“Thái tử Đảng” La Vũ: Vương Kỳ Sơn giải nhiệm rồi lại quay lại là một kế sách

Trong chính giới Trung Quốc, nhân vật đang gây chú ý là cựu Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn, người mới quay lại chính trường trong vai trò là Phó Chủ tịch nước. Về hiện tượng này, “Thái tử Đảng” La Vũ đã có những nhận định mới đáng chú ý.

Tướng “đả hổ” Vương Kỳ Sơn mới trở lại chính trường trong vai trò Phó Chủ tịch nước (Ảnh: Getty Images)

Việc tướng “đả hổ”  Vương Kỳ Sơn giải nhiệm tại Đại hội 19 đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào năm ngoái đã gợi nhiều suy đoán về sự nghiệp chính trị của quan to này. Nguyên nhân gì khiến ông Vương Kỳ Sơn có bước quay trở lại chính trường đầy ngoạn mục này? Theo phân tích của “Thái tử Đảng” La Vũ (hiện sống tại Mỹ, là con của cố Đại tướng La Thụy Khanh thời ĐCSTQ mới xây dựng chính quyền), sự kiện ông Vương Kỳ Sơn giải nhiệm vào năm ngoái là để những Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị khác (Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ, Lưu Vân Sơn) không còn gì để lấy cớ, phải lặng lẽ rút lui, điều này có thể là mưu kế mà ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn đã ​​sớm tính toán.

Đại hội 19 vào năm ngoái ông Vương Kỳ Sơn giải nhiệm, không còn là Ủy viên Ủy ban Trung ương cũng như Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, chỉ giữ lại vai trò là đảng viên, khi đó đã có phân tích rằng có thể Vương “rút lui hoàn toàn”. Nhưng sau đó ông Vương Kỳ Sơn lại xuất hiện trong nhiều sự kiện quan trọng, do đó một số nhà phân tích cho rằng ông Vương sẽ quay lại chính trường và sẽ giữ một trong những vai trò như Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ nhiệm Ủy ban An ninh Quốc gia, hoặc tiếp quản Ủy ban Giám sát Quốc gia, tin đồn cuối cùng đã không sai. Tuy nhiên, tại sao Vương Kỳ Sơn lại có thể trở lại? Tại sao lại phải giải nhiệm tại Đại hội 19?

Trả lời phỏng vấn của báo Vision Times, ông La Vũ phân tích, Đại hội 19 năm ngoái ông Vương Kỳ Sơn phải giải nhiệm, bởi vì nếu ông ấy không giải nhiệm thì có thể những Ủy viên Ban Thường vụ Bộ chính trị phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân như Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ, Lưu Vân Sơn cũng sẽ đòi ở lại.

Trong hình dung của ông La Vũ thì việc ông Vương Kỳ Sơn giải nhiệm là một kế sách, ông nói: “Tôi cũng đã sớm nói chuyện này rồi, ông Vương Kỳ Sơn phải giải nhiệm, tại sao? Vì nếu Vương Kỳ Sơn ở lại thì những Ủy viên Ban Thường vụ khác (Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ, Lưu Vân Sơn) cũng đòi ở lại thì sao? Cho nên việc ông Vương Kỳ Sơn giải nhiệm là kế sách từ trước để loại bỏ những người kia.”

Ông La Vũ suy luận, sự sắp xếp này không phá vỡ quy tắc của ĐCSTQ, vì cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình trước đây cũng từng dùng thân phận là đảng viên giữ lại chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương, do đó các thành viên trong đảng không có gì để phàn nàn. Ông nói: “Nhưng lý do Vương Kỳ Sơn trở lại, là một mẹo nhỏ giữa Vương Kỳ Sơn và Tập Cận Bình, Vương không giữ chức vụ gì trong Đảng nhưng lại có vai trò về mặt hành chính Nhà nước, việc này không phá vỡ quy tắc gì, trong quá khứ cũng có nhiều trường hợp mà Chủ tịch nước không ở trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, như Đặng Tiểu Bình, Dương Thượng Côn, Lý Tiên Niệm.”

La Vũ cho biết, mặc dù ông Tập Cận Bình không phá vỡ các quy tắc trong việc đưa thân tín Vương Kỳ Sơn trở lại chính trường, nhưng vẫn có vấn đề cần lưu ý là không biết ông Tập Cận Bình có phải thỏa hiệp nào trong vấn đề này không, rốt cuộc ông Tập có thao túng được toàn quyền trong nhóm lãnh đạo tối cao ĐCSTQ không, và quan trọng nhất là có được lòng dân hay không.

Ông La Vũ cho rằng, nếu ông Tập Cận Bình muốn giành được lòng dân thì hiện nay sau khi tương đối ổn định tình hình phải sửa lại án oan Thiên An Môn năm 1989, đưa ra trước công lý những thủ phạm tham gia chính sách khủng bố Pháp Luân Công mà đặc biệt là ông Giang Trạch Dân, giải thể hệ thống quản trị đất nước theo kiểu cộng sản. Ông La Vũ nói: “Muốn giành được lòng dân thì phải sửa lại kết luận sai trái trong sự kiện đàn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn năm 1989, phải trừng trị những kẻ đàn áp những người theo Pháp Luân Công mà đứng đầu là ông Giang Trạch Dân, sau đó cho tự do báo chí, thành lập đảng phái, tư pháp độc lập, bầu cử tự do, phải làm thế mới giành được lòng dân.”

Ông La Vũ cho rằng ông Tập Cận Bình làm được như thế mới có thể “lưu danh sử sách”, nếu ông ta cứ muốn tiếp tục con đường độc tài thì chắc chắn “khó bề tồn tại”, sẽ làm ĐCSTQ ngày càng lún sâu vào con đường sụp đổ. Ông nói: “Nếu ông Tập Cận Bình không làm điều này thì mọi vấn đề khác ông Tập làm chỉ là công cốc, ôm khư khư chế độ độc tài thì sẽ sụp đổ, chắc chắn không thể tồn tại lâu được.”

Ông Tập Cận Bình nhậm chức lãnh đạo tối cao ĐCSTQ vào năm 2012, đến nay đã nhậm chức được một khóa, đang vào nhiệm kỳ tiếp theo, ông La Vũ cho biết hiện nay lòng ông nặng trĩu vì không thể nhìn ra ông Tập Cận Bình sẽ đi theo con đường dân chủ, khiến ông rất lo lắng.

Tuyết Mai

Xem thêm:

Tuyết Mai

Published by
Tuyết Mai

Recent Posts

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

47 giây ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

7 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

17 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

22 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

22 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

32 phút ago