Một người phải như thế nào mới có thể trở nên bất hủ? Cổ nhân đề xướng 3 điều: lập đức, lập công, lập ngôn, gọi là “Tam bất hủ”. Quan điểm “Tam bất hủ” đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa truyền thống. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục người đời sau. Rất nhiều chí sĩ coi trọng việc tu thân dưỡng đức, yêu nước thương dân đều dùng “Tam bất hủ” để yêu cầu bản thân mình. “Bất hủ” của con người không phải nằm ở dài ngắn của sinh mệnh mà ở tinh thần cao thượng, không nằm ở phú quý cá nhân mà ở sự nghiệp xã hội lớn lao.
Trong sách “Tả truyện” chép rằng: Thời Xuân Thu, Thúc Tôn Báo của nước Lỗ và Phạm Tuyên Tử của nước Tấn từng thảo luận với nhau về vấn đề “tử nhi bất hủ”, chết rồi cũng không bao giờ mất.
Phạm Tuyên Tử cho rằng tổ tiên của ông, từ thời Ngu, Hạ, Thương, Chu cho tới lúc đó, nhiều đời đều là quý tộc, gia thế hiển hách, hương khói không dứt, đây chính là “bất hủ”.
Thúc Tôn Báo lại không cho rằng như vậy, ông cho rằng đây chỉ có thể được gọi là phúc lộc nhiều đời không hết mà thôi. Thúc Tôn Báo cho rằng “bất hủ” chân chính chính là: “Cao nhất là lập đức, tiếp theo là lập công, tiếp nữa là lập ngôn”.
Nho gia lấy nhân nghĩa là nội dung trọng yếu của đạo đức, cho nên đạo đức và nhân nghĩa thường đi đôi với nhau. Đối với cá nhân mà nói, từ Thiên Tử cho đến thứ dân, tất cả đều lấy tu thân làm gốc. Khổng Tử cho rằng, lập đức mới có thể lập thân. Đối với xã hội mà nói, “tu mình mà an người”, “tu mình mà an dân chúng”. Chỉ khi một người coi trọng đức, trở thành người nhân nghĩa thì mới có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Người trọng đức tu thân, có đức độ và danh vọng cao, có đủ đức và tài mới có thể trở thành hình mẫu cho người đời sau noi theo.
Trong sách sử ghi chép lại, Hoàng Đế khi khai sáng nền văn minh Hoa Hạ đã không chỉ dạy bảo dân chúng cải tạo hoàn cảnh tự nhiên, phát triển sản xuất nông nghiệp mà còn sáng lập ra lễ pháp, tôn ti trật tự… Ông không chỉ giáo hóa dân chúng hành đức mà còn phải dùng đức trị quốc.
Lập đức, hành nhân nghĩa, hành đạo hiếu cũng là những phẩm cách cơ bản, đặc trưng của Đế Nghiêu, Đế Thuấn. Ngay từ nhỏ, Ngu Thuấn đã nổi tiếng là người hiếu thảo. Cho dù cha mẹ và em trai đều tìm cách hãm hại, nhưng Đế Thuấn vẫn trước sau đều dùng đức hạnh của người con, người anh để đối xử lại. Chính tấm lòng hiếu thảo, nhân nghĩa của Ngu Thuấn đã làm cảm động Trời xanh, cũng bởi tấm lòng hiếu thảo mà ông có được thiên hạ, và cũng bởi lòng hiếu thảo mà ông có thể cai trị được thiên hạ.
Cả Đế Nghiêu và Đế Thuấn đều không truyền cấp ngôi vị cho con cháu mà lựa chọn người hiền tài, đức hạnh, giúp ích được thiên hạ để truyền. Những việc làm và đức hạnh của họ đã khiến họ trở thành những nhân vật bất hủ, được lưu danh thiên cổ.
Đức là phần bên trong của công, công là bên ngoài của đức. Một người có đạo đức nhân nghĩa sẽ cảm thấy vui vì sinh mệnh của bản thân dung nhập với xã hội, với vận mệnh của dân tộc, từ đó tự nguyện gánh vác trách nhiệm của bản thân với xã hội, với dân tộc. Họ sẽ không tính toán được mất của cá nhân mà lấy lợi ích của đại chúng làm trọng. Khi thấy dân chúng bị bao vây trong nguy hiểm, xã hội bị bao vây trong hoạn nạn thì họ sẽ dũng cảm bước ra, lập được công nghiệp, tích được hậu đức.
Những vị đại thần, lương tướng tu thân trị quốc, kinh bang tế thế, cho dù họ làm điều đó không phải vì danh vọng của bản thân nhưng danh tiếng của họ tự nhiên được lưu danh muôn đời, được hậu nhân kính ngưỡng và ghi nhớ.
