Năm 938, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc. Nhưng chỉ 6 năm sau thì Ngô vương mất, em vợ là Dương Tam Kha cướp ngôi Vua khiến nhiều người không quy thuận, đất nước rơi vào cuộc nội chiến với 12 Sứ quân cát cứ các nơi. Sứ quân Đinh Bộ Lĩnh có người tài đi theo như Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp, Lê Hoàn. Lê Hoàn là tướng có tài cầm quân nhất lúc đó nên nhanh chóng trở thành tướng quân quân trụ cột, dưới ông có phó tướng Nguyễn Minh và phu nhân là Nhữ Hoàng Đê.
Nhữ Hoàng Đê là con gái của hào phú Nhữ Khâm ở trang Thanh Khê (nay là làng Thanh Khê, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, Hà Nội). Sau khi Nhữ Hoàng Đê kết hôn với Nguyễn Minh, cả hai vợ chồng đều theo tướng quân Lê Hoàn.
Ngọc phả và các tài liệu sắc phong có ghi chép về thành tích của Nhữ Hoàng Đê, bà theo chồng cùng các tướng đánh đông dẹp bắc, thu phục 12 Sứ quân, thống nhất Giang Sơn.
Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Vua, nhận thấy đội quân của Lê Hoàn lập công lớn, Vua phong lê Lê Hoàn là Thập đạo tướng quân, Nguyễn Minh trở thành Phó tướng của Thập đạo tướng quân. Nhưng khi Giang Sơn đã thống nhất, Nguyễn Minh không bệnh mà mất, bà Nhữ Hoàng Đê cũng mất theo chồng.
Thương tiếc những công thần theo mình, Vua phong cho Nguyễn Minh là “Quang minh chính trực Đại vương” và gia tặng “Anh Triết Hùng đoán thượng đẳng thần”. Vua tôn phong bà Nhữ Hoàng Đê là “Nhữ Hoàng Đê công chúa”, gia tặng “Quốc sắc thiên tài trung đẳng thần”. Cả hai vợ chồng đều được thờ trong đền Lăng ở huyện Thanh Liêm.
Đền Lăng, còn gọi là đền Ninh Thái, là nơi thờ các vị Vua nhà Đinh và Tiền Lê cùng các công thần. Quân thể di tích đền Lăng có 3 ngôi đền:
Như vậy trong Lăng ngoài Vua và Hoàng hậu được thờ, còn lại chỉ có vợ chồng Nguyễn Minh và Nhữ Hoàng Đê. Điều này cho thấy hai vợ chồng Nguyễn Minh có vị trí quan trọng đối với nhà Đinh và Tiền Lê. Dù khi Lê Hoàn lên ngôi Vua thì hai vợ chồng mất, nhưng công lao đối với Lê Hoàn vào thời kỳ đầu khi mới lập nghĩa quân cho đến khi thu phục các Sứ quân thống nhất Giang Sơn là rất lớn.
Đền Lăng là khu di tích, lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Hệ thống di tích, dấu tích của vua Lê Đại Hành ở Liêm Cần, Thanh Liêm rất đa dạng, có giá trị cao về lịch sử, văn hóa cũng như kiến trúc, cảnh quan.
Ngoài đền Lăng, ngọc phả “Tiền Lê tam vị hoàng đế” có nói đến các di tích ở Thanh Liêm, như Giàn Thề ở dưới chân núi Bảo Cái. Nhữ Hoàng Đê cho đắp lên làm đàn thề để Lê Hoàn cùng các tướng của mình làm lễ tế cáo Trời đất, một lòng một dạ sống chết có nhau giúp nước.
Trại Nhuế là trại quân của Lê Hoàn, là nơi Lê Hoàn cùng vợ chồng Nguyễn Minh và Nhữ Hoàng Đê lập để rèn quân. Hào phú Nhữ Khâm đã cấp tiền bạc, và lương thực cho nghĩa quân hoạt động buổi đầu.
Mã Kễnh là nơi chôn cất 3 mãnh hổ cứu Lê Hoàn thoát nạn phản nghịch. Mả Rút là nơi chôn cất các quân sĩ hy sinh. Xứ Mai Rùa nơi Lê Hoàn đứng xem thủy quân tập luyện.
Trần Hưng
Xem thêm:
Mời xem video:
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…