Văn Hóa

Ngô Dụng: Trái ý Chúa cứu dân làng, làm quan đến Tể tướng

Làm việc thiện tất có phúc báo, tiến sĩ Ngô Dụng không quản nguy hiểm đến tính mạng, làm trái ý Chúa cứu thoát dân chúng cả làng. Sau ông được làm quan đến Tể tướng đầu Triều.

Nguồn gốc

Thời Lê Trung Hưng ở xã Thù Sơn, Hiệp Hòa, Bắc Giang có gia đình họ Ngô hiền lành, phúc hậu, hiềm nỗi mãi không sinh được con nên quyết định tìm con nuôi. Ông Ngô đi các nơi cố tìm gia đình gia giáo lại có đông con trai để xin một đứa làm con nuôi nối dõi tông đường.

Tới Ân Thi, ông thì tìm được gia đình có 5 người con trai đồng ý để người con út mình làm con nuôi và mang họ Ngô. Người con út đổi tên từ Bùi Phúc Hữu thành Ngô Văn Hữu.

Cậu bé Ngô Văn Hữu đã thông minh lại chăm chỉ học hành. Nhưng lắm kẻ xung quanh ghen ghét nhà họ Ngô, khi cậu bé cất giọng đọc bài thì lắm lấy cớ gây sự, còn ném cả gạch đá vào sân nhà. Thấy thế ông Ngô liền chuyển nhà đến làng An Cập, xã Hoàng Vân sinh sống, sau đó thì chuyển đến làng Vân Xuyên cũng thuộc xã Hoàng Vân.

Cậu bé Ngô Văn Hữu siêng năng học hành, lớn lên thì đỗ đạt làm quan cho Triều đình nhà Lê Trung Hưng, được ban Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Hàn lâm viện, Trụ thượng quốc. Ông được xem là cụ tổ họ Ngô gốc Bùi ở Vân Xuyên.

Con trai của Ngô Văn Hữu là Ngô Văn Khuyến cũng làm quan to trong Triều, được phong Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, bộ Hộ hữu Thị lang.

Thi đỗ tiến sĩ

Ngô Văn Khuyến có người con trai là Ngô Dụng, lúc mới ra đời có khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, đôi mắt rất sáng. Lúc nhỏ Ngô Dụng thông minh lại ham học, Ngô Văn Khuyến bỏ tiền mở lớp mời thầy giỏi đến dạy cho con mình và lũ trẻ trong làng.

Năm 12 tuổi, Ngô Dụng đăng ký dự kỳ thi Hương, nhưng các quan cho là quá nhỏ không cho thi. Năm 15 tuổi, Ngô Dụng lại đi thi Hương, dù còn nhỏ nhưng vượt qua được tam trường, đỗ sinh đồ tương đương với tú tài. Năm 19 tuổi, Ngô Dụng vượt qua tứ trường kỳ thi Hương, được bổ nhiệm làm Huấn đạo.

Khoa thi năm 1721 thời vua Lê Dụ Tông, Ngô Dụng tham gia và đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân.

Thái giám Hoàng Công Phụ nắm quyền

Ngô Dụng làm quan dưới thời chúa Trịnh Cương, đóng góp nhiều công lao. Tuy nhiên đến cuối năm 1729 thì chúa Trịnh Giang lên nối ngôi. Trịnh Giang chỉ lo việc Triều chính vài năm ngắn ngủi, sau đó thì nghe theo thái giám Hoàng Công Phụ chỉ lo chơi bời bất kể các quan đại thần can gián.

Ngoài ban Văn, ban Võ, Trịnh Giang cho đặt một ban nữa gọi là “Giám ban” gồm các thái giám, đặt ngang với ban Văn Võ. Các quan còn không bằng Tổng giám Hoàng Công Phụ nên thấy hổ thẹn vì còn thua cả thái giám. Trịnh Giang chỉ chú tâm ăn chơi vô độ, bỏ bê việc triều chính, quyền hành dần nằm trong tay Thái giám Hoàng Công Phụ.

Việc vui chơi xây dựng các hành cung khiến quốc khố cạn kiệt, Trịnh Giang tăng các khoản thuế đồng thời bắt dân lao dịch nặng nề, khiến lòng người oán thán. Người dân cơ cực, mất mùa đói kém nhưng triều đình không ai quan tâm, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi.

Sau 10 năm ở ngôi Trịnh Giang bị sét đánh gần chết, rồi mắc bệnh “kinh quý” – tinh thần bất định, hay hoảng hốt sợ hãi. Bọn hoạn quan Hoàng Công Phụ cho rằng là do “Đấy là vì dâm dục mà bị ác báo. Muốn không bị hại chỉ có cách là trốn xuống đất.” (Theo “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục”).

Sau đó bọn hoạn quan cho đào đất xây hầm cho Chúa ở gọi là cung Thưởng Trì. Từ đó Trịnh Giang ở hẳn dưới hầm này không dám ra ngoài, Hoạn quan Hoàng Công Phụ nắm hết mọi quyền hành.

Trái lệnh Chúa cứu thoát cả làng Chèo

Trước tình cảnh Đàng Ngoài suy thoái bởi Trịnh Giang, Trịnh thái phi Vũ Thị cho tập hợp các quan văn võ nhằm đưa em của Trịnh Giang là Trịnh Doanh lên ngôi Chúa. Năm 1740, nhân lúc Hoàng Công Phụ đi đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa, ở trong triều các quan đồng loạt đưa Trịnh Doanh lên ngôi, bọn Hoạn quan chống lại đều bị diệt sạch. Hoàng Công Phụ sau đó bị xử tội.

