Người hiến kế giúp ông Tập Cận Bình kéo dài nhiệm kỳ

Vào ngày 25/5, nhà cầm quyền đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa ra một “kiến nghị”, theo đó phá bỏ hạn chế nhiệm kỳ Chủ tịch nước “không được quá hai nhiệm kỳ”, nhiều nhận định cho là kế sách này nhằm mở đường cho ông Tập Cận Bình tiếp tục cầm quyền vào Đại hội 20. Có thông tin cho rằng người hiến kế này là “túi khôn” hàng đầu Vương Hỗ Ninh.

>> Bỏ hạn chế nhiệm kỳ chủ tịch nước, Tập Cận Bình sẽ nắm trọn quyền lực?

Ông Vương Hỗ Ninh đi giữa ông Tập Cận Bình (trái) và ông Lý Khắc Cường (phải) (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Ngày 25/2, Tân Hoa xã Trung Quốc công bố về “kiến nghị” trong sửa đổi Hiến pháp, đáng quan tâm nhất trong nội dung “kiến nghị” sửa đổi là quy định về nhiệm kỳ Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước: Khoản 03 Điều 79 của Hiến pháp Trung Quốc quy định “Nhiệm kỳ Phó Chủ tịch và Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trùng với nhiệm kỳ mỗi khóa Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, không được vượt quá hai khóa liên tiếp.” Sửa đổi thành: “Nhiệm kỳ Phó Chủ tịch và Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trùng với nhiệm kỳ mỗi khóa Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc.” Như vậy phần quy định “không được vượt quá hai khóa liên tiếp” đã bị lược bỏ. “Kiến nghị” sửa đổi Hiến pháp của ĐCSTQ sẽ được xem xét tại Đại hội Nhân đại toàn quốc được tổ chức vào đầu tháng Ba, do tổ chức Nhân đại cũng nằm trong kiểm soát của ĐCSTQ, dự kiến việc thông qua ​​là khá chắc chắn.

Ngày 26/2, Nhật báo Apple (Hồng Kông) đưa tin, ông Vương Hỗ Ninh, một trong 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ hiện nay, là “quốc sư ba triều đại” và “túi khôn” hàng đầu của ông Tập Cận Bình, là nhân vật đã hiến kế hủy bỏ hạn chế nhiệm kỳ chức vụ Chủ tịch nước.

Quan lộ của ông Vương Hỗ Ninh (62 tuổi) phất lên từ Thượng Hải, ban đầu Vương giành được bằng Thạc sĩ tại Đại học Phúc Đán và đã được giữ lại trường giảng dạy. Năm 1995, Vương được cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân trọng dụng, từ đó bước vào đấu trường chính trị. Chức vụ đầu tiên của Vương là tại Bắc Kinh, là Tổ trưởng Tổ Chính trị Phòng Nghiên cứu chính sách Trung ương, sau đó làm Chủ nhiệm Phòng này trong nhiều năm. Sau này Vương Hỗ Ninh lại được đề bạt vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, phụng sự ông Hồ Cẩm Đào trong 10 năm, sau Đại hội 18 lại chuyển qua trung thành với ông Tập Cận Bình.

Ông Vương Hỗ Ninh là “cao thủ bào chế” lý thuyết cho nhà cầm quyền Trung Quốc, bào chế đầu tiên của Vương là cái gọi là “Ba Đại diện” của ông Giang Trạch Dân, và sau đó là “Khoa học phát triển quan” cho ông Hồ Cẩm Đào. Còn với ông Tập Cận Bình là “Trung Quốc mộng” và đưa vào Hiến pháp “Tư tưởng Tập Cận Bình”.

>> Sự nghiệp chính trị khác thường của ông Vương Hỗ Ninh

Gần đây (ngày 11/2), Nhân dân Nhật báo Trung Quốc đăng tải đoạn phim “Lãnh đạo của nhân dân” do cơ quan này hợp tác với Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc sản xuất, phim tóm tắt về sự nghiệp chính trị của ông Tập Cận Bình, trong đó có cảnh ông Tập cầm cái cuốc ra đồng và cảnh đi xem xét tình hình nhà vệ sinh trong vai trò là lãnh tụ quốc gia.

Nhà sử học Trung Quốc Đại Lục Trương Lập Phàm (Zhang Lifan) chia sẻ với truyền thông bên ngoài rằng, kịch bản về hình ảnh “lãnh tụ” này chắc chắn có vai trò quan trọng của “túi khôn” Vương Hỗ Ninh.

Ông Trương Lập Phàm cho rằng, ông Vương Hỗ Ninh luôn là nhà lý luận của chủ nghĩa uy quyền mới, xem sự nghiệp của cuộc đời là làm lý luận. Đối với ông Vương Hỗ Ninh, cho dù ai lên nắm quyền, Vương  đều có thể vì người đó dựng lên kịch bản “tốt nhất”.

Có nhận định khác cho rằng, cái gọi là “Lý luận quyền uy mới” và “Lý luận chính trị phổ biến” mà trước đây ông Vương Hỗ Ninh đưa ra giúp tô điểm cho lý luận chính trị mới của chế độ cầm quyền tại Trung Quốc. Nhưng chính quyền ĐCSTQ là khối u của xã hội Trung Quốc. Một khi chế độ mất thăng bằng, lý luận của ông Vương Hỗ Ninh sẽ không đáng một xu.

Ngoài ra, vào ngày 14/11 năm ngoái, New York Times (tiếng Trung) từng chỉ ra, trước khi ông Vương Hỗ Ninh vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị phụ trách việc tuyên truyền đã được giao nhiệm vụ quản lý hình ảnh cho ông Tập Cận Bình, là người giúp ông Tập đưa ra những khẩu hiệu lý luận (tương tự như công việc ông Vương từng phục vụ các lãnh đạo trong quá khứ); là người luôn theo sát ông Tập Cận Bình, Vương còn có nhiệm vụ quản lý hình ảnh của ông Tập đăng tải trên truyền thông chính thức. Ví như có cơ quan truyền thông từng đưa tin, vào năm 2013 khi ông Tập thăm Kazakhstan, ông Vương Hỗ Ninh cũng đi cùng, khi đó Tân Hoa xã Trung Quốc muốn đăng những hình ảnh của ông Tập đã phải xin chấp thuận của ông Vương Hỗ Ninh.

Tuyết Mai

Xem thêm:

Tuyết Mai

Published by
Tuyết Mai

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

22 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

49 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

1 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

2 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago