Vì sao ĐCSTQ ngụy tạo “vụ tự thiêu tại Thiên An Môn”?

Ngày 20/7 năm nay đánh dấu kỷ niệm 22 năm ngày người tập Pháp Luân Công chống lại bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông Uông Chí Viễn, Chủ tịch của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công nói với Epoch Times rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công này đã kéo dài 22 năm, ở mức độ rất lớn là có liên quan đến “Vụ tự thiêu Thiên An Môn” được ngụy tạo cách đây 20 năm.

Vì sao ĐCSTQ làm giả “Vụ tự thiêu Thiên An Môn”?

Ông Uông Chí Viễn nói, “Sự kiện tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn xảy ra khi ĐCSTQ không duy trì được cuộc bức hại Pháp Luân Công, và trong tình trạng ‘đâm lao phải theo lao’.”

“Ông Giang Trạch Dân đã dùng đến lượng lớn nguồn tài nguyên quốc gia để đàn áp Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp kéo dài gần nửa năm, đã bị người dân trong nước và cộng đồng quốc tế phổ biến phản đối.”

“Sau khi bức hại thời gian dài như thế, người tập Pháp Luân Công đại thiện đại nhẫn, tiếp tục không ngừng đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, tiếp tục không ngừng nói rõ sự thật về cuộc bức hại, tạo ra sự chấn động tương đối lớn. Điều này khiến ĐCSTQ rơi vào thế khó.”

Khi đó ĐCSTQ trở nên lúng túng. Tại sao lại tạo ra trò lừa bịp thế kỷ mang tên “tự thiêu”? Bài viết này trình bày chi tiết cho độc giả từ các khía cạnh sau:

1400 trường hợp nói dối khó có thể tiếp tục

Ngày 20/7/1999, cùng lúc với việc ra lệnh bức hại Pháp Luân Công,  ĐCSTQ cũng đã thao túng các phương tiện truyền thông để tung tin giả một cách toàn diện. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) liên tục phát sóng “1.400” trường hợp được chuẩn bị trước (ghi âm/video) để tạo tuyên truyền giả về cái gọi là người tập Pháp Luân Công giết người, tự sát, rối loạn tâm thần, v.v. Các kênh truyền thông trên khắp Trung Quốc cũng ồ ạt vu cáo Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, lời nói dối không thể nào che đậy được sự thật.

Ví dụ, năm 2000, đài truyền hình thành phố Bàn Kim ở Liêu Ninh đã đưa tin về “Vụ án giết mẹ trong đình họ Ngụy” để giá họa cho Pháp Luân Công. Trên thực tế, người phụ nữ lớn tuổi bị giết hại là người nhặt đồng nát kiếm sống, con gái bà ta ăn chơi lêu lổng, chơi mạt chược, không có tiền thì tìm mẹ để đòi, người mẹ không có tiền đưa nên đã bị cô ta sát hại.

Sau đó, những người từ sở công an đã cho con gái của bà một ý tưởng: “Chỉ cần nói rằng cô tu tập Pháp Luân Công, đổ cho Pháp Luân Công thì sẽ không bị tử tội.” Mọi người trong gia đình họ Ngụy đều biết rằng cô ta không phải là người tập Pháp Luân Công, nhưng do áp lực từ ĐCSTQ, họ chỉ có thể nói chuyện sau lưng.

Một ví dụ khác là tác giả của tờ “Thời báo Sâm Châu” ở tỉnh Hồ Nam thừa nhận biên tạo tin giả để giá họa cho Pháp Luân Công.