Để diệt trừ hậu họa tay chân của Hoàng Công Phụ, chúa Trịnh Doanh sai Ngô Dụng đem quân đến quê của Hoàng Công Phụ là làng Chèo thuộc tổng Quế Trạo (nay là xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang), sai giết hại cả làng nhằm nhổ cỏ tận gốc trừ hậu họa.

Ngô Dụng thấy dân làng Chèo vô tội, không thể chỉ vì họ cùng quê với Hoàng Công Phụ mà giết hết cả làng được, bèn nghĩ kế cứu người. Ông cho người tâm phúc bí mật phi ngựa đến làng Chèo trước để đưa toàn bộ dân chúng nhanh chóng rời đến tổng Hoàng Vân quê ông để trốn. Đây là một kế hoạch mạo hiểm, bởi nếu bị lộ thì Ngô Dụng sẽ bị tội chết, nhưng ông vẫn làm vì xem tính mạng dân chúng của cả làng đặt trên tính mạnh của mình.

Hôm sau Ngô Dụng đưa các binh lính theo mình đến làng Chèo, cho giết gia súc còn lại khiến máu tung tóe khắp nơi, lại cho đắp hàng trăm ngôi mộ giả, rải bột vôi.

Chúa Trịnh Doanh cho người xem xét tình hình rồi báo lại, tưởng rằng làng Chèo đã bị triệt hạ. Nhờ đó mà dân chúng cả làng thoát được kiếp nạn.

Ngô Dụng không quản nguy hiểm tính mạng của mình, cứu được cả làng nên có phúc lớn. Ông làm quan thăng qua các chức vụ khác nhau, sau đó được phong làm Tham tụng (tương đương Tể tướng đầu triều).

Tưởng nhớ

Năm 1746, Ngô Dụng dù đã 62 tổi nhưng vẫn lãnh trọng trách đi sứ sang nhà Thanh. Trên đường đi do tuổi cao nên ông bị bệnh nặng phải về quê nhà chữa trị. Nhà Vua hay tin cử ngự y đến thuốc thang đầy đủ, nhưng do bệnh nặng nên đến tháng 7 thì ông mất.

Trước khi mất ông dặn con cháu không được xây lăng mộ mà chôn ông ở đồi Lang Thông. Tiền của Triều đình gửi cho thì dùng để làm đường cho dân đi.

Nhà Vua thương tiếc, cho bãi chầu 3 ngày, mang 500 lạng bạc, 10 tấm gấm hoa vàng để tang lễ cho ông. Triều đình truy tặng cho ông chức Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Trụ quốc thượng giai, Binh bộ Thượng thư, Nhi quận công.

Sang năm 1747, vua Lê Hiển Tông cùng chúa Trịnh Doanh nhớ công lao của ông liền phong làm Phúc Đẳng thần và cho dân thờ ở Đình làng.

Đình làng Vân Xuyên. (Ảnh: Bùi Thế Tâm, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Đến đời chúa Trịnh Sâm thì chuyện dân làng Chèo thoát chết mới lọt ra ngoài. Chúa Trịnh Sâm ban lệnh đại ban xá, dân làng Chèo được trở về bản quán. Hàng năm cứ đến ngày giỗ Ngô Dụng mùng 3 tháng 7 âm lịch, dân làng Chèo lại làm lễ tế tại quê nhà của Ngô Dụng.

Con trưởng của ông là Ngô Văn Thiết đỗ đạt và giữ chức Tri phủ Yên Thế, con cháu sau này cũng đời đời đỗ đạt.

Từ đường họ Ngô là ngôi trường thuở xưa Ngô Dụng dạy học cho dân khi làm Huấn đạo. Đến nay Từ đường vẫn còn lưu giữ một số hiện vật như cỗ đòn khiêng kiệu do Triều đình ban cho khi ông đỗ đạt vinh quy bái tổ về làng, các bức hoành phi, câu đối và một số tư liệu Hán Nôm nói về truyền thống hiếu học của gia tộc họ Ngô.

Hiện nay ở Hoàng Vân vẫn còn bài thơ ca ngợi tiến sĩ Ngô Dụng:

Đệ nhất quận công tổng Hoàng Vân
Trụ quốc thượng giai, phúc đẳng thần
Lăng tẩm không xây, thông reo mãi
Nấm mộ đơn sơ giữa cõi trần
Trí dũng song toàn phò non nước
Trung hiếu đôi đường vẹn chữ nhân
Ngàn năm tên tuổi ghi bia đá
Văn Miếu lưu truyền đến vạn xuân.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Thanh Hóa: Nguyên Chủ tịch huyện cùng nguyên Phó Chủ tịch bị bắt vì sai phạm đất đai

Chủ đầu tư chỉ mới chi trả tiền đền bù được 1/4 diện tích đất…

18 phút ago

Đạo làm quan: Làm việc liêm khiết, không nhiễm bụi trần

“Lạc dĩ thiên hạ, ưu dĩ thiên hạ”, vui cái vui của thiên hạ, lo…

20 phút ago

Bánh chưng xứ người – Quy định lụy truyền thống

Tôi chưa từng được thưởng thức cái thú “trông bánh chưng chờ trời sáng”...

26 phút ago

Chính quyền quân sự Myanmar đã trục xuất hơn 50.000 nghi phạm lừa đảo người Trung Quốc

Myanmar cho biết, kể từ tháng 10/2023 đã có hơn 50.000 nghi phạm Trung Quốc…

34 phút ago

Thiển đàm về mối quan hệ giữa tướng và tâm

Tướng do tâm sinh, duyên do tâm định, tâm là ngọn nguồn của hết thảy.…

36 phút ago

Số người chết trong vụ cháy khách sạn ở Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên 76

Số người chết trong vụ hỏa hoạn tại một khách sạn ở khu nghỉ dưỡng…

42 phút ago