Làng Thổ Lỗi xưa có tên Nôm là làng Ghênh (nay là xã Như Quỳnh, Hưng Yên), là nơi sinh ra 3 người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử là Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, nữ sĩ Ngọc Trong, và bà Ngọc Chử mẫu thân chúa Trịnh Cương.
“Đại Việt Sử ký Toàn thư” chép lại câu chuyện được dân gian kể, rằng vua Lý Thánh Tông năm 40 tuổi vẫn chưa có hoàng tử nối dõi, thường hay đi cầu tự nhưng chưa thấy hiệu nghiệm. Vào năm 1603, có thái giám nói với Vua rằng chùa Dâu nổi tiếng ở Kinh Bắc đang mùa hội, có thể đến cầu tự, Vua liền xuất giá đến đây. Khi xa giá đến làng Thổ Lỗi, người dân nô nức đến đón xa giá, duy chỉ có một người con gái đứng ở xa. Vua thấy lạ liền gọi tới, đưa vào cung, cuối cùng phong làm Ỷ Lan phu nhân.
Năm 1066, Ỷ Lan sinh được hoàng tử Càn Đức, sau này chính là vua Lý Nhân Tông.
Lúc này ở phía nam, Chiêm Thành dần dần quy thuận nhà Tống. Năm 1065, vua Chiêm là Chế Củ ngừng cống nạp cho Đại Việt, năm 1068 quân Chiêm được nhà Tống hậu thuẫn lăm le đưa quân quấy rối vùng biên giới. Đại Việt bị liên minh Tống – Chiêm uy hiếp, năm 1069 vua Lý Thánh Tông quyết định đưa quân tấn công Chiêm Thành, tục truyền rằng Vua trao quyền Nhiếp chính cho Nguyên phi Ỷ Lan.
Sau khi vua Lý Thánh Tông mất, vua Lý Nhân Tông lên ngôi nhưng còn nhỏ, nhà Tống lợi dụng chuẩn bị tiến đánh Đại Việt. Tục truyền rằng thời gian này Thái hậu Ỷ Lan giữ quyền Nhiếp chính. Cũng vào thời kỳ này, Lý Thường Kiệt đã đánh tan quân Tống, thảm sát thành Ung Châu, cuối cùng giữ vừng nền tự chủ cho Đại Việt.
Ngày nay đền Ghênh ở xã Ngọc Quỳnh, thị trấn Văn Lâm, Hưng Yên là nơi thờ Hoàng thái hậu Ỷ Lan.
Làng Thổ Lỗi là nơi cư ngụ của họ Trương, ông tổ là Trương Lôi gia nhập đội quân Lam Sơn đánh đuổi quân Minh. Sau khi Lê Lợi lên ngôi, Trương Lôi được ban quốc tính họ Lê.
Sau đó họ Trương đến ở làng Thổ Lỗi, đến thời Lê Trung Hưng thì sinh ra Trương Dự, gia cảnh nghèo khó nhưng phúc hậu, ông mở quán hàng nước bên đường đủ sống qua ngày.
Một hôm có một người tướng mạo phúc hậu ghé vào quán, ông Trương Dự chào mời rất cung kính. Sau khi được nghỉ ngơi trò chuyện, người khách nọ chỉ cho ông Trương Dự huyệt quý, nếu táng mộ vào thì sau này sẽ nhờ nữ mà phát phúc.
Đến năm 1666, vợ ông Trương Dự sinh hạ được cô con gái xinh tươi khác thường, đặt tên là Trương Thị Ngọc Chử. Ngọc Chử theo mẹ làm nghề ca hát, càng lớn càng xinh đẹp.
Một lần thế tử Trịnh Bính đi du xuân, dân chúng đều kính cẩn hành lễ, nhưng có một cô gái vẫn cắt cỏ như không có chuyện gì xảy ra. Thấy thế Trịnh Bính đến hỏi thì cô gái đáp lại bằng tiếng hát. Người đi theo hỏi tại sao kiệu Chúa tới mà không hành lễ thì cô gái đáp: “Chúa ngự giá là việc của Chúa, còn tôi cắt cỏ là phận của tôi, Chúa hỏi để làm gì?”.
Trước câu trả lời thẳng thắn như vậy, Trịnh Bính lấy làm lạ hỏi thăm thì biết cô này là người ca xướng tên là Trương Thị Ngọc Chử. Tuy vậy thế tử vẫn quyết định đưa vào cung làm phi tần. Sau Ngọc Chử sinh được con trai là Trịnh Cương.
Năm 1792, thế tử Trịnh Bính đột ngột mất. Lúc này Trịnh Cương mới 16 tuổi, chúa Trịnh Căn rất đau buồn. Các đại thần đề nghị đưa dòng chắt (tôn) vào ngôi thế tử để vỗ yên dân.
Năm 1703, Trịnh Cương đươc phong làm thế tử, giữ chức Khâm sai tiết chế các xứ thủy bộ chư doanh, kiêm Tổng chính cơ, Thái úy, An Quốc công, cho mở phủ Lý Quốc.
Năm 1709, chúa Trịnh Căn mất, chắt nội là Trịnh Cương kế vị lên ngôi Chúa, phong cho mẹ Ngọc Chử là Thái Phi.
Ở ngôi cao, Ngọc Chử tạo phúc cho dân chúng, mua ruộng giúp dân các làng xung quanh canh tác, bỏ tiền ra xây cầu đá ở làng Cự Linh thuộc Gia Lâm, lại sửa chùa, tô tượng, đúc chuông khánh.
Họ Trương ở làng Ghênh đến đời thứ 8 thì có Trương Đôn Hậu, làm quan Chánh võ úy cho Triều đình Lê Trịnh. Ông có 6 người con, trong đó có Trương Thị Ngọc Trong.
Ngọc Trong là người hay chữ, nhưng thời đấy phận nữ nhi không được đi thi, nên lớn lên làm Thị nữ cung tần không rõ ở cung Vua hay phủ Chúa.
Ngọc Trong sáng tác ra những tác phẩm để đời như diễn ca thần tích của Hoàng Thái hậu Ỷ Lan bằng chữ Nôm gồm 558 câu thơ lục bát và hai bài kệ chữ Hán thể ngũ ngôn tứ tuyệt. Các tác phẩm của bà được khắc và lưu trữ tại phủ Chí Nguyên cho đến khi Nguyễn Hữu Chỉnh cho quân đến đốt phá năm 1786.
Nhiều người làng Ghênh đều thuộc lòng các vần thơ của bà như thuộc truyện Kiều vậy:
Cứ ngày mai sáng bừng tưng
Khiết nương mai cuốc việc hằng ra đi
Xa nghe chiêng trống một khi
Đồn rằng xe ngọc ngự về Lỗi hương
Hay như:
Gió đưa sực nức hương hòe
Nhân Tông, Thái hậu ngự về Tây phương
Ủ ê cỏ nội hoa tường
Chuông kêu núi lở, cảm thương muôn phần
Làng Ghênh sinh ra 3 người phụ nữ tài danh nổi tiếng khiến dân chúng ngưỡng mộ, từ đó mà trong dân gian lưu truyền câu: “Ghênh đẻ, Khe nuôi, Đậu dạy”.
Trần Hưng
Xem thêm:
Mời xem video:
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…