Trung Quốc

Tăng trưởng kinh tế quý II/2024 của TQ thấp hơn dự kiến, CCTV tìm cách ‘trấn an’

Phiên họp toàn thể lần 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 20 cuối cùng đã được tổ chức sau vài tháng bị trì hoãn. Cùng ngày, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cũng công bố dữ liệu kinh tế, nhưng cho thấy tăng trưởng quý II/2024 thấp hơn dự kiến. Dù vậy các phương tiện truyền thông nhà nước khuyến khích nhìn nhận theo chiều hướng lạc quan, ví dụ như CCTV vặn lại những bình luận bên ngoài: “Từ dữ liệu nửa năm cho thấy nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tiến lên”.

Hội chợ triển lãm nhập khẩu Trung Quốc 2023 (Ảnh: Hector Retamal / Getty Images)

Dữ liệu kinh tế cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý II/2024 là 4,7%, thấp hơn dự báo khảo sát trước đó của các tổ chức truyền thông quốc tế như Reuters, Bloomberg… là từ 5% – 5,3%. Tờ Caixin Trung Quốc đã thực hiện một cuộc khảo sát với 13 tổ chức trong và ngoài nước, cho thấy hầu hết các nhà kinh tế đều dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình của kinh tế Trung Quốc trong quý II/2024 sẽ là 5,1%…

Nhưng dữ liệu cho thấy GDP Trung Quốc trong quý II/2024 chỉ tăng 0,7, giảm hơn một nửa so với mức 1,5% (sau điều chỉnh) trong quý I.

Lý do kéo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đi xuống được giới quan sát chỉ ra vì khủng hoảng bất động sản và tiêu dùng trì trệ. Dữ liệu cho thấy giá trị gia tăng công nghiệp quy mô của 6 tháng đầu năm nay tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên chi tiêu tiêu dùng giảm mạnh, tổng doanh số bán lẻ hàng hóa tiêu dùng xã hội chỉ tăng 3.7%, đầu tư bất động sản suy giảm 10.1%, doanh số bán nhà mới giảm 26.9%.

Nhiều chuyên gia nhận định rằng niềm tin tiêu dùng yếu vẫn là trở ngại chính cho sự phục hồi kinh tế Trung Quốc. Hiệu ứng tiêu cực về tài sản do giá nhà đất và giá cổ phiếu giảm, cũng như mức tăng lương thấp do cắt giảm chi phí trong các ngành khác nhau, đang kéo tiêu dùng đi xuống.

Dữ liệu cũng cho thấy đầu tư sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của họ trong quý II, nhưng điều này liên quan nhiều đến sự hỗ trợ lớn của nhà nước trong hoạt động kinh tế. Dù vậy hoạt động này bị chi phối nhiều bởi các yếu tố môi trường bên ngoài, ví dụ loạt biện pháp thuế quan mới ở châu Âu và Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc có thể sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ.

Giới quan sát bên ngoài liên quan đang dõi theo Phiên họp toàn thể này xem ĐCSTQ có đề xuất các biện pháp cải cách lớn nào không. Đánh giá của Moody’s  dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ khó đạt được mục tiêu “khoảng 5%” trong năm nay, do khoảng cách giàu nghèo tại Trung Quốc ngày càng tăng giữa các công ty sản xuất và hộ gia đình nên kinh tế Trung Quốc vào năm 2025 giảm xuống còn 4,5%. Ngân hàng đầu tư Natixis ước tính tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ năm 2030 có thể giảm xuống chỉ còn khoảng 2%.

Được biết, trong những nỗ lực phối hợp cùng ĐCSTQ liên quan Hội nghị toàn thể này, đặc biệt nhằm xoa dịu lo ngại liên quan dữ liệu kinh tế quý II của Trung Quốc thấp hơn dự kiến, Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV đặc biệt đưa ra bài bình luận “Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển như thế nào dựa trên dữ liệu nửa năm”, theo đó chỉ ra với một nền kinh tế lớn như Trung Quốc thì không cần phải quá lo lắng về những biến động nhỏ trong GDP một quý… Mục tiêu của Trung Quốc không còn là tăng trưởng GDP thuần túy mà là cải thiện hiệu quả về chất lượng và tăng trưởng hợp lý về số lượng…

Tất nhiên, có lẽ để tránh bị lên án “nhắm mắt làm ngơ”, bài bình luận của CCTV dẫn lời một quan chức: Kể từ đầu năm nay, môi trường bên ngoài ngày càng phức tạp, khắc nghiệt và bất ổn… gây vấn đề tiêu cực cho điều chỉnh cơ cấu trong nước, khiến các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế phức tạp hơn trước. Đặc biệt là các vấn đề như tình hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu, khó khăn do lạm phát, xung đột địa chính trị, xung đột thương mại quốc tế xảy ra thường xuyên, vấn đề nhu cầu chi tiêu trong nước suy yếu, áp lực hoạt động của doanh nghiệp cao hơn và có nhiều rủi ro hơn trong các lĩnh vực trọng điểm…

Nhưng sau đó lại ‘cởi nút thắt’ cho rằng những khó khăn thách thức này đều là những vấn đề của quá trình phát triển, sẽ được giải quyết trong quá trình phát triển…. Cách biện bạch này có thể ví như cách trước đây từng được cố lãnh tụ ĐCSTQ Mao Trạch Đông áp dụng: “Con đường quanh co nhưng tương lai tươi sáng”.

Theo RFI

Published by
Theo RFI

Recent Posts

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

32 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

50 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

56 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

1 giờ ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

1 giờ ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

1 giờ ago