Theo trang web Minh Huệ (Minghui.org) của Pháp Luân Công đưa tin, ngày 6/7/2002, tờ báo đảng “Thời báo Sâm Châu” ở thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam, trong chuyên mục tin tức “Góp nhặt tuần qua” đã đăng một bài viết bôi nhọ Pháp Luân Công của tác giả Bành Vệ. Trong bài viết kể lại một người phụ nữ tên Bàng Mỹ Thanh, 28 tuổi, ở tổ Thạch Kiều Đầu, thôn Lâm Tuyền, trấn Trừ Khẩu, thành phố Tư Hưng, do cái gọi là “si mê Pháp Luân Công” nên bị bệnh, không muốn vào bệnh viện điều trị, đến giữa tháng 6/2002 thì tử vong tại nhà. Tin tức còn nói một cách bài bản rằng từ khi Bàng Mỹ Thanh tập Pháp Luân Công vào cuối năm 1996 thì không màng đến việc đồng áng, không chăm sóc con cái. Tháng 3/2002, vì để “thăng thiên” còn nhảy từ trên lầu xuống bị ngã trọng thương, v.v. để chứng minh dường như đúng là có chuyện như thế. 

Tin tức sau khi được công bố đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Vì vậy, chính quyền thị trấn Trừ Khẩu, có liên quan đến vụ việc, trong quá trình điều tra đã phát hiện ra rằng vụ việc đều là do Bành Vệ bịa đặt. Do đó, Bành Vệ đã phải đưa ra một bài tuyên bố kiểm điểm trên “Nhật báo Sâm Châu”. Ngày 8/7/2002, trên mục tin tức tổng hợp của “Nhật báo Sâm Châu” đã đăng bức thư của Bành Vệ với tiêu đề “Thư gửi đăng báo”. Nguyên văn như sau:

“Thư gửi đăng báo

Tòa soạn Nhật báo Sâm Châu:

Ngày 6/7 [năm 2002], tôi đăng một bài viết có tiêu đề “Mất mạng vì ‘si mê Pháp Luân Công’” trên “Nhật Báo Sâm Châu – bản báo chiều”, là nghe lời tự thuật phiến diện của một người nhà của người đã chết mà viết ra, Bàng Mỹ Thanh trong bài viết không phải là chết vì tập Pháp Luân Công. Tôi chưa qua kiểm chứng đã viết câu chuyện này thành báo cáo tin tức một cách vô trách nhiệm, tạo thành ảnh hưởng không tốt đến trấn Trừ Khẩu, do đó tôi vô cùng xin lỗi. 

Bành Vệ”

Cùng với việc người tập Pháp Luân Công ở trong và ngoài Trung Quốc liên tiếp nói rõ vụ “1.400 trường hợp” là dối trá, và cả các sự thật khác về Pháp Luân Công, ngày càng có nhiều người Trung Quốc đặt nghi vấn về việc liệu có phải ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công.

Người tập Pháp Luân Công tiếp tục đến Quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh để căng biểu ngữ

Học viên Pháp Luân Công Trung Quốc giơ băng rôn có ba chữ chân, thiện, nhẫn tại quảng trường Thiên An Môn (Nguồn: Minghui.org)

Cô Triệu Ngọc Mẫn (Zhao Yumin), là người tập Pháp Luân Công ở Bắc Kinh và hiện đang sống ở Sydney, Úc chia sẻ với Epoch Times rằng sau khi ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, cô không không cách nào đi thỉnh nguyện và kêu oan. Vào các ngày 28/10/1999, ngày 4/2/2000, ngày 25/6/2000, ngày 19/7/2000, ngày 1/10/2000 và ngày 6/10/2000, cô đã đến Quảng trường Thiên An Môn 6 lần để căng các biểu ngữ như “Pháp Luân Đại Pháp hảo”“Trả lại thanh bạch cho Pháp Luân Đại Pháp“, v.v, để biểu đạt tiếng lòng của mình.

Cô Triệu vốn là một người bán quần áo ở Bắc Kinh, bắt đầu tập Pháp Luân Công vào tháng 01/1999 và được hưởng lợi cả về thể chất lẫn tinh thần. Sau khi tập Pháp Luân Công, bệnh của cô đã khỏi, tính tình cũng thay đổi tốt hơn. Pháp Luân Công là một môn tu luyện Phật gia dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, bao gồm 5 bài công pháp và có tác dụng tốt trong việc loại bỏ bệnh tật và tăng cường sức khỏe.

