Tu dưỡng là chỉ hành trình một người bồi đắp phẩm chất, đạo đức, khí chất và sự lĩnh ngộ đối với sinh mệnh trong một thời gian lâu dài không ngừng nghỉ. Cổ nhân đề cao sự tu dưỡng, cho rằng chỉ khi có tu dưỡng thì mới làm chủ được bản thân và có những lựa chọn sáng suốt ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thời điểm nào. Sự tu dưỡng thể hiện ở trong bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống, và nó chính là thân phận thứ hai của mỗi người.
Có câu: “Nghiêm khắc với chính mình, khoan dung với người khác”, cũng có câu: “Lấy tâm trách người mà trách mình, lấy tâm khoan dung với bản thân để khoan dung cho người khác”. Chúng ta đối đãi với người cần phải khoan hồng độ lượng, cần phải bao dung. Cho dù người khác đối đãi tốt hay không tốt, chúng ta đều có thể bao dung họ.
Mỗi người đều hy vọng bản thân mình có tiền bạc, nhà cửa, đạt thành tựu. Nhưng thu hoạch lớn nhất đời người lại chính là “biết đủ”. Nếu một người không thấy đủ, không thấy thỏa mãn thì cho dù có “ngủ tại thiên đường” cũng sẽ vì dục vọng mà cảm thấy như đang ở địa ngục. Nếu một người biết đủ, biết hài lòng thì họ sẽ thấy hạnh phúc trong mọi khó khăn.
Người nào là người giàu có nhất? Người nào là người nghèo khổ nhất? Người nghèo là người luôn muốn đạt được nhiều hơn từ người khác. Còn người giàu luôn mang trong mình lòng biết ơn, thời thời khắc khắc muốn tri ân, muốn giúp đỡ người khác.
Đời người thà rằng khuyết thiếu tài cán, khuyết thiếu học vấn, khuyết thiếu dung nhan, nhưng không thể không có thiện niệm. Người phương Đông có câu: “Người ta sinh ra một thiện niệm, tuy chưa biến thành việc thiện, nhưng đã được thần may mắn bảo hộ rồi.” Người phương Tây tin rằng: “Những điều xuất phát từ trái tim sẽ chạm đến trái tim.” Thiện niệm thực sự là điều màu nhiệm làm chấn động lương tâm, có sức mạnh vĩ đại để xóa đi mọi hận thù.
Nhiều người tìm kiếm niềm vui bằng những thứ ngoại thân. Đó có thể là tiền tài, danh vọng, cũng có thể là sự công nhận của người khác. Nhưng những niềm vui này kỳ thực là rất ngắn ngủi, không thể trường tồn. Cổ nhân giảng “lạc đạo”, vui với Đạo. Đây là niềm vui của việc thực hành theo quy luật của vũ trụ, của vạn vật, của sinh mệnh, từ đó mà thăng hoa lên cảnh giới cao hơn. Điều này được gọi là “tu luyện”.
Người ta bởi vì ích kỷ tự tư nên tấm lòng hẹp hòi, tâm không đại lượng, khó có thể đạt thành tựu, không thể thăng hoa bản thân. Tự tư là nguồn gốc sinh ra rất nhiều thứ “tâm bệnh” khác của người. Người ta vì tự tư mà lấy bản thân làm trung tâm, muốn theo ý mình, muốn chiếm lấy và cất giữ, muốn thỏa mãn “tự tư”, từ đó mà làm tổn hại người khác.
Người ta không ai là hoàn hảo, cả đời không phạm sai lầm. Nhưng sai lầm trên nhận thức, trên giá trị quan, là loại sai lầm nghiêm trọng nhất. Người “tà kiến” thường không những không biết tự quy chính lại bản thân mà còn luôn tự cho mình là đúng. Điều này thật sự là rất đáng sợ!
Thế gian tràn ngập những ưu lo khổ não, vốn dĩ là như thế, ai cũng đều phải đối mặt, không có ai là ngoại lệ. Người ta đối với dục vọng về tiền tài, sắc đẹp, ăn uống, đối quyền lực và địa vị thì đều mong muốn cả. Khi những dục vọng này phát sinh mà lại không cách nào đạt được thỏa mãn thì sẽ cảm thấy phiền não. Loại phiền não này sẽ đeo đuổi người ta, thời thời khắc khắc nhảy ra khiến tâm không thể tập trung thanh tỉnh. Bởi vậy nó chính là phiền não lớn nhất.
