Bao nhiêu người Việt có khả năng đọc sách tiếng Anh nguyên tác?

Người Việt ta có vẻ không chỉ lười đọc mà còn thích đọc nhanh.

Tôi viết là bao giờ Việt Nam mình dịch được nhiều sách hay như Nhật Bản đã từng làm trong 50 năm cuối thế kỉ 19 thì nhiều bạn lại đọc và hiểu là “sao không dịch sách từ tiếng Nhật”. Và rồi quay sang chuyện đọc thẳng từ tiếng Anh.

Đọc thẳng từ nguyên tác là tốt nhất. Đương nhiền rồi. Nhưng xin đừng lạc quan tếu. Chuyện đọc thẳng từ nguyên tác nhất là đọc sách sẽ là câu chuyện của một thiểu số tinh hoa. Các nước tiên tiến còn gặp khó khi mở rộng số này. Ở Việt Nam sẽ là câu chuyện dài dài.

Thử hình dung, hiện tại dân số Việt Nam là 100 triệu, bao nhiêu người Việt Nam có khả năng đọc được sách tiếng Anh từ sách phổ thông tới sách chuyên ngành, sách khó như triết học, lịch sử, văn học?

Tôi nghĩ là không nhiều đâu. Kể cả người được học ngoại ngữ từ nhỏ. Có nhiều lý do. Một là tuy học ngoại ngữ nhưng không có thói quen đọc sách. Hai là động cơ học là để lấy bằng. Ba là tâm lý, môi trường xã hội.

Thực tế này có thể thấy ở cả học sinh, sinh viên và người trưởng thành. Một số có thể đọc được nhưng không đọc. Số còn lại thì không thể đọc do năng lực ngôn ngữ và kiến thức nền tảng không đủ. Số còn lại thì không biết ngoại ngữ hoặc không được học ngoại ngữ.

Chuyện này cũng hao hao chuyện ai thích đọc sách thì cứ nghĩ xung quanh mình ai cũng đọc sách cả.

Không có đâu!

Nhìn rộng ra phạm vi rộng hoặc về nông thôn, đến các miền quê, miền núi ta sẽ thấy sách vở như một giấc mơ viển vông và vĩ đại. Ra khỏi Hà Nội 20km sẽ thấy sinh hoạt sách vở rất xa xôi.

Đọc sách nói chung còn vậy thì đọc sách ngoại văn còn là một giấc mơ xa vời nữa.

Nhiều người dạy ngoại ngữ nhưng thậm chí chẳng bao giờ đọc sách ngoại văn đúng nghĩa, tức là đọc các tác phẩm lịch sử, văn hóa, văn học, triết học của người bản xứ viết bằng ngôn ngữ của họ.

Vậy nên… Đừng mơ! À không, mơ thì nên nhưng không nên ảo tưởng.

Ở ta hiện nay phong trào học ngoại ngữ khắp nơi. Nhưng sức mạnh từ ngoại ngữ đem lại thì nhỏ bé. Hạn chế ấy nằm trong câu chuyện tưởng giản đơn “học ngoại ngữ để làm gì?”.

Trong khoảng 100 năm tới, dịch thuật ở Việt Nam cùng văn hóa đọc sẽ vẫn là một vấn đề chìa khóa.

Nguyễn Quốc Vương

Theo Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương
Tựa do tòa soạn đặt

Xem thêm:

Mời xem video:

Nguyễn Quốc Vương

Published by
Nguyễn Quốc Vương

Recent Posts

2 cặp vợ chồng bị ĐCSTQ bức hại thảm khốc vì tu luyện Pháp Luân Công

Nhiều gia đình ở Trung Quốc mà cả vợ lẫn chồng đều bị chính quyền…

46 phút ago

Thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ có thay thế được rau củ?

Một câu hỏi nhiều người băn khoăn là liệu thực phẩm chức năng bổ sung…

55 phút ago

Hàng ngàn người xuống đường phản đối việc phế truất cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol

Hàng ngàn người đã xuống đường tại Hàn Quốc để phản đối việc cựu Tổng…

1 giờ ago

Bắt người mẹ “giết con để lấy tiền bảo hiểm”: Chi hơn 50 triệu đồng/năm đóng bảo hiểm

Công an tỉnh Quảng Nam xác nhận một trong hai cháu bé, là con của…

1 giờ ago

Bà Le Pen bị cấm tranh cử: Ông Macron nói nền tư pháp của Pháp là ‘độc lập’

Tổng thống Macron phá vỡ sự im lặng về lệnh cấm tranh cử của bà…

2 giờ ago

U phì đại tiền liệt tuyến: Đừng xem nhẹ

U phì đại tiền liệt tuyến, hay còn được gọi là tăng sản lành tính…

2 giờ ago