Văn Hóa

Làng văn hóa khoa bảng Khê Hồi

Làng Khê Hồi có nguồn gốc từ xa xưa. Trong tiếng Hán, “Khê” là con suối, “Hồi” là quay đầu.

Thờ Cao Sơn Đại Vương Cao Hiển

Đình làng được xây dựng vào thế kỷ 18 thờ Cao Sơn Đại Vương, ngài tên là Cao Hiển sống vào thời vua Trần Thuận Tông.

Theo Thần tích Đình Đại (Bạch Mai, Hà Nội) thì ở vùng núi Bảo Đài Sơn, quận Quảng Nam (Trung Quốc) có ông Cao Khánh đến Đại Việt lấy vợ người làng Quang Liệt ở Trường Yên (Ninh Bình) là Trần Thị Tố. Năm 1329 thời nhà Trần hai vợ chồng có người con trai đặt tên là Cao Hiển.

Năm Cao Hiển 7 tuổi thì mẹ mất, cha đưa về Trung Quốc, rồi cho học với thầy Chu Đường.

Theo Thần tích ở đền Ngọc Điền tại thị trấn Hưng Nguyên, Nghệ An thì:

“Cao Hiển là người thông minh, chính trực, học rộng, hiểu sâu, tài kiêm văn võ. Năm 29 tuổi đậu Tiến sỹ dưới triều vua Hy Tông nhà Tống và làm quan đến chức Thượng thư. Khi vùng biên giới nhà Tống có loạn quấy phá, Cao Hiển nhanh chóng dẹp loạn, giúp dân yên ổn làm ăn, được nhân dân tín phục. Nhờ công lao to lớn đó, Cao Hiển được vua Tống phong làm Đại Thừa Tướng.

Để thực hiện ý đồ bành trướng, nhằm uy hiếp và khuất phục nước ta, Vua nhà Tống cử Cao Hiển sang làm Tuyên phó sứ An Nam. Đời sống của nhân dân nước ta còn nhiều khó khăn, nạn sâu keo tàn phá, mùa màng thất bát. Cao Hiển hiểu rõ và thông cảm với khó khăn của cư dân Đại Việt. Một mặt xin vua Tống giảm bớt các khoản triều cống, mặt khác giúp nhân dân An Nam tìm cách diệt trừ sâu keo, thú dữ, tìm cách phát triển sản xuất, khôi phục kinh tế. Nhờ đó cuộc sống của nhân dân được ổn định.

Mặc dù là sứ thần nước lớn, nhưng Cao Hiển luôn là vị quan có lòng khoan dung, đức độ, hết lòng vì cuộc sống của nhân dân bản xứ. Xây dựng mối bang giao hòa bình tốt đẹp giữa hai nước An Nam. Chính vì vậy mà triều đình và nhân dân hai nước đều biết ơn Cao Hiển.”

Khi Cao Hiển mất nhiều nơi thờ ông, trong đó có làng Khê Hồi.

Đình làng

Đình làng Khê Hồi. (Ảnh: Báo Giáo dục & Thời đại)

Kiến trúc đình làng Khê Hồi rất công phu tỉ mỉ, hơn hẳn các làng khác, đến nỗi khi nhìn vào cổng Đình khó nghĩ đó là đình làng. Cổng đình rất độc đáo và gây ấn tượng cho những ai lần đầu nhìn thấy. Đó là cổng tam quan gồm hai tầng được đắp nổi chi tiết. Các cánh cửa làm bằng gỗ quý được khắc rất tỉ mỉ.

Cổng đình hướng về phía tây, trước cổng đình là hồ nước hình lưỡi liềm bao cả đình và chùa Khê Hội. Có cây cầu dài 10 mét bắc qua hồ nước. Cây cầu hình cầu vồng rất đẹp, trang trí nhiều họa tiết, tiếc rằng không được tu trì nên đã rêu phong qua thời gian, hồ nước cũng bị ô nhiễm không còn nên thơ như trước. Ven hồ và trong sân đình là các cây cổ thụ như đại, nhãn, muỗm.

Trong đình có 7 gian, riêng tiền đường rộng 5 gian.

Đình Khê Hồi được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2000. Trong đình vẫn còn lưu giữ tấm bia đá khắc bằng chữ Hán nói về việc hưng công xây dựng. Trong đình còn lưu giữ hoành phi, câu đối, bản hương ước với nhiều điều lưu ý về việc tham gia lễ hội của các xã thuộc tổng Hà Hồi cũ.

Họ Từ làng Khê Hồi

Văn chỉ làng Khê Hồi. (Ảnh:Báo Giáo dục & Thời đại)

Làng rất xem trọng việc học, trường lớp và Văn chỉ được lập từ rất sớm. Văn chỉ của làng được xây dựng khang trang rộng rãi trên khuôn viên đất ở giữa làng, rộng hàng trăm mét vuông. Cổng được xây dựng kiên cố, có cầu cong qua hồ nước dẫn vào, ở phần trên chính giữa có 4 chữ Hán đắp nổi, cỡ lớn: “Khê Hồi văn chỉ” nghĩa là “Văn chỉ làng Khê Hồi”. Hai bên cổng là hai ngọn bút lông cao đến 3 mét.

Trường học Khê Hồi xây dựng năm 1925. (Ảnh: Báo Giáo dục & Thời đại)

Làng có họ Từ được mệnh danh là dòng họ tiến sĩ, nổi tiếng với nhiều đời đỗ đại khoa, là niềm tự hào của vùng đất học Thượng Phúc xưa.

Theo ghi chép lại, Từ Đạm sinh năm 1862, là con của cử nhân Từ Tế, ông thi đỗ tiến sĩ năm 1895 thời vua Thành Thái.

Sau khi thi đỗ, năm 1896 Từ Đạm được cử làm Tri phủ Đa Phúc (Phúc Yên), đến năm 1899 thì làm Tri phủ Xuân Trường (Nam Định), sau đó được thăng làm Tổng đốc, thụ hàm đến Hiệp tá Đại học sĩ.

Từ Đạm có người em trai là Từ Thiệp đỗ Phó bảng cùng khoa thi với ông. Từ Thiệp được Triều đình bổ nhiệm làm Tổng đốc Nam Ngãi (tức Quảng Nam và Quảng Ngãi), ông cũng được cử làm Chánh chủ khảo thi Hương trường thi Nam Định năm 1906.

Họ Từ còn có Từ Hữu đỗ đạt cao. Được bổ nhiệm Tri phủ huyện Thường Tín. Con cháu của ông có 3 người đỗ tiến sĩ.

Giữ gìn truyền thống

Ngày nay làng Khê Hồi vẫn duy trì được lễ hội làng truyền thống, lễ hội kéo dài suốt 3 ngày từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 3 âm lịch với nhiều nghi lễ linh thiêng trang trọng, trong đó có trò thủy chiến mô phỏng lại chiến công của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

Khê Hồi cũng có ngôi trường được dựng từ năm 1925 với 2 phòng học rộng rãi, có văn bia ghi lại mục đích lập trường. Ngày nay ngôi trường này là “Trung tâm học tập cộng đồng thôn Khê Hồi”.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

43 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

50 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago