Trải nghiệm đáng sợ về ‘big data’ của ĐCSTQ từ một công dân

Eileen vốn là giám đốc điều hành cấp trung và cấp cao của một công ty Internet Trung Quốc, cô đã đến Hoa Kỳ vào tháng Tám năm nay. Vì giải cứu người nhà tu luyện Pháp Luân Công của mình, thẻ căn cước của cô ấy đã bị đánh dấu “thành viên tà giáo”, và nhiều lần bị ‘big data’ (dữ liệu lớn) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) theo dõi và bức hại.

(Ảnh minh hoạ: Shutterstock)

Khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, Eileen mới chỉ vài tuổi. Mẹ của Eileen là một học viên Pháp Luân Công, bà sử dụng lý niệm “Chân, Thiện và Nhẫn” để giáo dục con gái mình. Điều này giúp Eileen trở nên xuất sắc trong cả học tập và việc rèn luyện nhân cách, sự nghiệp học hành và công việc của cô đều rất thuận lợi.

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” giúp nâng cao tiêu chuẩn đạo đức, cùng 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và người dân được đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Vài năm trước, nhiều học viên Pháp Luân Công tại địa phương đã bị đàn áp vì nói rõ sự thật (giảng chân tướng) về Pháp Luân Công. Mẹ của Eileen cũng bị bắt.

Vì Eileen ra mặt giải cứu mẹ, suốt ngày đến các ban ngành của công an, kiểm sát và tòa án, nên cô bị đánh dấu là “thành viên tà giáo”.

“Khi đó tôi đã miễn cưỡng khai báo số ID của mình. Hiện giờ với ‘big data’, chỉ cần họ cầm cái máy đó chĩa vào mặt tôi quét một cái, là tất cả thông tin của tôi đều xuất hiện.”

Eileen cũng nghe các luật sư nói rằng ‘big data’ là một mạng Internet toàn quốc. Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hiện rất phát triển, và có thể hiện nhận dạng khuôn mặt một cách có hệ thống. Hệ thống giám sát có thể chụp được khuôn mặt của các học viên Pháp Luân Công và báo cảnh sát.

Bản thân Eileen cũng làm việc cho các công ty Internet. Cô biết được rằng một số công ty Internet chuyên làm về kỹ thuật số xử lý các công việc của chính phủ.

Từ khi thẻ căn cước (ID) của Eileen được xác định, cô đã bị bức hại 3 lần vì ‘big data’ của ĐCSTQ theo dõi.

Do công việc, Eileen phải thường xuyên đi công tác. Năm 2020, trong chuyến công tác tại một thành phố phía nam của ban lãnh đạo toàn công ty, khi cô đang quẹt thẻ căn cước ở lối vào ga tàu cao tốc, lúc mọi người đều đã đi qua, cảnh sát lại kéo cô sang một bên và từ chối không cho cô đi qua.

Eileen đoán, phải chăng vì để điều tra dịch bệnh, nhưng cảnh sát vẫn ngập ngừng úp úp mở mở, như thể họ sợ hãi vì đã chuyện khuất tất. Sau đó, họ giải thích lý do, rằng thông tin thẻ căn cước của cô ấy được đánh dấu là “thành viên tà giáo”.

Cảnh sát đã chụp ảnh cô và thả cô đi. “Lần đó tôi đã biết có điều gì đó không ổn với danh tính của mình, áp lực tâm lý với tôi rất lớn”, Eileen nói.

Lần thứ hai, trong chuyến đi công tác tại một thành phố phía bắc, khi quẹt thẻ căn cước, cô phát hiện mình không vào được ga tàu, máy kêu bíp bíp. Sau đó công an lập tức xuất hiện, cầm lấy thẻ căn cước của cô, và đưa cô ấy đến một căn phòng tối nhỏ.

Có vài cảnh sát trong căn phòng nhỏ tối tăm. Eileen hỏi: “Tại sao anh lại gọi tôi đến đây?” Cảnh sát tỏ thái độ không tốt, nói: “Bản thân cô không tự biết sao?!”

