Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) một lần nữa thắt chặt kiểm soát việc gửi và rút tiền mặt của mọi người. Gần đây, 3 cơ quan của ĐCSTQ cùng ban hành một văn bản cho biết, từ ngày 1/3, các khoản tiền gửi và rút của cá nhân vượt quá 50.000 nhân dân tệ (gần 179 triệu VNĐ) cần phải đăng ký nguồn tiền.
Vào ngày 30/1, trang web chính thức của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương Trung Quốc) đã công bố thông tin mới nhất, theo đó: 3 cơ quan gồm Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Ủy ban Quản lý Giám sát Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, Ủy ban Quản lý Giám sát Chứng khoán Trung Quốc đã cùng ban hành “Biện pháp Làm tròn bổn phận điều tra khách hàng của tổ chức tài chính và lưu trữ quản lý thông tin nhận dạng cùng hồ sơ giao dịch của khách hàng” (gọi tắt là “Biện pháp”). “Biện pháp” sẽ có hiệu lực vào ngày 1/3/2022.
Điều 10 của “Biện pháp” này nhắc đến, các tổ chức tài chính như ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã nông thôn, hợp tác xã tín dụng nông thôn, ngân hàng thị trấn khi thực hiện nghiệp vụ gửi và rút tiền mặt trị giá từ 50.000 nhân dân tệ (NDT) hoặc 10.000 USD trở lên đối với khách hàng tự nhiên, cần thực hiện nhận dạng, kiểm tra danh tính, đồng thời tìm hiểu nguồn tiền đăng ký hoặc mục đích sử dụng.
Ngoài ra, “Biện pháp” còn yêu cầu áp dụng đối với:
Các tổ chức tài chính như tổ chức tài chính có tính phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã nông thôn, hợp tác xã tín dụng nông thôn, ngân hàng thị trấn, và các tổ chức kinh doanh hối đoái khác, cung ứng dịch vụ giao dịch một lần như chuyển tiền, đổi tiền mặt, hối phiếu, giao dịch vật chất như kim loại quý, và bán các sản phẩm tài chính khác nhau cho khách hàng không mở tài khoản, và số tiền giao dịch từ 50.000 NDT trở lên hoặc tương đương từ 10.000 USD trở lên đối với ngoại tệ;
Các công ty chứng khoán, công ty hợp đồng tương lai, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các tổ chức khác có hoạt động kinh doanh bán quỹ, bán các sản phẩm tài chính khác nhau cho khách hàng không mở tài khoản, số tiền giao dịch từ 50.000 NDT trở lên hoặc tương đương từ 10.000 USD trở lên đối với ngoại tệ;
Các tổ chức thanh toán phi ngân hàng thiết lập mối quan hệ kinh doanh với khách hàng bằng cách mở tài khoản thanh toán, v.v. và bán thẻ trả trước đã đăng ký cho khách hàng hoặc bán thẻ trả trước không ghi tên với số tiền từ 10.000 NDT trở lên. Khách hàng mở tài khoản thanh toán cung cấp quá trình xử lý giao dịch thanh toán và số tiền giao dịch từ 10.000 NTD trở lên trong một lần giao dịch hoặc hơn 1.000 USD bằng ngoại tệ, hoặc tổng số thu và chi tích lũy trong vòng 30 ngày lớn hơn 50.000 NDT hoặc hơn 10.000 USD bằng ngoại tệ.
Đối với 3 tình huống nói trên, các tổ chức tài chính phải tiến hành thẩm định, đăng ký thông tin nhận dạng cơ bản của khách hàng và lưu giữ bản sao hoặc bản sao giấy tờ tùy thân hợp lệ của khách hàng hoặc các tài liệu chứng nhận danh tính khác.
Tin tức trên đã làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi của nhiều cư dân mạng. Ngày 31/1, thông tin này có trong danh sách tìm kiếm nóng trên Weibo, nhưng lượng lớn bình luận của cư dân mạng đã được lọc ra.
“Người bình thường ai có thể rút một lần 50.000 tệ?”
“Tiền của bản thân tôi, lại đi quản tôi dùng nó như thế nào?”
Có người cho biết, “Cái gì chứ! Người dân không được có sự riêng tư sao? Làm như thế này có hợp pháp không? Mục đích là gì? Đề phòng tội phạm ư? Tội phạm có viết rõ là tiền có được từ phạm tội không?”
“Không chặn được quan chức thì chặn người dân, những người làm quan chuyển tiền ra nước ngoài sao lại không chặn chứ?”
Những năm gần đây, ĐCSTQ kiểm soát nghiêm việc người dân rút tiền mặt và gửi tiền ra nước ngoài.
Vào ngày làm việc cuối cùng của năm 2016, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã phát hành thông cáo mới về quản lý ngoại hối “Biện pháp quản lý báo cáo của tổ chức tài chính đối với giao dịch khoản tiền lớn và giao dịch khả nghi” (gọi tắt là “Biện pháp quản lý”).