Hình ảnh 5 bài công pháp của Pháp Luân Công.

Sau khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7/1999, nhiều người tập Pháp Luân Công từ khắp nơi ở Trung Quốc đã liên tiếp đến Bắc Kinh thỉnh nguyện. Cô Triệu Ngọc Mẫn một mặt tự mình đi thỉnh nguyện, mặt khác cô cũng tình nguyện tiếp đón hơn 1.000 người tập Pháp Luân Công đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, họ đến từ Quảng Châu, Thâm Quyến, Cáp Nhĩ Tân, Trường Xuân…

Cô đã tận mắt chứng kiến ​​chiến hành động dũng cảm của rất nhiều người tập Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn. Cô nói, “Mỗi lần đến Thiên An Môn, bạn phải gác lại sinh tử [thì mới dám] đi.”

Ngày 1/10/2000, cô Triệu Ngọc Mẫn nhìn thấy tại Quảng trường Thiên An Môn: “Có rất nhiều người ở hiện trường và bầu trời xám xịt. Sau khi biểu ngữ bên phía chúng tôi được mở ra, các đệ tử Đại Pháp (người tập Pháp Luân Công) ở các góc khác của quảng trường cũng bắt đầu căng biểu ngữ và mọi người hô lớn lên: Pháp Luân Đại Pháp là Chính Pháp! Hãy trả lại sự thanh bạch cho Sư phụ chúng tôi, trả lại sự thanh bạch cho Đại Pháp!”.

Cảnh sát ngay lập tức bắt đầu bắt giữ hàng loạt. Theo trang Minghui.org, thống kê nhân chứng tại hiện trường cho thấy đến 9:30 phút sáng, hơn 25 chiếc xe buýt cỡ vừa và lớn chở đầy người tập Pháp Luân Công đã đi khỏi Quảng trường Thiên An Môn, không biết xe đi đâu. Ước tính rằng hơn 1.000 người đã bị bắt.

Một người tập Pháp Luân Công bị cảnh sát mặc thường phục đánh đập ở Quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh. (Ảnh: Minghui)

Cô Triệu Ngọc Mẫn chia sẻ, vào nửa cuối năm 2000, số người đã đến Quảng trường Thiên An Môn để trưng biểu ngữ đạt đến đỉnh điểm. Một ngày giữa tháng 7/2000, cô đã tự nguyện tiếp nhận 40 hoặc 50 người từ Cáp Nhĩ Tân tỉnh Hắc Long Giang. Những người tập Pháp Luân Công mà cô tiếp xúc này là những người đến từ mọi tầng lớp trong xã hội. Một số là giảng viên đại học, một số là cán bộ thuế, một số là quan chức chính quyền, và một số là công nhân và nông dân. Cá nhân cô ước tính rằng trước khi xảy ra “vụ tự thiêu tại Thiên An Môn“, mỗi ngày có thể có một hoặc hai ngàn người tập Pháp Luân Công đến Quảng trường Thiên An Môn để biểu đạt tiếng lòng.

Theo thống kê chưa đầy đủ từ trang Minghui.org, trong tình huống không còn cách nào để thỉnh nguyện, từ năm 2000 đến 2001, khoảng 100.000 đến 150.000 người tập Pháp Luân Công đã đến Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh.

Đài truyền hình CNN tại Mỹ đưa tin: “Họ lần lượt xuất hiện hết nhóm này đến nhóm khác, tay cầm biểu ngữ, ký hiệu hay khẩu hiệu … Cảnh sát nhanh chóng bắt những người kháng nghị và đưa họ đi. Nhưng ngay sau đó một nhóm khác lại đứng dậy ở một góc khác.”