Cảnh sát yêu cầu cô báo cáo với đồn cảnh sát địa phương và viết “tam thư” (3 bản cam kết từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công). Eileen nói: “Tại sao tôi phải viết tam thư? Tôi không viết.” Cảnh sát liên tục đe dọa cô, mãi đến khi tàu chuẩn bị khởi hành, họ mới để cô đi.

Điều này đã gây ra rất nhiều căng thẳng tâm lý cho Eileen. Hơn nữa, cảnh sát đã liên lạc với đồn cảnh sát địa phương ở quê nhà của Eileen. Kể từ đó, cô thường xuyên bị đồn cảnh sát địa phương quấy rối.

Lần thứ 3 là khi Eileen đi công tác ở một thành phố phía nam, nhân viên an ninh quốc gia đã trực tiếp gõ cửa phòng cô. “Tôi bị sốc. Khi mở cửa ra thì đúng là cảnh sát, 2 nhân viên an ninh quốc gia và cảnh sát xã hội từ khu dân cư, đến thẩm vấn tình hình.” Eileen nói: “Ác đảng (ĐCSTQ) đã thiết lập ‘big data’. Hiện giờ các học viên Pháp Luân Công đều bị đánh dấu tại bất cứ nơi nào họ đến.”

“Ngay khi tôi đến thành phố của họ, khi nào tôi vào khách sạn và ở đâu, họ đều biết rất rõ. Vì phải tạm trú ở đó, nên tôi đã đăng nhập vào hệ thống của họ. Cảnh sát nói: Cô có biết rằng quê nhà của cô, và cả thành phố nơi cô làm việc, đều đang tìm kiếm cô ở khắp mọi nơi hay không?”

Một lần khác, nhân viên an ninh quốc gia trực tiếp đến công ty của Eileen để quấy rối cô, họ thậm chí còn chạy khắp các thành phố. “Họ đến văn phòng với danh nghĩa về vụ việc của gia đình tôi. Kỳ thực, họ đến để đe dọa tôi.” Sau đó, Eileen buộc phải chuyển công ty.

Ngoài ra, thi thoảng trong dịp Tết, công an lại gọi điện đến. Họ còn đến nhà họ hàng, để hỏi thăm tình hình của cô, và yêu cầu cô đến đồn công an, ký tên vào “tam thư”, nói là vì “zero COVID”: “Cô được liên kết với hệ thống của chúng tôi, phải xử lý cô.”

“Ý của họ là: Bạn phải viết cam kết. Sẽ mất 1 năm hoặc lâu hơn, sau đó tùy thuộc vào thái độ của bạn, họ mới xóa dấu hiệu đó đi”, Eileen nói.

Vài năm nay, cảnh sát ở thành phố nơi Eileen sống, hay thành phố nơi cô đến, và quê hương của cô đều có thể tìm thấy cô. “Áp lực này khiến mọi người không thể ngủ ngon giấc vào ban đêm. Bạn sẽ cảm thấy rằng mình thực sự bị họ giám sát bất cứ lúc nào. Những công dân hạng hai không có tự do sẽ bị họ đàn áp”, cô nói.

Eileen nói: “Trên thực tế, nếu không có cuộc đàn áp, chúng tôi đã có thể trở thành những nhân vật xuất chúng ở Đại Lục. Nhưng vì cuộc bức hại này, mọi người đều không có một môi trường sống bình thường và yên bình.”

Mặc dù Eileen rất nỗ lực để giải cứu mẹ mình, nhưng mẹ cô vẫn bị kết án. “Thực ra, trong các thành viên của cảnh sát, kiểm sát và tòa án, nhiều người đều biết sự thật, nhưng họ phải làm vậy vì ‘bát cơm’ của riêng mình. Một số người không hiểu sự thật hoặc muốn đi theo tà đảng, thì rất tà ác,” cô nói.

Lần nọ, khi Eileen đến thăm người nhà bị giam giữ, cô đứng bên ngoài bức tường cao và không cầm được nước mắt. “Rõ ràng người thân của tôi là người tốt, nhưng họ vẫn bị nhốt trong bức tường cao này. Vì sao tu luyện Đại Pháp, một tín ngưỡng tốt như vậy, lại phải chịu oan ức như thế này, lại bị nhốt trong những bức tường cao? Tôi cảm thấy rất xót xa và đau đớn.”

Trại tạm giam cũng không cho gặp mặt người nhà, chỉ có thể thuê luật sư. Eileen nhớ rằng 1 ngày trước phiên tòa, cô và luật sư muốn xem xét lại vụ án và đọc lời bào chữa, nhưng ngay khi họ lên lầu, cảnh sát lại gõ cửa và bảo họ mở cửa khách sạn.

“’big data’ là nơi nhất cử nhất động của bạn đều hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của họ,” Eileen nói.

Tháng Tám năm nay, Eileen có được thị thực du học và đến được Hoa Kỳ mà không gặp phải bất kỳ vấn đề an ninh nào trong chuyến bay.

ĐCSTQ sử dụng ‘big data’ để kiểm soát mọi người, gây ra sự phẫn nộ của công chúng

Trước đó, Thời báo Epoch Times cũng đưa tin, trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã phát triển mạnh mẽ hoạt động giám sát kỹ thuật số. Chính quyền địa phương đang đấu thầu các dự án ‘big data’ tiêu tốn số tiền rất lớn. Tuy nhiên, hệ thống này không hoàn hảo và các camera giám sát thường bị hỏng.

Eileen cũng tin rằng ‘big data’ của họ thường rất kém và hay xảy ra sai sót. Đặc biệt là việc giám sát dịch bệnh thường bị nhầm lẫn. Một số người trong nhóm chưa từng ra nước ngoài lại bị cấp mã số đỏ, sau đó bị đưa đi cách ly 14 ngày. Sau này, khi kiểm tra mới biết hóa ra họ nhầm lẫn rằng người này đã ra nước ngoài.

“‘big data’ của nó không quá phát triển, và thường chỉ duy hộ lợi ích của một phía (ĐCSTQ). Ví dụ, nếu bạn đến từ các tỉnh khác và chưa đến vùng dịch, nó sẽ cung cấp cho bạn một mã màu vàng trước. Sau mã màu vàng, khu dân cư sẽ gọi điện, sau nhiều lần thẩm tra, xác minh, xét nghiệm axit nucleic, mới cung cấp cho bạn mã màu xanh lá cây theo cách thủ công.” Cô nói: “Phương pháp ‘big data’ này đã khiến mã sức khỏe một lần nữa trở thành công cụ kiểm soát mọi người.”

Eileen cho biết, dịch bệnh cũng đã khiến nhiều người nhìn rõ bộ mặt thật của ĐCSTQ. Thành phố động một chút là đóng cửa, cách ly, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và phát triển kinh tế của người dân. Nhiều người thất nghiệp và bị sa thải, người dân thường cảm thấy không còn hy vọng. Hơn nữa chính quyền ngày càng tả hóa, họ còn muốn đóng cửa đất nước.

Cô nói: “Thực ra, nhiều người trẻ bây giờ rất tỉnh táo, nhiều người cảm thấy tuyệt vọng. Họ không thấy hy vọng nào cho tương lai. Vì sự tà ác của ĐCSTQ, vì cuộc đàn áp này, việc đàn áp ngôn luận, đổi trắng thay đen đã đạt đến mức vô liêm sỉ.”

Tháng Ba năm nay, một trận dịch bùng phát ở Thượng Hải. Eileen quan tâm hơn đến tình hình lúc đó vì cô có bạn bè ở Thượng Hải. Ví dụ, cô ấy nói rằng việc đóng cửa thành phố Thượng Hải bi thảm như thế nào, khiến người dân chết đói, và chính quyền vẫn thường xuyên xóa các bài đăng và đóng tài khoản của cô.

“Lần này khi Thượng Hải đóng cửa, có một bài viết có lượt chia sẻ rất cao có tên ‘Sức chịu đựng của người Thượng Hải đã đến giới hạn’. Đó là một bài viết bị xóa trên mạng Internet, vì nó viết về cảm nhận và tình cảnh chân thực của người Thượng Hải.