Theo biện pháp quản lý này, tiêu chuẩn báo cáo đối với giao dịch tiền mặt lớn là từ 20.000 – 50.000 NDT, mức trần gửi tiền ra nước ngoài là 10.000 USD. Quy định mới này còn cấm rút tiền rút tiền mặt ngoại tệ từ ngân hàng, đồng thời đề xuất tổ chức tài chính cần báo cáo bất cứ giao dịch đáng ngờ dựa trên cơ sở “nghi ngờ hợp lý”.
Nhiều báo cáo vào thời điểm đó cho rằng các biện pháp quản lý mới của ngân hàng trung ương là nhằm thắt chặt các ngưỡng đối với giao dịch tiền mặt và chuyển tiền ra nước ngoài.
Ngoài thông báo mới nêu trên của ngân hàng trung ương, một số ngân hàng thương mại ở Trung Quốc cũng đã đưa ra các mẫu đơn đăng ký mua ngoại hối cá nhân mới từ ngày 1/1/2017, bao gồm 6 điều “không được“: không được khai báo gian dối thông tin mua bán ngoại hối cá nhân; không được cung cấp các tài liệu chứng minh mà không đúng sự thực; không được phép sử dụng hạn mức tạo điều kiện của bản thân để giúp người khác để giúp người khác mua ngoại hối; không được phép sử dụng hạn mức tạo điều kiện của người khác để thực hiện phân tích và mua ngoại hối; không được phép dùng nguồn tiền dự án nước ngoài mua nhà, đầu tư chứng khoán, mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hoàn trả hoặc bảo hiểm trả lãi; không được tham gia vào các hoạt động rửa tiền, trốn thuế, giao dịch ngân hàng ngầm và các hoạt động bất hợp pháp khác.
Vào tháng 11/2019, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã soạn thảo “Thông báo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc về việc thí điểm quản lý tiền mặt số lượng lớn ở tỉnh Hà Bắc, tỉnh Chiết Giang và thành phố Thâm Quyến (Dự thảo lấy ý kiến công chúng)”. Dự thảo quy định rằng tất cả các ngân hàng thương mại sẽ thiết lập quy tắc hẹn, thực hiện hệ thống hẹn rút tiền mặt với số lượng lớn và báo cáo thông tin liên quan cho các chi nhánh trung tâm của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Khách hàng phải đăng ký khi rút tiền mặt và gửi tiền trên ngưỡng cho phép khi xử lý nghiệp vụ.
Vào ngày 10/6/2020, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã ban hành “Thông báo về việc triển khai thí điểm quản lý tiền mặt với số lượng lớn”, sẽ khởi động một dự án thí điểm quản lý tiền mặt với số lượng lớn trong thời gian 2 năm. Khu vực đầu tiên được thí điểm là tỉnh Hà Bắc, và sau đó mở rộng đến tỉnh Chiết Giang và thành phố Thâm Quyến của tỉnh Quảng Đông.
Theo kế hoạch thí điểm, vào tháng 7/2020, chương trình thí điểm sẽ được triển khai đầu tiên tại tỉnh Hà Bắc. Từ tháng 10/2020, các dự án thí điểm sẽ được thực hiện tại tỉnh Chiết Giang và thành phố Thâm Quyến. Điều này có nghĩa là các cá nhân cần đăng ký khi gửi hoặc rút từ 200.000 NDT trở lên ở Thâm Quyến, 100.000 NDT trở lên ở tỉnh Hà Bắc và từ 300.000 NDT trở lên ở tỉnh Chiết Giang. Việc quản lý tài khoản công hữu tại 3 tỉnh với số tiền khởi điểm đều là 500.000 NDT trở lên thì cần phải đăng ký.
Người dân 3 tỉnh, thành phố trên cần đặt lịch hẹn trước nếu có nhu cầu gửi, rút tiền mặt số lượng lớn. Theo quy định đặt chỗ của các tổ chức tài chính ngân hàng, khách hàng của ngân hàng có thể làm thủ tục đặt chỗ trước ít nhất 1 ngày qua các kênh như trực tuyến, điện thoại hoặc đến quầy và đến quầy đặt chỗ để xử lý số tiền rút lớn. Khi xử lý các khoản tiền gửi và rút tiền mặt với số lượng lớn trên mức khởi điểm quy định trong biện pháp quản lý, khách hàng cần thực hiện các thủ tục đăng ký liên quan và điền chính xác các thông tin như mục đích rút tiền và nguồn tiền gửi.
Phương Hiểu, Epoch Times
Xem thêm:
TP.HCM quyết định dừng dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hình thức…
Trong 22 trường hợp viêm phổi nặng được xét nghiệm, sàng lọc tại tỉnh Bình…
Cầu Tứ Liên có chiều dài khoảng 11,5km, tổng mức đầu tư được tạm tính…
Tại thời điểm thống kê, xác định dịch bệnh, 58/100 con lợn giống cấp trong…
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề cử bà Kristi Noem, Thống đốc tiểu…
Các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của một tên lửa đạn…