Kinh Dịch giảng: “Khiêm thụ ích, mãn chiêu tổn”, khiêm nhường sẽ nhận được lợi ích mà tự mãn thì sẽ làm hại mình. Một người nếu như tự cao tự đại thì cho dù có thành công đến đâu cũng không nhận được sự tôn trọng của người khác. Cho nên thất bại lớn nhất của đời người là ngạo mạn.
Vô tri chính là không biết. Vì không biết được quy luật nhân sinh nên khi gặp điều không như ý liền oán Trời trách người. Người như vậy là tâm oán hận đã rất lớn rồi. Oán hận bạn bè, người thân, oán hận đồng nghiệp, khi tích tụ lại thì còn nổi nóng quẳng bàn ném ghế… “Hận” khiến người ta không thể tỉnh táo, không thể xét mình, không thể bao dung người. Nó là thứ đi ngược lại với quy luật của tạo hóa vũ trụ, là loại tâm lý mang tính hủy hoại nhất. Tổng lãnh Thiên thần Lucifer vì “hận” mà trở thành ác quỷ Satan. Bản thân ác quỷ cũng là mang theo một cái tâm “hận” này mà làm ra đủ mọi điều để hủy hoại nhân loại.
Làm người cần phải có dũng khí. Dũng khí không phải là đánh nhau với người khác, cũng không phải là tranh chấp, so đo với người khác. Mà dũng khí lớn nhất của đời người chính là tự mình nhận sai, cảm thấy bản thân không nên nói câu nói như vậy, không nên làm như vậy, không nên gây ra sự tình như vậy. Người ta trong quá trình tu dưỡng thì không thể không biết sám hối, nhân sai và sửa chữa. Chỉ có như vậy mới có thể đề cao đạo đức, phẩm chất, hoàn thiện bản thân.
Thị phi là những chuyển tưởng vậy mà không phải vậy, nghe thế mà không phải thế, bản thân cũng không biết sự thật là thế nào. Nhưng thị phi lại là thứ khiến người ta cảm thấy khổ não khôn nguôi. Đời người ngắn ngủi, nếu cứ mãi tranh đấu ngược xuôi, hãm vào thị phi thì chỉ có thể tăng thêm phiền não mà thôi.
Thế gian có thể hỗn loạn nhưng nội tâm không thể dơ bẩn. Trong thời điểm nhiễu nhương, lương tri thường hay bị chê cười, nhưng rốt cuộc nó lại là thứ duy nhất có thể bảo tồn bản tâm, ban cho người hy vọng, đưa người vượt thoát tuyệt cảnh.
Trong xã hội coi trọng của cải tiền bạc ngày nay, để tìm được một người thắp sáng lương tri thực sự là khó. Nhưng chính trong xã hội hỗn loạn này, trong nguy nan khốn khó, trong hoàn cảnh “trắng đen lẫn lộn”, nếu như ai có thể vượt qua được những cám dỗ của danh lợi, không đánh mất bản tính chân thật, lương thiện, vẫn bảo vệ cái thiện, chống lại cái ác, thì người ấy chính là người có phẩm chất cao quý. Cho dù họ có phải chịu thiệt thòi trước mắt thì cuối cùng cũng sẽ nhận được phúc báo lâu dài.
Thứ làm hại người ta nhiều nhất không phải là người khác mà là “chính bản thân mình”. Những thứ từ bên ngoài thì sẽ dễ nhận biết, dễ phòng bị, nhưng điều đến từ tự thân thì không dễ nhận thức được, không dễ hiểu rõ, không dễ khống chế và xử lý. Kỳ thực cái gọi là “chính mình” này là loại “hậu thiên hình thành”, không phải là “tiên thiên mang theo”. Mọi quan niệm, ham muốn, ích kỷ, tự tư, rất nhiều đều là thông qua cuộc sống nơi xã hội mà hình thành, không phải là thứ sinh ra đã có.
