Một điều quan trọng để đánh giá tác phẩm nghệ thuật, là phải xem nó có thể tịnh hóa nhân tâm, khiến con người an tĩnh, cảm thấy điều tốt đẹp hay không, có khiến con người bớt đi dục vọng và khích lệ con người truy cầu những điều cao quý hay không.
Duyệt qua các truyền thuyết của các dân tộc trên khắp thế giới có thể thấy rằng văn hóa nhân loại là do thượng thiên ban cho. Vạn sự vạn vật xung quanh con người đều là có dụng ý, một là để cho con người sinh tồn, hai là để giáo hóa nhân tâm.
Trong vũ trụ có đạo lý chính phản, đó là một lẽ tất nhiên, vì nếu không biết thế nào là xấu thì cũng không thể hướng đến cái thiện, không rõ đắng cay thì cũng chẳng biết ngọt bùi. Thế giới này nếu chỉ toàn là “chính” thì sinh mệnh cũng không thể tồn tại một cách “có mùi có vị”.
Cũng như tự nhiên có chính phản, trong con người cũng có thiện ác. Vạn sự vạn vật xung quanh con người có thể khiến con người thăng hoa, nhưng cũng có thể khiến con người chấp mê vào ngoại vật, làm bại hoại nhân tâm, kéo con người hướng về phía ác.
Các loại hình nghệ thuật muôn màu muôn vẻ, đó cũng là một sản vật trong thế giới này. Vì thế, nghệ thuật cũng có loại làm tịnh hóa nhân tâm và làm bại hoại nhân tâm, tất nhiên không thể hoàn toàn xét sự việc tuyệt đối ở hai màu đen trắng.
Người thiện dùng nghệ thuật vào việc thiện thì sẽ có lợi cho người cho mình. Người dùng nghệ thuật làm việc ác thì hại người hại mình. Cũng có người thường chỉ là cuốn theo trào lưu đại chúng.
Có những loại nhạc quen với tiếng động ầm ĩ, với tiếng la hét cuồng loạn, phát tiết cực độ, thì loại nghệ thuật ấy khiến người nghe không thể bình tĩnh, ca sĩ đương nhiên càng không thể bình tĩnh. Đây đều là biểu hiện của ma tính. Ca sĩ trường kỳ như vậy thì sẽ phóng đại mặt tối trong con người, càng lâu thì sẽ càng có ảnh hưởng tiêu cực hơn. Nếu khán giả nghe thường xuyên, tiếp nhận nó thì dần dần nhân tính biến dị, có lúc rơi vào “điên loạn”.
Một ví dụ khác là âm nhạc đồi trụy lả lướt, mê hoặc, uốn éo, đàn ông càng hát càng giống như “ái nam ái nữ”, càng nghe thì càng mất đi chính khí, chính niệm. Nghe nhiều loại âm nhạc này thì liệu tâm lý có không bị ảnh hưởng không?
Theo quan điểm chính thống mà nói, thì tiêu chuẩn của nghệ thật là tận thiện tận mỹ. Tận thiện chính là tịnh hóa nhân tâm, dẫn dắt con người hướng thiện. Tận mỹ chính là cao thượng, thuần tịnh, kỹ pháp cao siêu.
Hầu hết nghệ thuật hiện nay đều không thể tịnh hóa nhân tâm, tuy mang tên “nghệ thuật”, nhưng bản thân nó không phải là “nghệ thuật”.
Chỉ trong vòng khoảng 100 năm trở lại đây, nền “nghệ thuật” của nhân loại đã chuyển bước từ truyền thống sang hiện đại. Và hiện tượng kỳ lạ là dường như phong cách càng xấu, càng méo mò thì lại càng được đại chúng quan tâm.
Những món đồ chơi hình xương xẩu, quái vật, hình đại tiện, hình bộ phận sinh dục cũng được bày bán công khai và được mua tràn lan.
Nhiều tác phẩm nghệ thuật hiện đại người xem tự nhiên vốn có cảm giác kỳ lạ và khó chịu, nhưng sau khi được tâng bốc và được “chuyên gia phân tích” lại được thổi giá và nổi tiếng.
Tại sao càng “xấu” lại càng được tôn lên? Chỉ vì đạo đức nhân loại bại hoại, bị phần ma tính thao túng khống chế, nên đều liều mạng mà tha hóa, đều đang buông thả, thi nhau biến thái.
Ngược lại, nghệ thuật chính thống truyền thống, do tác dụng tịnh hóa nhân tâm, nên có thể đạt được vô số lợi ích. Mặc dù vậy, nghệ thuật chính thống đã mai một đến đáng thương. Tác phẩm nghệ thuật xưa cũ vẫn được lưu giữ lại, nhưng liệu thế giới có còn có thể sản sinh ra một Beethoven hay một Leonardo da Vinci khác?
Nghệ thuật chính thống là văn hóa mà thiên thượng truyền cấp cho nhân loại. Bản thân các nghệ thuật gia sẽ càng ngày càng thuần tịnh, trạng thái thân tâm sẽ tự nhiên càng ngày càng tốt đẹp, người làm nghệ thuật sẽ được thượng thiên dẫn dắt và bảo hộ.
Khi khán giả tiếp xúc được mặt chính diện của nghệ thuật, thì thân tâm sẽ không ngừng hướng thiện, ngôn hành cũng sẽ không ngừng hướng thiện, từ đó sẽ nhận được những ảnh hưởng tích cực và nhận được thiện báo lâu dài.
Những thánh đường hay các kiến trúc nhà thờ ở phương Tây vô cùng trang nghiêm, chỉ cần nhìn vào liền có thể cảm thấy được một bầu không khí và năng lượng thần thánh, đồng thời có một niềm khao khát hướng thiện.
Các danh khúc ở cả phương Đông và phương Tây đều có tác dụng an thần hay bồi bổ chính khí, vừa dưỡng tâm, lại vừa dưỡng sinh, nghe liền dễ dàng say sưa vào trong ý cảnh thuần mỹ.
Các tác phẩm văn học cổ điển không có loại ngôn ngữ biến dị của Internet, không có chi phối của quan niệm biến dị, hoăc là ngợi ca chính nghĩa, hoặc là mở rộng tầm mắt và lịch duyệt của con người.
Bởi vậy người làm nghệ thuật, không chỉ phải nghĩ đến tịnh hóa bản thân, cũng phải nghĩ đến tịnh hóa người khác, cần đem “tịnh hóa nhân tâm” làm tiêu chuẩn quan trọng nhất, nếu không sẽ làm bản thân lạc lối, cũng làm người khác lạc đường, gây tác hại vô cùng.
Dựa theo “Nghệ thuật cần phải tịnh hóa nhân tâm“
Đăng trên ChanhKien.org
Tác giả: Tư Diên
Xem thêm:
Mời xem video:
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…