Bài đầu tiên nhận được 780.000 lượt like, kèm nội dung ‘Nếu bài này bị xóa thì người xóa sẽ không được chết một cách dễ dàng’. Nhưng Tencent đã xóa nó đi. Lúc này, người dân rất cần lên tiếng, nhưng những công ty lớn này cứ nhất quyết phải nối giáo cho giặc và xóa bài đăng hay sao?”

Eileen giới thiệu rằng Tencent có một bộ phận được gọi là Cục An toàn Thông tin. Nó có 2 hệ thống. Một là ‘big data’ dựa trên công nghệ, để xác định một số dữ liệu trường, liên tục tối ưu hóa các trường khác nhau vào hệ thống thư viện điện tử, và sử dụng các thuật toán tự động của máy.

Hai là một nhóm phụ trợ thủ công, làm việc theo ca 24/7, không bao giờ rời khỏi điện thoại di động và xóa bài đăng theo cách thủ công.

Trong thời gian Thượng Hải bị đóng cửa, một đợt bài báo “Sức chịu đựng của người Thượng Hải đã đến giới hạn” được lưu hành rộng rãi và bị xóa. (Ảnh chụp màn hình trang web)

Theo ghi nhận của Thời báo Kỹ thuật số của Trung Quốc, bài báo “Sức chịu đựng của người Thượng Hải đã đến giới hạn” có hơn 20 triệu lượt xem trước và sau khi bị xóa. Bài đăng được biết đến là bài viết trên tài khoản công khai WeChat được đọc nhiều nhất trong lịch sử. Sau này bản gốc đã được khôi phục nhưng không rõ lý do.

Ngoài ra, còn có một video cũng được lưu hành khá rộng rãi có tên “Thanh âm của tháng Tư”. “Lúc đó người dân mới bừng tỉnh, phẫn nộ. Họ dùng cách chia sẻ bài viết để bày tỏ chính nghĩa và sự phẫn nộ. Nhiều người trong nhóm im lặng cũng không chịu được nữa, họ thi nhau chia sẻ bài viết, như một sự phản đối thầm lặng,” cô nói.

“Vào thời điểm đó, dường như Tencent đang thực sự chống lại những người dân này, giống như một cuộc đại chiến chính tà. Người dân sử dụng các loại chia sẻ, liên kết đều không được, đưa video vào tài khoản video cũng không được. Cuối cùng thì họ tải video xuống và đăng lại ở chế độ riêng tư trong vòng kết nối bạn bè của mình. Sau đó, tạo video thành một bức ảnh, hay làm thành phim hoạt hình flash, mọi cách đều không được, (Tencent) xóa mọi thứ, xóa rất điên cuồng.”

Eileen cho biết, công nghệ thuật toán của các nước phát triển được sử dụng để đổi mới và thay đổi thế giới. Nhưng những công ty công nghệ ở Trung Quốc đang nằm dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Thuật toán của họ được sử dụng để giám sát người dân và nối giáo cho giặc. Các công ty như Tencent phải đối mặt với sự lựa chọn rất lớn, nếu không, sự phát triển liên tục của họ sẽ là một tội ác tày trời.

Vào tháng Sáu năm nay, New York Times đã công bố một báo cáo điều tra của các phóng viên sau hơn một năm, chỉ ra rằng ĐCSTQ đang mở rộng việc thu thập một lượng dữ liệu cá nhân của công dân trên quy mô chưa từng có, bao gồm việc xây dựng một số cơ sở dữ liệu DNA lớn nhất thế giới và trên cơ sở công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Họ còn thu thập cả dấu vết giọng nói của người dân.

Theo Bloomberg, công ty an ninh mạng Group-IB có trụ sở tại Singapore cho biết, sau vụ rò rỉ một lượng lớn thông tin cá nhân của người dân Trung Quốc vào tháng Sáu, vào tháng Bảy đã có thêm khoảng 290 triệu thông tin cá nhân của người dân Trung Quốc được bán trên một diễn đàn tin tặc dữ liệu ngầm mang tên Breach Forums.

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

13 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

21 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

38 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

1 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago