Văn Hóa

Chuyện học sinh dùng điện thoại thông minh

Các trường phổ thông siết lại kỉ luật dùng điện thoại thông minh của học sinh khi ở trường là tất yếu.

Việc này đúng ra phải làm sớm hơn. Ở Nhật, cách đây tầm hơn chục năm thị trưởng của thành phố Osaka đã đi tiên phong trong việc ra một sắc lệnh cấm học sinh THCS và THPT dùng điện thoại thông minh khi ở trường.

Khi học sinh đã vào trường thì về cơ bản là đã an toàn, không cần phải liên lạc với bố mẹ. Nếu có việc gì bất thường thì nhà trường, giáo viên có thể liên lạc với bố mẹ. Ra khỏi cổng trường mới đáng lo.

Vì vậy các trường có thể cho học sinh mang điện thoại đến trường nhưng khi vào lớp là yêu cầu tắt máy, hoặc để chế độ im lặng, không rung cho vào tủ khóa lại. Hết giờ thì trả.

Khi học sinh không nghịch điện thoại sẽ tập trung vào học, trò chuyện với bạn bè, chơi các trò chơi ở lớp, sân trường và quan tâm tới xung quanh hơn.

Mỗi lần về quê hay đi đâu đó có tụ tập các gia đình, nhìn cảnh bọn nhóc con từ bé đến lớn mỗi đứa cầm cái điện thoại chúi mắt vào không quan tâm gì tới xung quanh, không giúp việc gì khác, nhìn chướng mắt. Tuy nhiên, vì đã có kinh nghiệm, tôi cũng đành im lặng vì đấy chẳng phải con mình, nói ra có khi mang vạ.

Ở cao đẳng, đại học tình hình còn tệ hơn. Sinh viên công nhiên hoặc lén dùng điện thoại khi giảng viên đang giảng bài rất nhiều. Khi tôi dạy tại một trường dạy nghề, tôi phải mất kha khá thời gian để làm cho sinh viên không coi việc dùng điện thoại ngang nhiên như thế là phải phép nữa.

Ngay như công việc của tôi hiện tại khi đi nói chuyện ở đâu mà học sinh tay cầm điện thoại bấm bấm cũng thấy khá phản cảm.

Sẽ có người bảo “Ôi dào! Thời buổi công nghệ, nó là tất yếu, phải cho nó tiếp xúc nó mới học được chứ, cấm thì nó biết dùng thế nào”. Đấy là một thái độ và tư duy vô trách nhiệm và lười biếng.

Việc học cần có nguyên tắc, quy củ và có hướng dẫn. Ngay cả người lớn còn khó cầm lòng trước điện thoại và lạm dụng thường xuyên nói gì đến trẻ con (dưới 18 tuổi).

Đôi khi điện thoại với học sinh còn như là mốt thể hiện đẳng cấp hay một sự đua đòi. Nhiều cháu dùng điện thoại cực kì sang, xịn, mịn dù chưa làm ra tiền và độc lập về kinh tế. Tất nhiên, bố mẹ mua cho con điện thoại nào thì đó là quyền tự do nhưng xét ở góc độ giáo dục thì mua cho con các món đồ đắt tiền, nổi bật so với bạn bè xung quanh cũng không hẳn là điều hay.

Không biết sau này tôi có thay đổi suy nghĩ không nhưng hiện tại tôi nghĩ gia đình tôi sẽ không cho con dùng điện thoại thông minh ít nhất cho đến khi vào THPT (cá nhân tôi có khi còn cho rằng phải vào đại học mới nên dùng). Còn lại, muốn dùng vào mục đích học tập hay liên lạc với giáo viên thì dùng điện thoại của bố mẹ khi được phép.

Có người sẽ bảo thế là cổ hủ. Nhưng kệ thôi, vì tôi thấy hợp lý. Có những cái không thể chiều con được.

Nguyễn Quốc Vương
Tựa do tòa soạn đặt

Đăng lại từ Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương
Mời độc giả liên hệ đặt mua sách

Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:

Mời nghe radio:

Nguyễn Quốc Vương

Published by
Nguyễn Quốc Vương

Recent Posts

Trung Quốc mở rộng nhanh trên biển Hoàng Hải; Chuyên gia: Nhắm vào chiến sự với Đài Loan

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gia tăng hoạt động trên biển Hoàng Hải (Yellow…

26 phút ago

Reuters: Còn nhiều câu hỏi mở về thuế quan đối với sản phẩm dệt may, da giày từ Việt Nam

Liệu ngành hàng sẽ bị áp thuế suất thông thường (20%) hay thuế suất chuyển…

2 giờ ago

30 triệu trẻ em Trung Quốc “nhiễm chì vượt mức”: Chì ẩn chứa ở đâu?

Một trường mẫu giáo tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc sử dụng chất phụ gia…

3 giờ ago

Kỳ quan vũ trụ: Ngôi sao biến quang hiếm hoi phát nổ sáng hơn 2.500 lần

Những người đam mê thiên văn học nghiệp dư đã sử dụng nền tảng Kilonova…

6 giờ ago

Các nhà khảo cổ học bối rối trước đôi giày La Mã cổ đại được khai quật ở Anh

Các nhà khảo cổ học đã khai quật một lô giày 2.000 năm tuổi tại…

7 giờ ago