Đối mặt với việc người tập Pháp Luân Công trả giá bằng tính mạng để lên tiếng, ĐCSTQ vẫn nhắm mắt làm ngơ, và cuộc đàn áp tanh mùi máu vẫn tiếp tục xảy ra. 

Các trường hợp bị bức hại đến chết liên tiếp truyền ra ngoài

  • Ngày 22/7/1999, Phủ Thuận tỉnh Liêu Ninh, trạm trưởng trạm phụ đạo tình nguyện Pháp Luân Công là Vũ Chiến Thụy bị bức hại đến chết.
  • Ngày 7/10/1999, tại Chiếu Viễn tỉnh Sơn Đông, người tập Pháp Luân Công Triệu Kim Hoa bị bức hại đến chết.
  • Ngày 10/1/2000, tại thành phố Bắc Kinh, người tập Pháp Luân Công Lưu Chí Lan bị bức hại đến chết.
  • Ngày 15/1/2000, tại thành phố Bắc Kinh, người tập Pháp Luân Công Trương Thục Kỳ bị bức hại đến chết.
  • Ngày 21/1/2000, tại thành phố Duy Phường tỉnh Sơn Đông, người tập Pháp Luân Công Trần Tử Tú bị bức hại đến chết.
  • Ngày 30/3/2000, tại Hoài An tỉnh Giang Tô, người tập Pháp Luân Công Trương Chính Cương bị bức hại đến chết.
  • Ngày 22/7/2000, tại Bình Đàm tỉnh Phúc Kiến, người tập Pháp Luân Công Tiêu Dương Long bị bức hại đến chết.
  • Tháng 10/2000, tại Duy Phường tỉnh Sơn Đông, người tập Pháp Luân Công Huyền Thành Hỷ bị cảnh sát đánh chết.
  • Ngày 20/12/2000, tại Toại Ninh tỉnh Tứ Xuyên, người tập Pháp Luân Công Tô Quỳnh Hoa bị cảnh sát đá rơi từ trên lầu xuống tử vong.
  • ……

Theo thống kê không hoàn chỉnh của trang Minghui.org, đến ngày 23/1/2001, tức một năm rưỡi sau khi ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, có ít nhất 173 người tập Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết.

Cộng đồng quốc tế liên tiếp lên án ĐCSTQ

Canada là chính phủ đầu tiên trên thế giới bước ra và lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

  • Ngày 23/7/1999, Canada đã đệ trình một lá thư phản đối lên Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ. Các nhà ngoại giao Canada đã chỉ ra trong bức thư rằng hiến pháp của Trung Quốc đảm bảo cho 1,23 tỷ công dân của họ quyền tập trung hòa bình và quyền tự do ngôn luận. Lệnh cấm đối với Pháp Luân Công vào tuần trước đã vi phạm các quyền công dân này vì những người này tập trung rất ôn hòa và tìm kiếm tự do ngôn luận.
  • Tháng 8/1999, Úc nêu vấn đề Pháp Luân Công trong cuộc đối thoại nhân quyền.
  • Ngày 26/10/1999, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Robin tuyên bố rằng hành động bắt giữ thêm nhiều người biểu tình Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) vào ngày 25/10, rõ ràng đã xâm phạm nhân quyền của nhóm người tập Pháp Luân Công.
  • Tháng 9/1999, Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ban hành “Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế” thường niên đầu tiên chỉ trích cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ.
  • Ngày 18/11/1999, Quốc hội Mỹ đã thông qua Nghị quyết 218 yêu cầu ĐCSTQ ngừng bức hại Pháp Luân Công.
  • Đầu tháng 12/1999, đương nhiệm tổng thống Mỹ khi đó là Bill Clinton đã chỉ trích ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công.
  • ……

Theo đó, cộng đồng quốc tế cũng liên tiếp khen ngợi và biểu dương Pháp Luân Công.

