Một bộ sách hay nhiều bộ sách giáo khoa?
- Nguyễn Quốc Vương
- •
Trên mạng, ở các diễn đàn giáo viên đang bàn luận sôi nổi chuyện nhiều bộ sách gây khó khăn cho việc mua sách khi sách bị hỏng, mất, thất lạc. Có những ý kiến cho rằng quay về một bộ sách sẽ tốt hơn.
Quan điểm của tôi là “nhiều bộ sách” là cơ hội để giáo viên nhận ra và thừa nhận tính tương đối của chân lý sách giáo khoa, từ đó tự chủ phát triển thực tiễn giáo dục phong phú phù hợp với học sinh, vùng miền, phát huy năng lực sáng tạo của thầy và trò, tiệm cận dần với giáo dục khu vực, thế giới.
Vấn đề là cần phải nâng cao nhận thức để thúc đẩy nhà nước, các nhà xuất bản, các công ty phát hành, các tác giả sách giáo khoa thực hiện đúng cơ chế “nhiều sách giáo khoa” như minh bạch, công khai trong khâu thẩm định, công nhận bản thảo sách giáo khoa, đảm bảo cạnh tranh công bằng trong tuyển chọn.
Nhà nước cần giới hạn vai trò của mình trong việc đề ra quy chế, giám sát thực hiện quy chế biên soạn, thẩm định, lựa chọn mà không can thiệp vào các công việc có tính kĩ thuật vốn thuộc về nhà xuất bản, tác giả.
Nhà nước cũng cần có quy định đảm bảo giá trần sách giáo khoa ngăn chặn việc các nhà xuất bản phối hợp với nhau nâng giá sách với lý do “in đẹp, tranh đẹp”.
Nhà nước cần nghiên cứu và thực hiện phương án mua sách giáo khoa phát miễn phí cho cấp tiểu học, trung học cơ sở (trên cơ sở kết quả lựa chọn của các trường). Khi thực hiện việc này sẽ tránh được việc lãng phí sách giáo khoa và khó khăn trong việc chuyển đổi các bộ sách vì tổng kinh phí là không đổi.
Về vấn đề biên soạn, lựa chọn, thẩm định, sử dụng sách giáo khoa ở Việt Nam và thế giới tôi đã viết trong nhiều cuốn sách khác nhau như dưới đây.
1. Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản.
2. Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam.
3. Đường xa nghĩ về giáo dục Việt Nam.
4. Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm.
Một số sách dịch khác do tôi chuyển ngữ cũng nói về chuyện biên soạn, sử dụng sách giáo khoa ở Nhật như:
1. Hướng dẫn học tập môn Xã hội (2 tập)
2. Hướng dẫn học tập bản tổng quát
3. Hướng dẫn học tập lịch sử phương Đông.
4. Cải cách giáo dục Nhật Bản.
5. Cải cách giáo dục Việt Nam – Liệu có thực hiện được việc lấy học sinh làm trung tâm?
6. Đào tạo giáo viên trở thành người chuyên nghiệp.
7. Cách mạng công nghiệp 4.0 và tương lai giáo dục.
Các bạn có thể tìm đọc trên thư viện, mua ở các nhà sách lớn hoặc nhắn cho tôi, để lại bình luận tôi sẽ gửi sách tận nhà.
Bạn nào muốn biết khi tôi dạy tôi đã xử lý các vấn đề trên như thế nào, xử lí mối quan hệ giữa chương trình – sách giáo khoa – thực tiễn giáo dục của giáo viên như thế nào thì đọc cuốn “Môn Sử không chán như em tưởng” – thực tiễn giáo dục của tôi thực hiện trong nhiều năm ở trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (trường thực hành của Đại học Sư phạm Hà Nội).
Nguyễn Quốc Vương
Tựa do tòa soạn đặt
Đăng lại từ Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương
Mời độc giả liên hệ đặt mua sách
Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:
- Câu chuyện về cuộc đời của nhà giáo dục Nakasone Atsuko: Khởi nghiệp thành công nhờ Ehon
- Đọc sách – Một cách thức để hòa nhập với thế giới văn minh
- “Vừa sức” và “vùng phát triển gần nhất” trong giáo dục
Mời nghe radio:
Từ khóa Giáo dục Việt Nam Nguyễn Quốc Vương sách giáo khoa