Ngay từ năm 2011 quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đề xuất, người dân khi đăng ký cấp giấy phép lái xe đồng thời cũng nên đăng ký nguyện vọng hiến tạng. Gần đây trên mạng lan truyền lại thông tin, một đại biểu Nhân đại (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của ĐCSTQ) đề nghị rằng nguyện vọng hiến tạng nên được đăng ký trong quá trình xin cấp giấy phép lái xe. Điều này một lần nữa gây ra làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng mạng.
Hôm 6/3/2015, trang mạng chính thức của Nhân dân Nhật báo đã đăng lại một bài viết của tờ “Nhật báo Pháp chế”. Ngay từ năm 2011, ông Hoàng Khiết Phu (Huang Jiefu), lúc đó là Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc, đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng, “nước ta dự kiến sẽ thực hiện đăng ký hiến tạng khi nộp đơn đăng ký cấp bằng lái xe trong năm.” Sau đó, tại kỳ họp “lưỡng hội” toàn quốc, ông Chu Liệt Ngọc (Zhu Lieyu), đại biểu Nhân đại tỉnh Quảng Đông, cũng đề xuất “thực hiện việc đăng ký ý định hiến tạng trong quá trình xin cấp giấy phép lái xe”.
Tài khoản Douyin tại Trung Quốc Đại Lục “Xiongmao Fubao” gần đây đăng tin nói rằng “việc hiến tạng đã xuất hiện chiêu trò mới”, ông Chu Liệt Ngọc, Đại biểu Nhân đại toàn quốc kiêm Chủ tịch Hiệp hội liên lạc trí thức ngoài đảng tỉnh Quảng Đông, đã kiến nghị “trong quá trình công dân đăng ký cấp giấy phép lái xe, cũng đồng thời đăng ký nguyện vọng hiến tạng”.
Ông Chu Liệt Ngọc nói do tỷ lệ hiến tạng ở Trung Quốc hiện nay còn thấp, trong khi ghép tạng là một phương pháp điều trị quan trọng để cứu sống bệnh nhân bị suy tạng giai đoạn cuối. Để bù đắp cho sự thiếu hụt lớn về nguồn cung nội tạng, ông đề nghị “công dân đăng ký nguyện vọng hiến tạng trong quá trình xin cấp giấy phép lái xe”.
Ông Chu Liệt Ngọc tuyên bố rằng hàng chục ngàn người tử vong vì tai nạn giao thông ở Trung Quốc mỗi năm, và một phần lớn trong số họ là tài xế. Nếu danh sách nguyện vọng hiến tạng của các tài xế có thể đạt được ở phạm vi lớn nhất, để những người có nguyện vọng có thể trở thành người hiến tạng, thì điều này sẽ rất tốt cho việc tăng số lượng hiến tạng.
Trong phần bình luận trên Douyin, một cư dân mạng Quảng Đông cho biết: “Tôi đã được yêu cầu ký tên (vào nguyện vọng hiến tạng) khi tham gia kỳ thi lấy bằng lái xe vào năm 2012”.
Các cư dân mạng khác nói:
“Ai vào Đảng thì phải ký trước.”
“Ai đề nghị thì người đó hiến.”
“Hãy để cả cửu tộc [người đó] cùng hiến trước đi.”
“Sao không ký trước khi lấy căn cước luôn đi.”
“Ngay khi sinh ra thì đóng dấu vào bảng đăng ký chẳng phải tốt hơn sao?”
“Ai dám ký? Sau khi ký, chỉ một va chạm nhỏ, thì trên thắt lưng sẽ có một vết mổ.”
“Trong xã hội vô đạo đức này, chỉ có thứ không thể nghĩ ra chứ, không có gì là không ra được.”
“Nếu bạn phanh phui những lời dối trá của họ, họ chính là một nhóm kẻ nói dối; nếu kiểm tra chặt chẽ tài sản gia đình họ, họ là một nhóm cường đạo; nếu họ công bố tài khoản của mình, họ là một nhóm kẻ trộm; nếu công khai cuộc sống của họ, họ một nhóm lưu manh.”
“Quá đen tối, quá độc, quá tàn ác, không thể diễn tả được.”
“Những người thực sự bức hại bạn cứ nói với bạn: Đây là kẻ thù, kia là kẻ thù… Nhưng kẻ thù thực sự là nhóm người mà bạn không thể chỉ trích!”
Cư dân mạng trên X bình luận:
“Từ nay về sau, chết não sẽ phổ biến như cảm cúm”.
“Cũng không khác gì khi sinh ra mặc nhận là sẽ hiến tạng!”
“Những người nhận bằng lái xe phần lớn đều là người trẻ tuổi, khỏe mạnh, về sau này ‘tai nạn giao thông’ sẽ xảy ra theo nhu cầu.”
