Trường học Nhật Bản ở Trung Quốc tạm nghỉ vào ngày nhạy cảm: Thảm sát Nam Kinh

13/12 là ngày kỷ niệm 87 năm vụ Thảm sát Nam Kinh. Đây cũng là năm thứ 11 Trung Quốc chọn ngày 13/12 là Ngày tưởng niệm quốc gia, nghi lễ được tiến hành tại Nhà Tưởng niệm Đồng Bào. Vào ngày nhạy cảm này, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi Yoshimasa cho biết, do gần đây xảy ra những vụ tấn công nhằm vào trẻ em Nhật Bản ở Trung Quốc, nên kêu gọi người dân Nhật Bản ở Trung Quốc hãy cảnh giác và chú ý đến an toàn hơn. 12 trường học Nhật tại Trung Quốc Đại Lục và Hồng Kông đã thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn, trong đó có 7 trường quyết định cho học sinh tạm nghỉ học, 5 trường học chuyển sang học trực tuyến.

Vào đêm trước lễ kỷ niệm 81 năm vụ Thảm sát Nam Kinh, ông Kwok Siu-kit, một thành viên của Ủy ban Hành động Quần đảo Điếu Ngư Hồng Kông, đã đốt một tấm bảng đạo cụ tượng trưng cho bài vị của tội phạm chiến tranh Nhật Bản Tojo Hideki bên ngoài Đền Yasukuni ở Nhật Bản. Ông này đã bị phía Nhật Bản bắt giữ vào sáng ngày 12/12/2018. (Nguồn: Thông tấn xã Trung ương Đài Loan, CNA)

Ông Hayashi Yoshimasa cho biết: “Vào những dịp liên quan đến các ngày kỷ niệm lịch sử giữa Nhật Bản và Trung Quốc, cần đặc biệt chú ý. Chúng tôi đã gửi nhắc nhở an toàn qua email lãnh sự.”

Ông cũng cho biết dựa trên tình hình an ninh gần đây, Chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu Trung Quốc đảm bảo an toàn cho người Nhật ở Trung Quốc ở mọi cấp độ.

Vào ngày 13/12, Ban Chấp hành Trung ương và Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tổ chức lễ tưởng niệm công khai toàn quốc năm 2024 tại Nam Kinh cho các nạn nhân của vụ Thảm sát Nam Kinh. Ông Lý Thư Lỗi (Li Shulei), Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương kiêm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Trung ương, đã tham dự và phát biểu. Còi báo động phòng không vang lên khắp Nam Kinh, cảnh sát làm nhiệm vụ trên đường phố và người dân đã dừng lại mặc niệm một lúc để tưởng nhớ các nạn nhân.

Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc và các cơ quan khác đã đưa ra yêu cầu trước với chính quyền Trung Quốc để đảm bảo an toàn cho người dân Nhật Bản. Đối với người Nhật sống ở Trung Quốc, họ được nhắc nhở phải đặc biệt cẩn thận trong ngày này, đồng thời được khuyến cáo tránh những hành vi như nói to tiếng Nhật ở nơi công cộng. Tình trạng này rất bất thường và liên quan đến 2 vụ tấn công học sinh Nhật Bản ở Trung Quốc năm nay.

Ngày 18/9, tại Thâm Quyến tỉnh Quảng Đông, cậu bé 10 tuổi đang học tại trường Nhật Bản đã bị người đàn ông 44 tuổi tấn công và tử vong vào sáng 19/9.

Ngày 24/6, sau khi xe buýt trường học Nhật Bản ở Tô Châu đến bến xe, một phụ nữ Nhật Bản và cậu con trai bị một người đàn ông Trung Quốc đâm bị thương. Cô Hồ Hữu Bình (Hu Youping), một công dân Tô Châu và là nhân viên trên xe buýt trường học, đã bị đâm khi ngăn người đàn ông tiếp tục tấn công. Ngày 28/6, giới chức Trung Quốc đưa tin cô đã không may qua đời.

‘Ẩn tình’ việc ĐCSTQ từng xóa bỏ lịch sử vụ Thảm sát Nam Kinh

Trong cuốn ‘Cẩm nang dành cho giáo viên lịch sử trung học’ xuất bản năm 1958, phần ‘Niên đại các sự kiện lịch sử của trong và ngoài nước Trung Quốc’, chỉ có một mô tả đơn giản về năm 1937 rằng quân đội Nhật Bản xâm chiếm Thượng Hải và Chính phủ Quốc dân đảng chuyển thủ đô về Trùng Khánh, không có đề cập gì đến vụ Thảm sát Nam Kinh nào cả. Khi nói về các sự kiện lớn năm 1927, cuốn sách có đề cập đến vụ Tưởng Giới Thạch thảm sát một lượng lớn những người cộng sản và quần chúng cách mạng.

Trong cuốn “Niên đại lịch sử” ấn bản năm 1975 của “Lịch sử mới của Trung Quốc” chỉ có ghi chép về năm 1937 rằng “Chính phủ Quốc dân dời đô về Trùng Khánh và việc phòng thủ Nam Kinh thất bại”, hoàn toàn không đề cập đến vụ Thảm sát Nam Kinh.

