“Thân hậu hữu dư vong súc thủ, Nhãn tiền vô lộ tưởng hồi đầu”, sau lưng có chỗ thì quên buông tay, đến khi không còn thấy đường đi nữa mới hối hận muốn quay đầu. Trong lịch sử, có rất nhiều người bởi vì “không buông tay” mà gặp nạn lớn, bên cạnh đó cũng có những người bởi vì “biết buông tay” mà có thể an nhiên tự tại giữa đất trời.
Trương Lương là một trong ba nhân vật kiệt xuất đầu thời Hán, có công giúp Lưu Bang giành được thiên hạ. Ông nổi tiếng là “Mưu tính trong màn trướng mà quyết thắng ngoài ngàn dặm” (Sử ký). Nhà Hán thành lập, Trương Lương công trùm thiên hạ. Nhưng khi Lưu Bang luận công kể thưởng, Trương Lương lại lựa chọn buông tay thoái lui.
Trương Lương nói: “Nhà ta bao đời làm tể tướng nước Hàn, do đó không tiếc vạn lạng vàng để báo thù cho nước Hàn. Một chùy ở Bác Lãng Sa chấn động khắp thiên hạ. Rồi lại làm thầy đế vương, được phong thưởng vạn hộ, địa vị trong hàng ngũ chư hầu. Đời người đến đây, cũng đã đủ thỏa nguyện rồi, bây giờ chỉ mong muốn theo Xích Tùng Tử, đi vân du học Đạo, không màng đến thế sự nữa.”
Từ đó Trương Lương buông tay, rời xa danh lợi, sống một cuộc sống đơn giản. Quyết định này của ông khiến Lưu Bang không thể hiểu được, càng không nói đến người ngoài.
Thế nhưng nhìn vào lịch sử đoạn thời gian ấy có thể thấy được hết sức rõ ràng:
Quân sư nơi màn trướng phải kể tới Trương Lương, làm tướng nơi sa trường phải kể đến Hàn Tín. Hàn Tín cũng là một trong ba nhân vật kiệt xuất đầu thời Hán sánh với Trương Lương. Ông công cao át chủ, lại không phải là người vào sinh ra tử với Lưu Bang, nên bị hãm hại vu khống, bị tru di tam tộc, chết không được toàn thây. Thậm chí khi Lưu Bang biết rằng Hàn Tín đã chết, thì phản ứng đầu tiên là “vừa mừng vừa thương”. Thật khiến lòng người băng giá.
Lại nhìn thêm một đoạn thời gian nữa, Lưu Bang băng hà, Lã Hậu chuyên quyền, giết và bài xích trung lương, đưa người họ Lã vào làm loạn triều đình. Nếu như Trương Lương còn ở lại thì rất có thể sẽ là mục tiêu số một. Từ đó mà thấy được chuyện “biết buông tay”, “công thành thân thoái” của Trương Lương trí huệ ra sao.
Phạm Lãi trợ giúp Câu Tiễn diệt Ngô. Sau khi thành đại nghiệp điều đầu tiên ông nghĩ tới cũng là buông tay, rút lui, thậm chí rời khỏi nước Việt.
Phạm Lãi đi bằng đường biển, mai danh ẩn tích, sau này trở thành một vị thương gia tài ba. Ông ba lần thành nghiệp, gia sản giàu có, lại liên tiếp ba lần buông tay: “Suốt 19 năm 3 lần giàu sang bậc nhất, nhưng đều phân tán và chia cho người nghèo, huynh đệ thân sơ. Điều này được gọi là người phú quý mà hiếu đức.” (Sử ký)
Vậy nên có thể nói cuộc đời của Phạm Lãi là một chuỗi những lần “biết buông tay” đáng khâm phục.
Trước khi đi Phạm Lãi có khuyên người bạn đồng cam cộng khổ của mình là Văn Chủng: “Chim chết thì đem cung đi cất, thỏ chết thì chó bị giết. Điều này rất rõ ràng. Câu Tiễn là người miệng nhọn mà cổ dài, tướng người như thế, chỉ có thể chung hoạn nạn chứ không thể cùng hưởng lạc. Ông sao không mau bỏ đi?”
Văn Chủng không nghe, kết quả không lâu sau Câu Tiễn ban cho Văn Chủng một thanh kiếm, ý muốn ông tự sát. Văn Chủng thở dài, hối tiếc vì không nghe lời Phạm Lãi.
Người ta nếu có thể thấu hiểu nhân sinh, ắt sẽ biết đạo lý vật cực tất phản, từ đó mà buông tay, bảo toàn được bản tâm, cũng bảo tồn được ý nghĩa chân chính của sinh mệnh.
Thiên Cầm
Xem thêm:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…