“Trung Quốc không còn có thể được gọi là một quốc gia nữa, bởi vì mọi hành động của ĐCSTQ đều mang tính chất băng đảng, và Trung Quốc đã trở thành một vùng cướp bóc của thổ phỉ đúng nghĩa.”
Hôm 27/8, người dùng trên mạng xã hội X có tên “Mạng câu hỏi ngày nay” đã đăng một bài viết nói rằng, 2 đề xuất do giáo sư Đại học Phúc Đán là ông Hoàng Hữu Quang (Huang Youguang) đưa ra gần đây đã gây tranh cãi rộng rãi. Một trong những đề xuất “gây sốc” là “sử dụng những người nông dân có trình độ học vấn thấp là nhóm chính để hiến tặng nội tạng”.
Bài viết chỉ ra rằng đề xuất này thực chất là một tuyên bố “phân biệt đối xử”, hàm ý “hạ thấp giá trị sinh mạng của người nông dân”. Việc liên kết nông dân với việc hiến tạng không chỉ vi phạm các nguyên tắc cơ bản về công bằng xã hội, mà còn xúc phạm sâu sắc đến phẩm giá của nhóm người này một cách rộng rãi.
Không chỉ cần đăng ký nguyện vọng hiến tạng khi xin giấy phép lái xe, nông dân được khuyến khích trở thành nhóm hiến tạng chính, mà những sinh viên xuất sắc từ các trường đại học trọng điểm của Trung Quốc thuộc dự án 985 và các trường thuộc dự án 211 cũng được đưa vào phạm vi sàng lọc nguồn cung nội tạng. Cư dân mạng “Quần áo mới của Hoàng đế” nói thẳng rằng đó là “tiêu chí lựa chọn người hiến tạng cho những người đàn ông cấp cao của ĐCSTQ”.
Đài Á Châu Tự do đưa tin hôm 28/9/2017 rằng đã có báo cáo về việc sinh viên đại học mất tích ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc trong những năm gần đây. Từ năm 2013 đến năm 2016, nhiều nam sinh viên đang học đại học ở Vũ Hán đã biến mất, điều kỳ lạ là những người mất tích đều là nam sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, cao gần 180 cm. Đối với phụ huynh học sinh, con mình sống không thấy người, chết không thấy xác, dù thế nào đi nữa thì cũng khó có thể chấp nhận được.
Theo báo cáo, Lâm Phi Dương (Lin Feiyang), một sinh viên đại học từ Vũ Hán đang du học tại Đại học quốc gia Moscow (Nga), đã đáp chuyến bay China Southern từ Moscow đến Vũ Hán vào tháng 11/2015. Sau khi xuống máy bay ở Vũ Hán, anh biến mất vào khu vực trung tâm thành phố Hán Khẩu và mất tích kể từ đó. Bố anh nói rằng cảnh sát Vũ Hán từ chối lập án, ông cảm thấy khó hiểu và phẫn nộ trước hành động làm lấy lệ của chính quyền.
Vào đêm giao thừa, ngày 31/12/2014, Tiêu Bằng Phi (Xiao Pengfei), sinh viên ngành công nghệ sinh học năm thứ tư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán, người đoạt học bổng hạng nhất, một mình đi bộ từ cửa sau của trường đến công viên Giang Than, sau đó đã biến mất khỏi thế giới. Bố của Tiêu Bằng Phi cho biết, có camera khắp các đường phố, ngõ hẻm ở Vũ Hán, nhưng cảnh sát nói trời quá tối nên không thể nhìn thấy vào ban đêm.
Bố của Tiêu Bằng Phi cũng nói với RFA rằng đặc điểm chung của hàng chục người mất tích là họ đều khoảng 20 tuổi, cao khoảng 1,8 mét và đều biến mất ở khu vực cầu sông Dương Tử, nên phụ huynh đều có dự cảm xấu. “Trong nhóm có phụ huynh suy nghĩ theo hướng này, có khả năng con mình bị lấy nội tạng, sau đó thi thể bị xử lý biến mất”.
Lý Mộc Tử, Vision Times
Công an TP. Hải Phòng kiểm tra vũ trường New MDM, phát hiện 26 người…
TP.HCM quyết định dừng dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hình thức…
Trong 22 trường hợp viêm phổi nặng được xét nghiệm, sàng lọc tại tỉnh Bình…
Cầu Tứ Liên có chiều dài khoảng 11,5km, tổng mức đầu tư được tạm tính…
Tại thời điểm thống kê, xác định dịch bệnh, 58/100 con lợn giống cấp trong…
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề cử bà Kristi Noem, Thống đốc tiểu…