Người xưa có câu rằng: “Nhất mệnh, nhị vận, tam phong thủy, tứ tích đức, ngũ độc thư”, đầu tiên là xem số mệnh, sau đó là vận hạn, rồi đến phong thủy, tích đức, cuối cùng là đọc sách. Đây là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng xuyên suốt cuộc đời của một con người hay cả một dòng tộc. Dịch học cũng cho rằng vận mệnh của con người chủ yếu chịu ảnh hưởng của ba yếu tố lớn. Một là thời gian, tức là thời gian sinh ra của một người, đây là yếu tố thuộc phạm trù mệnh lý học. Thứ hai là không gian, tức là nơi sinh sống của con người, cũng chính là âm trạch và dương trạch, đây là yếu tố thuộc phạm trù phong thủy học. Thứ ba là sự cố gắng của bản thân, cũng chính là hành thiện tích đức và đọc sách thánh hiền.
Các yếu tố kể trên cùng tồn tại song song và có mối quan hệ tương ứng, tác động qua lại lẫn nhau. Trong các yếu tố này thì thời gian sinh ra là không thể cưỡng cầu, nhưng âm trạch, dương trạch cùng những vấn đề bản thân gặp phải lại là điều có thể xem xét cải biến hoặc tác động được, cũng là điềm báo trước về một số sự kiện có thể phát sinh.
Âm trạch mà người ta nói đến thông thường chính là phần mộ của tổ tiên. Phần mộ của tổ tiên vì sao lại có ảnh hưởng đến vận mệnh của con cháu đời sau? Trong Đạo gia có câu nói: “Âm an dương nhạc”, tức là hài cốt và linh hồn của tổ tiên mà bình an thì con cháu ở dương gian mới được yên lòng, an vui.
Người xưa cho rằng liên hệ giữa tổ tiên và con cháu là một loại quan hệ cảm ứng, con cái sinh ra từ tinh huyết của cha mẹ. Cho nên, có những người mà khi phần mộ tổ tiên bị phá hư thì trong mơ người ấy có thể nhìn thấy được cảnh tượng đó. Thậm chí một số người có thể hiểu rõ được nguyên nhân và chỗ bị phá hư đó là ở đâu.
Theo Dịch học, khi phần mộ của tổ tiên bị phá hư hoặc có hiện tượng khác thường thì thể hiện là đã bị sát khí xâm lấn, còn nếu phần mộ bị đổ sụp xuống thì báo trước là có điều không cát tường sắp xảy ra, gia đình sắp có biến, thậm chí là tai ương. Nếu phần mộ bị rạn nứt, cũng dự báo sắp xảy ra hung tai. Phần mộ này có quan hệ huyết thống càng gần với ai thì ảnh hưởng càng lớn đến người đó.
Trong sử sách các triều đại, ngoài việc ghi lại những quyết sách xoay quanh Hoàng đế và các sự việc lớn xảy ra trong thiên hạ, thì người chép sử cũng đặc biệt ghi chép lại những sự kiện xảy ra đối với lăng mộ của triều đình. Cách chép sử này không phải là ngẫu nhiên, mà thật sự là để người đời sau khi đọc sử có thể đối chứng sự việc mà mặc khải ra những vấn đề liên quan đến âm trạch và biến động triều đại.
Những vấn đề liên quan đến âm trạch thì thường có thể được hóa giải phần nào bằng yếu tố “nhân sự”, đó là hành thiện tích đức và đọc sách thánh hiền, làm theo lời dạy về đạo làm người, đối nhân xử thế của cổ nhân.
Dương trạch cũng tồn tại mối quan hệ cảm ứng với con người. Trước hết, dương trạch tự bản thân nó là tồn tại vận số. Ở những nơi sinh khí, sức sống tràn đầy thì vận số tương đối thọ, trái lại những nơi sinh khí, sức sống kém thì vận số tương đối ngắn. Người sinh sống ở những nơi này cũng bị ảnh hưởng lớn. Chẳng hạn người xưa rất kiêng kỵ dựng nhà gần nghĩa địa, bản thân người thường khi đi vào nghĩa địa cũng thấy ớn lạnh, rùng mình, thậm chí có người rất sợ, điều này đều là có lý do của nó.
Dương trạch xét về góc độ phong thủy sinh khí học thì có những mảnh đất dù đã được nhiều đời sinh sống (cựu trạch) nhưng vẫn còn có sinh khí lớn nên người đời sau sinh sống vẫn cát tường may mắn. Nhưng có những mảnh đất dù vẫn còn sinh khí nhưng ngôi nhà được xây dựng trên đó đã cũ nát nên người đời sau sinh sống có thể không còn được may mắn nữa. Điều này là do trong ngôi nhà cũ ấy, sinh khí đã hết, tử khí chiếm nhiều.