Xưa kia Đại Vũ tận sức trị thủy, một lòng tạo phúc cho dân chúng. Chu Công phò tá Chu Vũ Vương phạt Trụ, thành lập vương triều nhà Chu. Sau khi bình định được thiên hạ, Chu Công lại có công thiết lập các chế độ cơ bản cho triều đình. Bởi vậy, Chu Công được hậu nhân xưng là người sáng tạo vương triều nhà Chu. Sau này Chu Công lại bắt đầu chế tác lễ nhạc, khai sáng truyền thống văn hóa tinh thần, thúc đẩy sự phát triển của nền văn minh Hoa Hạ.
Lập công còn phải kể đến nhà chính trị, quân sự thời Xuân Thu là Quản Trọng. Quản Trọng phò tá Tề Hoàn Công, đem lễ, nghĩa, liêm, sỉ làm “bốn sợi dây chính” (giềng mối) của quốc gia. Ông cho rằng, một dây mà đứt thì đất nước bị nghiêng, hai dây bị đứt thì đất nước bị nguy hiểm, ba dây bị đứt thì đất nước bị đảo lộn, bốn dây bị đứt thì đất nước bị diệt vong.
Ngoài những danh thần trên, nhờ lập công cho quốc gia mà lưu lại danh tiếng đời đời còn có Gia Cát Lượng nhà Thục Hán thời Tam Quốc, Ngụy Trưng thời nhà Đường, Phạm Trọng Yêm thời Bắc Tống, Vu Khiêm thời Tiền Đường, v.v.. Họ đều là những tấm gương bất hủ được người đời sau kính ngưỡng.
Các bậc tiên hiền cổ triết đều coi lập ngôn quan trọng như mạng sống. Bởi vì nó mở ra chính nghĩa, kế thừa lịch sử và truyền bá văn hóa. Trong “Chu Dịch” viết: “Ngôn hành, quân tử chi sở dĩ động thiên đích dã, khả bất thận hồ”, ý là lời nói và việc làm của người quân tử có thể động đến trời đất, sao có thể không cẩn thận chứ. Các bậc tiên hiền cho rằng bản thân phải có trách nhiệm với lời nói của mình, bởi vì lời nói của người đời trước là có ảnh hưởng lớn đến lịch sử và người đời sau. Ngoài ra những sáng tác tốt sẽ đem lại lợi ích cho ngàn đời sau, những sáng tác không tốt sẽ làm nguy hại chúng sinh, cho nên lập ngôn phải hết sức cẩn thận.
Các chí sĩ thời xưa cho rằng việc lập ngôn cần phải buông bỏ được lợi ích cá nhân. Họ coi việc “không sợ sinh mệnh ngắn ngủi, không sợ khổ sở đau buồn, lời nói và chữ viết lưu lại cho đời sau phải là kinh điển” là chí hướng cần đạt tới.
Lão Tử sau khi đắc Đạo, cưỡi trâu xanh ra Hàm Cốc quan thì gặp quan Doãn Hỷ thỉnh cầu nên đã viết “Đạo Đức Kinh” lưu lại cho hậu nhân. Toàn bộ “Đạo Đức Kinh” chỉ với gần 5000 từ nhưng vô cùng tinh luyện, thâm thúy, chứa đựng tư tưởng, đạo lý nhân sinh sâu sắc, như những lời dạy bảo, chỉ đường cho người đời sau. Hơn nữa đây là một bộ kinh điển tu Đạo, có thể nói là giá trị vượt qua cả hàm nghĩa của việc “lập ngôn” trong Nho giáo.
Tư Mã Thiên chỉ vì nói lời chân thật mà bị giam vào ngục. Sau khi bị giam vào ngục, Tư Mã Thiên đã bị “cung hình” – một hình phạt tàn khốc. Nhưng nỗi xấu hổ, sỉ nhục, phẫn nộ ấy vẫn không làm nhụt đi ý chí của ông, tất cả sự dung nhẫn của ông dường như được ngưng tụ vào ngòi bút. Cuối cùng, Tư Mã thiên đã biên soạn nên bộ “Sử Ký” đồ sộ nổi tiếng, để lại cho hậu nhân một công trình vĩ đại và một bài học lớn lao.
Trong lịch sử, những người bởi vì lập ngôn mà bất hủ còn có Khổng Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Khuất Nguyên, Ban Cố, Hàn Dũ, Chu Hi, Tô Đông Pha, Lý Bạch, Tư Mã Quang… Các tác phẩm của họ đều có giá trị giáo dục to lớn và ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…