Vụ Thảm sát Nam Kinh xuất hiện lần đầu tiên trong ấn bản năm 1979 của sách giáo khoa lịch sử trung học toàn thời gian. Mãi đến năm 1985, Chính phủ Trung Quốc mới bắt đầu xây dựng “Nhà Tưởng niệm vụ Thảm sát Nam Kinh” tại Nam Kinh.

Người Nhật cảm thấy khó hiểu vì điều này. Tại sao chính quyền ĐCSTQ thời Mao Trạch Đông lại xóa lịch sử về vụ Thảm sát Nam Kinh? Có phải vì Mao Trạch Đông đặc biệt thân Nhật? Đúng là chính Mao Trạch Đông đã nói với người Nhật: “Chúng ta phải cảm ơn Nhật Bản vì sự xâm lược của nước này” (nhờ vậy ĐCSTQ mới ‘ngư ông đắc lợi’ đánh bại được Quốc dân đảng).

Có nhận định cho rằng lý do vụ Thảm sát Nam Kinh bị lờ đi vào thời Mao Trạch Đông không phải vì Mao đặc biệt thân Nhật, mà vì Mao muốn bôi nhọ Tưởng Giới Thạch và bịa ra lời nói dối rằng Quốc dân đảng không chống Nhật, chỉ có Đảng Cộng sản chống Nhật.

Trong sử sách thời Mao Trạch Đông, quân Quốc dân đảng được mô tả là chạy trốn khi nhìn thấy quân Nhật, cho rằng Bát lộ quân và Tân tứ quân của ĐCSTQ đã chiến đấu với hơn 80% quân Nhật và tay sai. Theo đó, chiến trường chính của cuộc kháng chiến chống Nhật nằm ở khu vực do ĐCSTQ kiểm soát, và chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Nhật là do sự lãnh đạo của ĐCSTQ.

Nếu kể cho học sinh nghe về “Thảm sát Nam Kinh”, thì phải nhắc đến cuộc kháng chiến và những hy sinh to lớn của quân đội Quốc dân đảng. Điều này rõ ràng mâu thuẫn với huyền thoại “ĐCSTQ lãnh đạo Chiến tranh chống Nhật và Quốc dân đảng chạy trốn để tránh chiến tranh” mà Mao cho tuyên truyền, nên buộc phải xóa đi.

Về lịch sử vụ Thảm sát Nam Kinh. Sau năm 1979, ĐCSTQ bắt đầu thừa nhận quân đội Quốc dân đảng đã tích cực kháng chiến trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến. Chỉ khi đó, lịch sử về vụ Thảm sát Nam Kinh mới lại xuất hiện.

Thực tế, vụ Thảm sát Nam Kinh từng bị xóa bỏ cho thấy để hoàn thiện 01 “huyền thoại” hay lời nói dối trong lịch sử, thường phải bịa ra thêm 10 lời nói dối mới. Kết quả của việc tạo ra huyền thoại là sử sách Trung Quốc đầy dối trá. Mặc dù sử sách Trung Quốc đã được cải thiện rất nhiều, nhưng lịch sử hiện đại vẫn còn nhiều sai sót.

Theo tác giả Ninh Cát Vũ, vụ Thảm sát Nam Kinh ban đầu là một sự kiện lịch sử. Sự kiện lịch sử như vậy không nên được sử dụng cho mục đích chính trị, cũng như không nên tùy tiện xuyên tạc và bóp méo sự thật lịch sử vì mục đích chính trị. Tuy nhiên, sách giáo khoa lịch sử của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua đã thay đổi tùy theo tình hình chính trị, vụ Thảm sát Nam Kinh đã chuyển từ bị xóa bỏ sang bị nhấn mạnh quá mức, từ thái cực này sang thái cực khác. 

Trí Đạt (t/h)

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Ba hộ dân xin không nhận nhà ở Làng Nủ mới: Vì gia đình không còn ai

Đại diện 3 hộ dân tại khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh,…

1 giờ ago

Người đàn ông vô gia cư trở thành cảnh sát

Từ một người vô gia cư trở thành cảnh sát - câu chuyện nghe như…

4 giờ ago

Ông Putin: Lãnh đạo phương Tây nghĩ họ là đại diện của Chúa trên Trái Đất

Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích các quốc gia phương Tây tiếp tục hành động…

5 giờ ago

Nghị sĩ Mỹ Cotton: Không nên cản việc hủy bỏ ‘tối huệ quốc’ đối với Trung Quốc

Ông Tom Cotton đã cảnh báo các nhà vận động hành lang không nên phản…

5 giờ ago

Quan điểm của ông Trump và Nga về tương lai của Syria

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “nắm giữ…

7 giờ ago

Chế độ bắt lính của Ukraine là một thất bại — Cựu Tổng thống Poroshenko

“Hãy nhìn các con số thống kê đi! [Ukraine] chúng ta có bao nhiêu lính…

7 giờ ago