Cộng đồng quốc tế ca ngợi Pháp Luân Công

Ngày 25/6/1999, ông Lý Hồng Chí (bên phải), người sáng lập Pháp Luân Công, đã nhận được khen ngợi từ Thống đốc tiểu bang Illinois, Thống đốc và Thị trưởng Chicago tại Trung tâm Thomson. (Ảnh: Minghui.org).

Ngày 25/6/1999, người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, đã nhận được lời khen ngợi từ Thống đốc tiểu bang Illinois, Bộ trưởng Tài chính tiểu bang và Thị trưởng Chicago.

Thống đốc thứ 39 của tiểu bang Illinois, ông George Ryan, đã nói trong thư khen ngợi: “Với tư cách là Thống đốc của Illinois, tôi rất vinh dự được chính thức tuyên dương ngài đã truyền thụ Pháp Luân Đại Pháp, có đóng góp to lớn cho đất nước chúng tôi và toàn thế giới.”

Thị trưởng thứ 43 của thành phố Chicago, ông Richard M. Daley, đã khen ngợi” “Sự chỉ dạy của Đại sư Lý đã trực tiếp thúc đẩy sự tiến bộ của toàn xã hội.”

Ngày 9/8/1999, trong thư khen ngợi của Washington DC, Hoa Kỳ đã chỉ ra: Tôn chỉ của tất cả các hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp đều dựa trên đặc tính cơ bản của vũ trụ: “Chân, Thiện và Nhẫn”, giúp con người trừ bệnh khỏe thân, giúp con người thanh lọc tâm hồn, giúp con người thăng hoa đạo đức, giúp con người bỏ ác theo thiện. Giúp xã hội loài người gìn giữ những truyền thống tốt đẹp như: chân thành, lịch thiệp, trung thực và vị tha.

Ngày 30/11/2000, Hội đồng Thành phố New York đã tuyên dương ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, và một cuộc họp báo về môn tu luyện này đã được tổ chức tại Trung tâm Thương mại thành phố. Nghị viên của Hội đồng Thành phố New York, ông Sheldon S.Leffler đã chỉ ra trong một bài phát biểu rằng, mặc dù Pháp Luân Công đã bị đàn áp ở Trung Quốc nhưng những người tập Pháp Luân Công là những người tốt. Chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp Pháp Luân Công là sai. Lòng can đảm và sự kiên trì của người tu luyện Pháp Luân Công không màng nguy hiểm tính mạng và bị đe dọa về tự do nhưng vẫn kiên trì tín ngưỡng là điều đáng khen ngợi. 

……

AFP: ĐCSTQ cảm thấy sợ hãi vì thất bại trong cuộc bức hại Pháp Luân Công

Ngày 22/1/2001, AFP đưa tin rằng ĐCSTQ thừa nhận họ không thể ngăn cản hàng trăm thành viên Pháp Luân Công biểu tình ôn hòa tại Quảng trường Thiên An Môn mỗi ngày với tiêu đề “ĐCSTQ sợ hãi vì thất bại trong việc đàn áp Pháp Luân Công.”

Báo cáo đề cập rằng trong 18 tháng đàn áp, mặc dù người tập Pháp Luân Công phải chịu nhiều sự công kích khác nhau và 50.000 người bị giam giữ, nhưng họ đã không khuất phục trước áp lực, mà trở nên quyết tâm hơn. Đồng thời bài báo cũng đề cập rằng tầng lãnh đạo của ĐCSTQ có sự chia rẽ lớn đối với cuộc đàn áp do ông Giang Trạch Dân phát động, và nhiều người ở tầng lãnh đạo đã bày tỏ sự phản đối cuộc đàn áp.

