Báo cáo: Tháng 7-8 có 1356 người tập Pháp Luân Công tại TQ bị quấy nhiễu hoặc bắt giữ
- Minh Nhật
- •
Ngày 12/9/2021 vừa qua, trang Minghui.org đã đăng tải một báo cáo thống kê về 1356 người tập Pháp Luân Công bị quấy nhiễu hoặc bắt giữ tại Trung Quốc trong tháng 7-8/2021. Do khó khăn trong việc thu thập tin tức trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đây chỉ là thống kê không đầy đủ.
Minghui.org là cổng thông tin của người tập Pháp Luân Công ở bên ngoài Trung Quốc Đại lục, thường xuyên đăng tải bằng chứng trực tiếp từ nguồn tin sơ cấp (nhân chứng trực tiếp) tại Đại lục về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Số liệu từ Minghui.org đã được nhiều tổ chức nhân quyền công nhận, trong đó đáng chú ý là được trích dẫn trong các phát biểu và các báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Theo báo cáo của Minghui, từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2021, có 899 vụ quấy nhiễu và 457 vụ bắt giữ người tập Pháp Luân Công đã được ghi nhận. Việc này nâng tổng số vụ quấy rối được ghi nhận năm 2021 lên 8.236 vụ và số vụ bắt giữ lên 4.175 vụ.
Dưới đây là một số trường hợp bắt giữ và quấy nhiễu đáng chú ý xảy ra vào tháng 7 và tháng 8 năm 2021 được Minghui.org ghi nhận.
Vào sáng sớm ngày 22/7/2021, các nhân viên từ đồn cảnh sát Thiên Phật Sơn, thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, đã đột nhập vào nhà bà Khương Tân Anh, 65 tuổi, và bắt giữ bà. Bà bị đưa tới trung tâm giam giữ và vẫn chưa được thả kể từ thời điểm đó. Nguyên nhân của việc bắt giữ được đưa ra là vì hệ thống camera giám sát đã phát hiện bà Khương Tân Anh đứng nói chuyện với mọi người về cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Bà Khương từng làm việc tại công ty khí ga Tế Nam trước khi nghỉ hưu. Vì không chịu từ bỏ Pháp Luân Công trong cuộc đàn áp, bà Khương đã bị bắt nhiều lần và hai lần bị đưa vào trại lao động với tổng thời gian 3,5 năm.
Đáng chú ý, trong lần bị lao động cưỡng bức thứ 2 vào năm 2007, bà Khương đã bị tra tấn và mắc bệnh lao phổi, lao bạch huyết và lao cột sống. Do không được điều trị y tế, bệnh lao đã để lại nhiều lỗ trên phổi bà Khương, lỗ lớn nhất có đường kính 7cm. Bà cũng bị hoại tử một số đốt sống.
Da lưng bà chuyển sang màu đen, hai bên đốt sống thắt lưng là những khối lao dài hơn 10 cm. Đốt sống thứ 3 và thứ 4 của bà đã bị ăn mòn phần lớn bởi vi khuẩn lao, và các đốt sống chết đè lên dây thần kinh, khiến bà đau đớn không thể chịu nổi khi di chuyển chân.
Sau đó gia đình bà Khương đã phải đưa bà đi phẫu thuật, tiêu tốn hơn 100.000 Nhân dân tệ. Sau phẫu thuật, lưng bà có 3 vết rạch dài, bà bị đau và ngứa khắp người. Dù đã được phẫu thuật, bà vẫn không thể đứng thẳng lưng, và bị gù một góc 90 độ.
Mặc dù chịu nhiều bức hại tàn bạo, bà Khương đã không từ bỏ Pháp Luân Công. Tháng 6/2015, bà đệ đơn kiện cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc là Giang Trạch Dân, người đã ra lệnh bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Vì việc này, cảnh sát đã bắt bà vào trung tâm tẩy não trong 7 ngày.
Bà Khương tiếp tục bị bắt giữ vào ngày 3/7/2016, sau khi có người báo cảnh sát việc bà nói chuyện với mọi người về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại công viên. Bà bị kết án tù 1,5 năm vào tháng 4/2017 và được thả vào năm 2018.
Một trường hợp bắt giữ và quấy nhiễu đáng chú ý khác là tại một nhà hàng ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Theo đó, khoảng 8 giờ tối ngày 22/7/2021, ông Trần Tân Dã đến nhà hàng nơi vợ ông là bà Trần Lệ Huy làm việc vào để đón bà.
Ngay khi ông Trần tới nơi, gần 30 cảnh sát mặc thường phục xông vào và buộc những người khách ở cửa hàng phải rời đi. Khi nhân viên nhà hàng, ông Lưu Hiến Dũng cố gắng chống cự, cảnh sát đã đẩy ông xuống đất và còng tay ông. Ông Trần, ông Lưu, bà Trần và 11 nhân viên nhà hàng khác có mặt tại đó cũng bị còng tay, trùm đầu và đưa đi. Một trong số những người nhà của nhân viên nhà hàng bị bắt đã theo dõi vị trí điện thoại di động của bà và thấy rằng họ đã bị đưa đến một khách sạn ở huyện Pháp Khố.
Cùng lúc đó, 8 cảnh sát thường phục đã đến nhà của ông Trần và tịch thu các sách Pháp Luân Công, một máy tính, ba điện thoại di động và một số ổ cứng di động của họ.
Ông Trần, bà Trần và ông Lưu đều là người tập Pháp Luân Công, đã được đưa trở lại Thẩm Dương vào khoảng trưa ngày 23/7, trong khi 11 nhân viên nhà hàng còn lại đã được thả. Các nhân viên được thả sau đó nói với gia đình rằng họ đã bị cảnh sát thẩm vấn qua đêm và đe dọa.
Lúc 7 giờ 20 tối ngày 23/7, một viên cảnh sát của đồn công an Tân Đông đã gọi cho con gái của bà Trần, thông báo rằng họ đã giam giữ hai ông bà Trần nhưng không tiết lộ địa điểm.
Trước vụ bắt giữ này, ông Trần, 45 tuổi, từng hai lần bị kết án tù 4 năm, vào các năm 2008 và 2012. Ông thụ án lần lượt trong nhà tù Khang Gia Sơn và nhà tù Bản Khê.
Theo Faluninfo.net, Minghui.org
Minh Nhật biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Từ khóa đàn áp Pháp Luân Công Dòng sự kiện