Khi một người “đấu tranh tư tưởng”, thì đâu mới là suy nghĩ chân chính của bản thân, đâu là suy nghĩ “hậu thiên hình thành”? Vì sao trong thiền định khi người ta muốn tĩnh lại không nghĩ nữa, muốn tập trung thì những suy nghĩ xấu cứ hay nổi lên? Đây chính là sinh mệnh “hậu thiên” kia đang muốn áp chế phần “tiên thiên” chân chính. Ngày nay rất ít người hiểu được chuyện này, trong đầu nghĩ gì thì coi như là mình nghĩ, không thể hiểu rõ bản thân, không thể phân rõ thiện ác. Do đó mà thuận theo suy nghĩ ấy, làm điều sai trái.
Bi ai lớn nhất đời người không phải là không có tiền, không có thế lực, cũng không phải là không có địa vị, hay không có nghề nghiệp… Bi ai lớn nhất của đời người là vô tri, không hiểu lý, không nhìn nhận rõ chân tướng của thế gian, không thể nhìn nhận rõ quan hệ của mình và người, không thể thấy hết nhân duyên và nhân quả của thế gian. Bởi thế nhà Phật giảng rằng cõi người là cõi “mê”. Đây mới chính là bi ai lớn nhất của đời người.
Sống – chết là hai việc đại sự lớn nhất trong cuộc đời, cũng là nỗi lo âu lớn nhất của đời người. Con người sống thì lo âu chuyện sự nghiệp, hôn nhân, gia đình, v.v… Đến lúc lâm vào cảnh vô thường thì lại sợ sự nghiệp, tình yêu, tài phú đều sẽ chớp mắt mà biến thành hư không. Cho dù là đang sống hay lúc sắp rời khỏi cõi đời thì người ta lúc nào cũng có đủ loại lo lắng ở trong lòng.
Nhưng mà con người đến thế gian là trần truồng, và ra đi cũng lại là trần truồng. Mọi của cải, danh vọng, hư vinh, hết thảy mối quan hệ, mẹ con, tình yêu, đồng nghiệp… đều là “khi sinh không đem theo đến, khi tử không mang theo đi”. Vậy thì điều gì mới là ý nghĩa nhất với sinh mệnh đời người đây?
Dù khác biệt về hình thức, điều các bậc tu hành xa xưa để lại cho nhân thế chính là câu trả lời cho những câu hỏi được coi là chỗ mê vĩnh hằng như: nguồn gốc con người, mối quan hệ giữa con người và vũ trụ, ý nghĩa của sự tồn tại. Đồng thời, thông qua các hình thức tu luyện khác nhau như tu tâm, tu Thiện, tu thân, tu Chân, đức tin, cứu rỗi, v.v, họ đã định hình nên khái niệm về tu luyện trong văn hóa nhân loại, truyền lưu lại tín ngưỡng chân chính.
Nhân loại không thể mất đi tín ngưỡng, nếu không chúng ta sẽ không thể tìm thấy nơi quy túc của tâm linh. Mất đi tín ngưỡng chính là mất đi giá trị và ý nghĩa nhân sinh. Tín ngưỡng là sự tôn trọng và tín phục cực độ đối với chân lý vũ trụ, cũng lấy chân lý đó làm chuẩn tắc của hành động. Dù ở trong hoàn cảnh nào, thời điểm nào cũng có thể thủy chung bảo trì tín niệm kiên định.
“Vị tư” là sự ích kỷ cá nhân, còn “vị tha” là vì người khác. Tu luyện là quá trình buông xả cái “vị tư”, cái tình riêng của bản thân để đạt đến trạng thái “vị tha” và từ bi với vạn sự vạn vật. Tu hành không biến con người ta thành vô tri vô giác như đá, như gỗ, cũng không buồn chán, mà chính là quá trình tìm ra sự an lạc, thanh thoát tự trong tâm, không còn bị những hỷ nộ ái ố của người thường khống chế nữa. Khi có thể vượt thoát ra được thì sẽ là chân chính “vị tha”.
Chúng ta thấy rằng người phương Đông rất tôn sùng các vị Bồ tát, các vị Phật, bởi vì đó là các vị Thần từ bi, phổ độ chúng sinh. Vì cứu độ người ta, Đức Phật Thích Ca đã đi xin ăn chốn người thường. Đây chính là “vị tha”, đây chính là điều khiến thế nhân cảm động.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…