Chuyện cô gái trẻ dùng võ đánh hổ ở chợ Bến Thành (P1)

Tháng 10/1558, chúa Nguyễn Hoàng bắt đầu cho dân khai phá vùng đất Thuận Hoá và Quảng Nam, mở đầu công cuộc khai phá về phương nam. 200 năm sau, trải qua 8 đời chúa Nguyễn, lãnh thổ Đàng Trong vô cùng rộng lớn trải dài hết vùng đất Nam bộ đến tận vùng cực nam, đời sống người dân vô cùng sung túc. Từ nơi hoang sơ, các vùng đất này dần dần trở nên trù phú. Và cũng từ đó, võ thuật được lưu truyền tới miền đất này, cùng với đó là những câu chuyện hiệp võ, trọng võ trong dân gian như chuyện môn “võ đánh hổ”.

Tổ sư khai sáng “môn võ đánh hổ”

Vào đầu thế kỷ 19, vua Gia Long đánh bại nhà Tây Sơn, khiến hậu duệ các bộ tướng Tây Sơn phải lánh nạn, trong đó có người con gái vừa trẻ lại xinh đẹp tên là Võ Thị Trà. Cô đến vùng đất Tân Khánh (nay là phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên và phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương) lánh nạn.

Tại đây cô gái mở quán nước ven đường, đồng thời trên quầy có treo thanh kiếm. Nhiều khách tò mò hỏi thì cô gái trả lời rằng nếu ai uống nước không trả tiền thì vui lòng cúi chào thanh kiếm trước khi rời quán.

Đã có người vì thử sức nên không trả tiền cũng chẳng “chào thanh kiếm” nhưng không sao bước ra được khỏi quán nước. Tài năng của cô gái trẻ với đường kiếm như “rồng bay phượng múa” vang xa, nhiều trai tráng xung quanh đến thọ giáo vài đường võ để phòng thân và rồi được tận mắt chứng kiến tài võ của Võ Thị Trà.

Võ Tân Khánh – Bà Trà (Ảnh: Hồ Tường, Wikipedia, Public Domain)

Dần dà, Võ Thị Trà thu nhận đệ tử, truyền thụ võ công. Từ đó môn võ của Võ Thị Trà ngày càng phát triển và hình thành môn võ Tân Khánh – Bà Trà đến tận ngày nay.

Câu chuyện đệ tử chân truyền đánh hổ

Võ Thị Trà có nhiều đệ tử, trong đó có 2 đệ tử chân truyền là anh em Võ Văn Ất (còn gọi là Hai Ất) và Võ Văn Giáp (Ba Giáp). Hai anh em có sở trường dùng trường côn.

Thời ấy hổ hay về làng bắt gia súc và khiến người dân sợ hãi không dám ra ngoài. Nhiều người vì có việc phải ra ngoài cũng tránh khỏi đi những nơi hay có hổ lui tới.

Hai anh em ông Ất và Giáp có đến 10 lần đối mặt với hổ dữ. Lần đáng nhớ nhất là ở nơi Hố Ngỡi cạnh làng Tân Khánh (nay là Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên), hai anh em phải đối mặt với 3 con hổ dữ. Hai bên quần thảo suốt gần một canh giờ (tức gần 2 tiếng) thì 3 con hổ bị hạ sát.

Từ đó danh tiếng của hai người cùng môn võ trở nên nổi tiếng. Võ Tân Khánh – Bà Trà cũng được gọi là “môn võ đánh hổ”. Ngày nay bất cứ ai đến vùng này còn được nghe người dân kể lại câu chuyện đánh hổ của hai anh em ông Ất và Giáp, đặc biệt là câu chuyện đánh hổ ở Bàu Lòng như sau:

Xứ Bàu Lòng (Chơn Thành, Bình Phước) vốn hay bị hổ về làng bắt gia súc, người dân ra đồng khi nào cũng phải tập hợp trai tráng cùng cung tên có tẩm thuốc độc mới dám ra, dân làng nghe tiếng hai ông đánh hổ liền tìm mời về làng đuổi hổ.

Hai anh em ông Ất và Giáp về Bàu Lòng 3 hôm mà vẫn không gặp được hổ. Phải đến ngày thứ tư thì hổ mới xuất hiện. Hai anh em liền đến chặn hổ vào làng. Người dân trước đây chỉ nghe tiếng hai ông đánh hổ, nay ở trong nhà mở cửa tận mắt nhìn hai ông đối mặt chổ p dữ.

Con hổ gầm lên nhảy đến vồ ông Giáp. Ông tránh rất nhanh rồi xoay trường côn đâm mạnh vào hông hổ. Con hổ quay lại tiếp tục vồ, ông Giáp dùng trường côn chống đỡ và đánh trả hổ.

Con hổ gào thét khiến ai cũng sợ hãi, hai bên trao chiến đến độ tàn điếu thuốc thì con hổ hộc lên một tiếng vọt ra ngoài vòng chiến rồi nằm chổng vó lên trời.

Cuộc chiến đến đây tưởng kết thúc và con hổ đã chết. Nhưng với người am hiểu về hổ thì biết rằng đây chính là miếng tổ của nhà hổ, gọi là thế “trâu vằn”, ai sơ ý mà đến gần là coi như toi mạng. Ông Giáp mặc hổ nằm đó chống trường côn để nghỉ.

Hổ nằm chờ một hồi nhưng không thấy đối thủ mắc bẫy thì gầm lên nhảy vào tấn công tiếp. Ông Giáp dùng trường côn đánh trả, cát bụi bay mù mịt. Hổ lại một lần nữa dùng thế “trâu vằn” nhử đối thủ, nhưng ông Giáp lại chống trường côn nghỉ. Hổ lừa không được, nhảy vào tấn công, hai bên tiếp tục quần nhau.

Lúc này ông Giáp bèn ra đòn hiểm, người dân nghe hổ rống lên thật to, nhảy ra khỏi vòng chiến và bỏ chạy. Dân làng lại giật mình nghe tiếng hổ rống to hơn nữa, thì ra ông Ất đã hạ được hổ. Ông Ất từ đầu không tham chiến mà chặn đường rút của hổ, đợi lúc hổ chạy đến thì dùng trường côn hạ sát hổ.

Từ đó người dân ở đây có câu “Cọp Bàu Lòng – Võ Tòng Tân Khánh” và xem Võ Tòng Tân Khánh giỏi hơn Võ Tòng bên tàu. Tiếng tăm hai anh em đánh hổ vang xa.

Được mời biểu diễn

Đến năm 1914 nhân dịp khai trương chợ Bến Thành, chính quyền Pháp mời ông Ất đến biểu diễn màn đánh hổ. Thế nhưng ông Ất từ chối mà để cô con gái mới ngoài 20 tuổi đi thay.

(Ảnh: Manhhai, Flickr, CC BY 2.0)

Cuộc đấu võ giữa một cô gái trẻ cùng mãnh thú là điều khó tưởng tượng đối với người phương Tây. Vì thế mà cuộc đấu này được người phương Tây lấy làm kỳ lạ. Cuốn sách “Những môn võ bí truyền trên thế giới” (John F. Gilbey, bản dịch tiếng Việt của hai tác giả Lạc Hà và Phạm Xuân Thảo, do nguyệt san Võ Thuật xuất bản tại Sài Gòn năm 1970) cũng có ghi chép lại cuộc thi đấu kỳ lạ và hiếm có này.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

4 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

5 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

5 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

6 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

7 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

8 giờ ago