Ví như vào thời kỳ cuối của triều đại nhà Thanh, khả năng sinh con, thể trạng của các Hoàng đế càng ngày càng yếu, cuối cùng dẫn đến tuyệt tự cũng là có nguyên nhân đến từ phong thủy. Tử Cấm Thành được xây dựng tính đến đầu triều đại nhà Thanh đã tồn tại được khoảng hơn 400 năm. Tử Cấm Thành đến những năm cuối nhà Thanh đã trở thành giống như một ngôi nhà cũ nát, sinh khí không còn, vận số cũng gần như đã tận. Cho nên, các đời Hoàng đế càng về sau thì thể trạng càng yếu nhược. Bởi vậy, những người sinh sống trong những ngôi nhà cũ nát thường không gặp may mắn.
Tuy nhiên, điều mà Dịch học muốn hướng đến chính là những hiện tượng dị thường, như ngôi nhà kiên cố, vững chãi, bốn góc đều “bình an vô sự” nhưng đột nhiên ở giữa có vết nứt… Còn những trường hợp có liên quan đến yếu tố về xây dựng như nền móng nhà không chắc mà xảy ra rạn nứt hay chất lượng thi công kém khiến nhà ở bị thấm nước… thì không thuộc về phạm trù “dự báo hung tai” được nói đến trong yếu tố này.
Từ góc độ mệnh lý mà xét, yếu tố hành vi, tâm tính, tâm thái và tinh thần của một người cũng ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh của người đó. Chẳng hạn khi một người đang ở vào trạng thái tinh thần uể oải không phấn chấn, trong lòng luôn thấp thỏm lo âu, thì tốt nhất không nên ra ngoài. Nếu nhất định có việc cần phải ra ngoài thì thời thời khắc khắc phải nhắc nhở bản thân tập trung chú ý, nếu không sẽ dễ dàng bị hại hoặc gặp phải tai ương bất ngờ.
Một ví dụ khác là khi một người có xảy ra tranh chấp với người khác, sẽ dễ dàng khiến tinh thần rơi vào trạng thái buồn bực, khó chịu, cáu kỉnh, khiến hỏa khí bốc lên, bản thân không kiềm chế được mà làm những việc tai họa. Lúc này, người ấy cần phải bình tâm lại, kiểm soát được cảm xúc của bản thân, cũng có thể kết hợp với ẩm thực để tiến hành điều trị. Nếu không, những cảm xúc tiêu cực ấy tích lũy đến một mức độ nhất định sẽ khiến sự tình không hay xảy ra.
Mặc dù cổ nhân nói: “Thiên hữu bất trắc phong vân, nhân hữu đán tịch họa phúc” tức là Trời có những cơn mưa bão bất ngờ, con người có họa phúc không thể đoán trước được. Nhưng trong dòng chảy dài của lịch sử, người ta thông qua tri thức của Dịch học mà tổng kết ra và thu hoạch được rất nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Chỉ cần chúng ta có thể dụng tâm học hỏi, vận dụng những tri thức ấy một cách thích hợp thì có thể “xu cát tị hung”, chiêu mời vận may, rời xa hung tai.
Cổ nhân cũng giảng: “Mệnh tùy tâm tạo”, đây là đạo lý cải biến vận mệnh bằng cách tu duỡng tâm tính của bản thân mình, bởi vì “Tâm an thì thân tự an”. Tuy nhiên thông thường, con người chỉ có thể “Tận nhân sự, thính Thiên mệnh”, dốc hết sức mình nhưng vâng theo Thiên mệnh. Con người nếu muốn thực sự thay đổi vận mệnh, ắt phải thuận theo Thiên đạo mà hành. Bởi lẽ mệnh của con người là thiên mệnh, trong Phật gia giảng là căn cứ vào những việc làm trong kiếp trước mà phân thiện ác và đức nghiệp lớn nhỏ đối ứng. Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.
Cổ nhân tin rằng chỉ có thuận theo thiên đạo, tuân theo phép tắc, quy luật của vũ trụ, trọng đức hướng thiện, sửa đổi lỗi lầm, tránh làm việc xấu là có thể cải mệnh mà thôi. Bởi lẽ thiên đạo thưởng thiện phạt ác, vậy nên trong văn hóa truyền thống việc tu luyện, tu tâm dưỡng tính là biện pháp duy nhất để có thể tạo ra thay đổi lớn lao trong vận mệnh của bản thân mình.
Tu luyện căn bản là tu tâm. Tâm là cội nguồn của mọi hành vi, cử chỉ của sinh mệnh. Tâm thiện ắt sẽ hành thiện, tâm ác tất sẽ hành ác. Tu tâm chính là thay đổi những tư tưởng, quan niệm không phù hợp với Phật Pháp, Đạo Pháp. Tu tâm mới có thể thay đổi tất cả những điều bất hảo trong vận mệnh của con người.
Mệnh tốt, tâm cũng tốt, phú quý mãi tới già. Mệnh tốt, tâm không tốt, giữa đường dễ chết yểu. Tâm tốt, mệnh không tốt, Trời đất sẽ bảo hộ. Tâm mệnh đều không tốt, nghèo khó lại phiền não. Tướng tự tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển. Tu tâm có thể bổ khuyết những thiếu sót trong vận mệnh tiên thiên, triệt để xoay chuyển và cải biến vận ách.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…