Bài báo dẫn lời Giáo sư Lưu Tô Khải của Đại học Trung văn Hồng Kông: “Giang (Trạch Dân) phải chịu trách nhiệm chính trong việc ra lệnh đàn áp. Chiến dịch đàn áp không có kết quả. Giang đã đẩy chính phủ vào ngõ cụt. Nhìn lại sau vụ việc [phát động đàn áp], nhận thấy việc đàn áp rất liều lĩnh và hấp tấp, đặc biệt là vào thời điểm Trung Quốc đang cố gắng định hình lại hình ảnh của mình trên thế giới. Do đó, Giang đành ‘đâm lao phải theo lao’. Điều này liên quan đến quyền lực cá nhân của ông ta. Ông ta lo lắng rằng nếu họ được cho một chút ‘không gian để thở’, thì ông ta sẽ bị nội bộ đảng coi là yếu kém và không thể duy trì được địa vị lãnh đạo tối cao.”

ĐCSTQ tạo “vụ tự thiêu tại Thiên An Môn” để lấy cớ tiếp tục đàn áp Pháp Luân Công

Ngày 22/2/2001, Danny Schechter, một nhà báo kỳ cựu về vấn đề nhân quyền tại Mỹ và từng đoạt giải Emmy, đã viết một bài báo với tựa đề “Ngọn lửa này ở Bắc Kinh là một vụ tự thiêu hay một trò lừa đảo?”. Bài viết nói rằng phóng viên AP trú tại Trung Quốc là Beatrice Turpin nói với Danny rằng các cuộc biểu tình của Pháp Luân Công diễn ra vào năm ngoái (2000) khi Tết Nguyên Đán đến và cảnh công an đánh đập những người tập Pháp Luân Công đã gây ra một chấn động lớn. Năm nay (năm 2001), chỉ đạo ra diễn xuất của chính ĐCSTQ, điều này phù hợp với lối suy nghĩ điển hình của ĐCSTQ.

“Vụ tự thiêu tại Thiên An Môn” do tập đoàn Giang Trạch Dân tự đạo diễn được gọi là “vụ án giả lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21”. Nhìn từ góc quay của camera, cảnh sát đã có mặt trước ở vị trí, và sau đó người tự thiêu mới bắt đầu châm lửa. (Ảnh: Minghui.org).

Trò lừa bịp do ĐCSTQ đạo diễn đã xuất hiện vào ngày 23/1/2001, trước đêm giao thừa Tết cổ truyền Trung Quốc, tuyên bố rằng 5 người tập Pháp Luân Công đã “tự thiêu” ở Quảng trường Thiên An Môn. Tuy nhiên, vụ việc đã được cộng đồng quốc tế chứng thực rằng nó có nhiều sơ hở và là một trò lừa bịp thế kỷ của ĐCSTQ nhằm giá họa cho Pháp Luân Công. Mục đích của ĐCSTQ là kích động lòng căm thù và duy trì sự bức hại đối với Pháp Luân Công.

Ông Uông Chí Viễn, chủ tịch của “Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công”, nói rằng trước khi vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn được tạo ra, “ĐCSTQ và Giang Trạch Dân đang ở trong một tình huống cực kỳ lúng túng. Đúng thời điểm này, vụ ‘tự thiêu ở Thiên An Môn’ đã xảy ra, và nó đã xảy ra vào đêm giao thừa – ngày mà người dân Trung Quốc xum họp bên gia đình. Vụ án này đã kích động sự thù hận vô cùng lớn trong người dân. Trên khắp Trung Quốc đã dấy lên sự phê phán lớn giống như thời Cách mạng Văn hóa đối với Pháp Luân Công.

“Vụ tự thiêu tại Thiên An Môn là để lừa lấy dân ý, để lấy cớ tiếp tục đàn áp. Người tập Pháp Luân Công gặp phải cuộc đàn áp tàn bạo chưa từng có và cuộc đàn áp này vẫn tiếp diễn đến hiện nay,” ông Uông Chí Viễn nói.

Theo Cao Tĩnh, Epoch Times

Xem thêm:

Cao Tĩnh

Published by
Cao Tĩnh

Recent Posts

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

2 phút ago

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

10 phút ago

Nhà Hậu Trần – P5: Giằng co cản bước quân Minh nam tiến

Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…

20 phút ago

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

30 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

37 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

40 phút ago