạt được sức khỏe về thể chất và tinh thần.
Năm 1999, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vì ghen tị với sự yêu mến mà quần chúng dành cho Pháp Luân Công, y đã phát động một cuộc đàn áp tàn bạo chống lại pháp môn này. Kể từ đó, những người theo học Pháp Luân Công đã phải chịu đựng vô vàn thống khổ.
Sáng ngày 19/1/2018, vợ chồng ông Phan Anh Thuận bị Lê Ấn Khanh, đội trưởng Đội An ninh Quốc gia của huyện Thanh Long, thành phố Tần Hoàng Đảo và những người khác bắt cóc. Một năm sau, cả hai lần lượt bị kết án tù oan 4 năm 6 tháng và 4 năm 9 tháng. Đồng thời, mỗi người bị phạt 10.000 nhân dân tệ (tương đương 35 triệu VNĐ).
Tháng 7/2021, người nhà của họ nhận được cuộc gọi từ nhà tù nói rằng ông Phan Anh Thuận đã được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện. Sau nhiều lần yêu cầu, 3 người con của ông cuối cùng cũng được gặp cha. Nhưng lúc này ông đã không thể nói và hoàn toàn mất ý thức.
Ngày 30/7, ông Phan Anh Thuận hàm oan lìa đời. Vợ của ông cũng bị giam giữ bất hợp pháp trong nhà tù nữ Thạch Gia Trang. Đến nay bà vẫn chưa biết rằng chồng mình đã qua đời.
Bà Quách Hồng Nhạn sống tại quận Thẩm Hà, thành phố Thẩm Dương. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2004, cả thân lẫn tâm của bà đều trở nên khỏe mạnh. Bà cũng thông minh, dịu dàng, lương thiện và vị tha hơn. Bà từng kinh doanh một cửa hàng bánh ngọt, được khách hàng ghi nhận và khen ngợi vì sự thành thực thủ tín của mình.
Trưa ngày 9/9/2009, bà Quách Hồng Nhạn bị bắt cóc, bị lục soát nhà bất hợp pháp. Số tiền tiết kiệm và vốn kinh doanh trong nhiều năm của bà (hơn 30.000 nhân dân tệ, tương đương 105 triệu VNĐ), cũng như một lượng lớn tài sản cá nhân đều bị cướp sạch.
Khoảng 10 giờ sáng ngày 21/4/2010, bà Quách Hồng Nhạn bị Tòa án quận Thẩm Hà, thành phố Thẩm Dương xét xử trong một phiên tòa phi pháp và bị kết án 1 năm tù oan.
Khoảng 9, 10 giờ sáng ngày 24/4/2014, 3 người đàn ông bước ra khỏi một chiếc xe không có biển số và bắt cóc bà Quách Hồng Nhạn, khi bà đang chuẩn bị mở cửa bước vào cửa hàng.
Ngày 19/3/2015, bà Quách Hồng Nhạn bị kết án oan 3 năm và bị tống vào nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh.
Bà Quách Hồng Nhạn bị buộc phải ngủ trên tấm ván trần suốt một thời gian dài, vì đã từ chối nhận tội và “chuyển hóa” (từ bỏ việc tu luyện). Bà thường bị tù nhân buộc phải ngồi xổm, mỗi lần đều kéo dài rất lâu. Việc này đã gây thương tích nặng cho đôi chân bà.
Tháng 4/2017, cuối cùng bà Quách Hồng Nhạn đã kết thúc án oan và rời khỏi nhà tù. Chồng bà đã ly hôn với bà, khiến bà phải chịu thêm một cú sốc lớn.
Bà Quách Hồng Nhạn, bị tra tấn và hành hạ về cả thể xác lẫn tinh thần, đã qua đời trong đau đớn vào ngày 30/4/2020.
Bà Tống Tú Liên, sinh ngày 31/1/1961, là một nhân viên đã nghỉ hưu của Nhà máy Dược phẩm Lữ Thuận thành phố Đại Liên. Bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ trước năm 1999. Khi đó, bà sống tại tiểu khu Cẩm Tú, quận Sa Hà Khẩu, thành phố Đại Liên và là một tình nguyện viên Pháp Luân Công trong vùng.
Trong suốt cuộc đàn áp của ĐCSTQ, bà Tống Tú Liên vẫn kiên định tu luyện. Bà từng cùng các học viên Pháp Luân Công khác lắp những chiếc loa lớn bên ngoài Trại cải tạo Đại Liên và Trại cải tạo Mã Tam Gia. Sau đó, bà thường xuyên phát sóng đến các trại cải tạo, vạch trần cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công và khởi được tác dụng răn đe với kẻ hành ác.
Tháng 3/2001, bà Tống Tú Liên bị bắt cóc và lục soát tại nhà. Bà bị giam giữ bất hợp pháp tại Trung tâm giam giữ Đại Liên.
Ngày 21/2/2002, bà bị Tòa án Cam Tỉnh Tử thành phố Đại Liên kết án 11 năm tù oan.
Sau khi bị giam giữ bất hợp pháp trong nhà tù nữ Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, bà Tống Tú Liên vẫn tiếp tục ngăn chặn bức hại, không từ bỏ tu luyện và không thỏa hiệp. Ngày 17/4/2012, bà ra tù và trở về nhà.
Sau đó, bà liên tục bị quấy rối và bắt cóc, khiến tinh thần căng thẳng. Bà đã qua đời vào ngày 13/8/2021.
Suốt 22 năm qua, ĐCSTQ đã thực hiện cuộc bức hại vô nhân đạo đối với các học viên Pháp Luân Công, khiến cộng đồng quốc tế lên án và ngăn chặn.
Hoa Kỳ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với các quan chức ĐCSTQ trực tiếp bức hại Pháp Luân Công. Ông Hoàng Nguyên Hùng, Giám đốc Sở Cảnh sát Ngô Thôn, Chi nhánh Tư Minh thuộc Sở Công an thành phố Hạ Môn, và ông Dư Huy, cựu Trưởng Phòng 610 tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đã bị áp đặt lệnh trừng phạt.
Úc, Vương quốc Anh, Canada và hàng chục quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu đều đã thông qua “Đạo luật Trách nhiệm Giải trình Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu”, nhằm ngăn chặn những kẻ bức hại nhân quyền của ĐCSTQ.
Theo Cao Tĩnh, Epoch Times
Xem thêm:
Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…