Ông Vương Hỗ Ninh được mệnh danh là “Quốc sư ba thế hệ lãnh đạo”, tại Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị với tư thế “quân đen”. Giới quan sát gần đây đã phân tích nguyên nhân khiến Vương thăng tiến, đồng thời đưa dẫn chứng cho thấy ông Vương Hỗ Ninh được ông Tập Cận Bình hết sức tín nhiệm.
Giới quan sát của Mỹ chỉ ra, trong nhiệm kỳ của ông Tập Cận Bình, ông Vương Hỗ Ninh không không chỉ làm nhiệm vụ như từng phục vụ hai thế hệ lãnh đạo trước đây (xây dựng lý luận và đi theo tháp tùng), còn có quyền hạn đặc biệt là theo dõi hình ảnh của ông Tập đăng tải trên truyền thông.
Ngày 14/11, New York Times (bản tiếng Trung) khi đưa tin đã gán cho ông Vương Hỗ Ninh mác “Nhà lý luận chiến lược đỉnh cao của Trung Quốc”, “Nhà biện giải chính cho phong cách thống trị uy quyền mới Tập Cận Bình”. Bài viết chỉ ra ông Vương là “bộ não phía sau ba thế hệ lãnh đạo tối cao” của ĐCSTQ.
Ông Vương Hỗ Ninh hiện nay 62 tuổi, sinh thành và khởi hành quan lộ từ Thượng Hải. Ban đầu, sau khi học xong thạc sĩ tại Đại học Phúc Đán, ông được giữ lại trường dạy học. Cho dù ông Vương từng tham gia đoàn đại biểu học giả chính trị trẻ tham quan hơn chục trường Đại học ở Mỹ, trong đó có Đại học Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts, nhưng lại không quan tâm chuyện dân chủ. Năm 1989 khi sự kiện Thiên An Môn bùng nổ và lan rộng đến các thành phố lớn ở Trung Quốc, ông Vương Hỗ Ninh luôn giữ khoảng cách với các hoạt động thị uy tại Thượng Hải.
Năm 1995, Vương Hỗ Ninh được Bí thư Thượng Hải là ông Giang Trạch Dân thu nạp, bước vào giới chính trị. Sau trấn áp Thiên An Môn, ông Giang Trạch Dân về Bắc Kinh và đã đưa Vương Hỗ Ninh theo, giao cho chức vụ đầu tiên là Tổ trưởng Tổ Chính trị Phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương, một cơ quan tư vấn chiến lược (think tank) của ĐCSTQ.
Sau đó Vương được đề bạt vào Ban Bí thư Trung ương, đóng vai trò quan trọng trong Đảng, đắc lực phục vụ ông Hồ Cẩm Đào hai nhiệm kỳ. Sau Đại hội 18, ông lại chuyển qua tận hiến cho ông Tập Cận Bình.
Ông Vương Hỗ Ninh là “cao thủ” bào chế lý luận của ĐCSTQ, ban đầu đã đóng góp cho ông Giang Trạch Dân cái gọi là thuyết “Ba đại diện”, sau này lại đưa ra “Quan điểm phát triển khoa học” cho ông Hồ Cẩm Đào. Còn đối với ông Tập Cận Bình, những thứ như “Giấc mộng Trung Quốc”, cùng câu khẩu hiệu mà tháng trước từng được ghi vào Điều lệ Đảng: “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới Tập Cận Bình” cũng có nguồn gốc từ ông Vương Hỗ Ninh.
New York Times còn chỉ ra quyền hạn đặc biệt mà ông Tập Cận Bình giao cho Vương, chính là quản lý hình ảnh của ông Tập Cận Bình trên hệ thống truyền thông.
Theo thông tin, năm 2013 khi ông Tập đi thăm Kazakhstan cũng có ông Vương đi cùng. Khi đó, trước khi Tân Hoa xã đăng tải hình ảnh ông Tập Cận Bình phải được sự đồng ý của ông Vương.
Trong bài “Tại sao Vương Hỗ Ninh không đổ qua ba thế hệ lãnh đạo”, nhà bình luận Văn Võ chỉ ra, những thứ như “lý luận quyền uy mới”, “lý luận chính trị phổ biến” của ông Vương rất phù hợp với lý luận chính trị mới của ĐCSTQ. Điểm đặc biệt của lý luận Vương Hỗ Ninh là không luận đúng sai, không phân tốt xấu, không biện trắng đen. Về lập trường chính trị, Vương không đứng chung hàng ngũ với ai, chỉ đi theo ai thì ra sức đóng góp cho người đó.
Nhưng tác giả đặc biệt nhấn mạnh, bản thân chính quyền ĐCSTQ là khối u của xã hội Trung Quốc. Một khi chính quyền mất thăng bằng thì lý luận của ông Vương Hỗ Ninh không còn đáng một xu.
Tuyết Mai
Xem thêm:
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…