Người ít họa nhiều phúc thường có “3 điều chậm rãi”

Xã hội hiện đại, nhịp sống của con người càng lúc càng nhanh, nhưng có những việc càng nhanh càng dễ dàng rước họa và đánh mất đi phúc khí của bản thân. Trong cuộc sống có những điều cần chậm lại, nếu làm được tốt những điều này thì mối họa càng ít, phúc khí càng nhiều. Dưới đây là 3 điều như vậy.

(Ảnh minh họa: Aaron Andrew Ang, Unsplash)

Chậm rãi hưởng thụ

Chậm hưởng thụ là ý nói rằng khi được hưởng phúc lành do Thượng thiên ban tặng thì phải từ tốn, không thể xa hoa dâm dật, tùy tiện phung phí. Cổ nhân dạy: “Phúc bất tận hưởng”, một người có phúc thì không nên hưởng hết, mà phải luôn bồi đắp, bởi vì khi phúc đã hưởng hết thì họa tất sẽ đến.

Khi mọi sự tình đang ở vào thế thuận cảnh, phải học được cách tiết chế, đừng dương dương tự đắc, phải chậm rãi hưởng thụ phúc khí, như vậy mới được lâu dài. Những người sống từ tốn, thấp điệu, sẵn sàng ở dưới người khác, sẽ ở trong bất tri bất giác mà hưởng thụ phúc khí cả đời.

Cổ ngữ nói: “Thiên dục kì vong, tất lệnh kì cuồng”, nghĩa là ông trời muốn diệt vong một người nào đó thì đều trước tiên là làm cho họ cuồng vọng không kiềm chế được, cuối cùng là thiên tai nhân họa đều giáng xuống người ấy. Từ xưa đến nay, những người giàu có nhanh chóng, tùy ý tiêu xài, quá phận hưởng thụ phúc, phô trương lãng phí thì cuối cùng phần lớn đều có kết cục không tốt đẹp.

Một số người khi đắc ý rất dễ dàng khoe khoang bản thân. Đó là đánh mất đi phúc khí một cách nhanh nhất. Bởi vì khoa trương sẽ kích động làm nảy sinh lòng ghen ghét đố kỵ của người khác, càng khoa trương càng khiến người ta ghi hận trong lòng, dễ dàng chuốc lấy tai họa hay những phiền phức không đáng có. Những người đại trí nhược ngu đều chậm rãi hưởng thụ, thấp điệu làm người cho nên họ tránh được các mối họa, kéo dài được phúc khí.

Chậm rãi suy xét

Cổ nhân có câu: “Tâm cấp cật bất liễu nhiệt đậu hũ”, nghĩa là tâm nóng vội không ăn được đậu hũ nóng. Những người có thành tựu trong đời đều phải là người đã trải qua nhiều ma luyện, thậm chí họ phải dùng rất nhiều thời gian, tâm huyết để kiên trì theo đuổi một việc nhất định. Những người nóng vội, không chín chắn thường làm việc lớt phớt, chiếu lệ qua loa cho xong chuyện, không sâu sắc, kỹ càng, giống như “chuồn chuồn đạp nước”, dễ dàng được cái này mất cái kia, làm việc gì cũng không thành.

Trong sách “Đại học” viết rằng, một người biết mình thì chí hướng mới có thể kiên định không lay động, chí hướng kiên định rồi thì mới có thể làm việc trầm tĩnh không nóng vội, tâm tính mới có thể yên ổn bình thản, tâm tính yên ổn thì mới có thể suy xét chu đáo, suy xét chu đáo rồi thì mới có thể có thu hoạch.

Danh thần triều Thanh, Tăng Quốc Phiên từng nói: “Sự dĩ cấp bại, tư nhân hoãn đắc”, tức là nếu người ta vội vàng làm việc thì sự tình thông thường vì rối loạn mà thất bại, cuối cùng khiến chúng ta hối hận. Cho nên, người ta cần phải ổn định vững vàng đi từng bước thì sự tình sẽ đạt kết quả tốt.

Khi suy xét một vấn đề càng cần phải như vậy. Chỉ có chậm rãi suy xét, làm cho bản thân tỉnh táo lại, mới có thể nghĩ ra một số điều khả thi, cũng dễ dàng khiến bản thân suy xét được chu toàn. 

Cổ ngữ nói: “Ma đao bất ngộ khảm sài công”, mài đao không sợ lầm công đốn củi, phàm là mọi việc đều cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo mới có thể đạt được công hiệu “làm ít mà công nhiều”. Chậm rãi suy xét thấu đáo, không vội vàng hấp tấp cũng là cách giải quyết giảm bớt phạm sai lầm và mầm tai họa, khiến nhân sinh càng ngày càng thuận.

Chậm rãi nói năng

Cổ nhân dạy rằng: “Nói nhiều tất nói lỡ, họa từ miệng mà ra”, cho nên người xưa thường khuyên rằng nên nói ít, nói chậm. Người trí tuệ thường không để lộ tài năng của mình, không nói lời khoa trương bản thân. Họ nói năng chậm rãi, rõ ràng, không nóng vội, không hoảng hốt.

Trong cuộc sống, không nhiều người hiểu được đạo lý này, thậm chí còn có không ít người có thói quen xấu là nói quá nhanh, cướp lời người khác. Họ thường tự cho rằng mình như thế là thông minh tài trí, nhưng kỳ thực điều đó lại đem đến sự khó chịu cho người khác. Nhiều việc hỏng chỉ vì không chịu nghe đối phương nói xong. Cổ nhân có câu: “Thập ngữ cửu trung vị tất xưng kỳ, nhất ngữ bất trúng, tắc khiên vưu biền tập”, ý là nói mười lời đoán trúng chín lời chưa hẳn đã tài giỏi, bởi một lời không trúng chẳng khác chi lỗi lầm. Biết nhưng không nhất thiết cứ phải nói ra, có một số lời không phù hợp để nói ra, có một số trường hợp không cần phải mở lời.

Ngày nay, rất nhiều người trẻ tuổi bởi vì tâm tính không ổn định, vững vàng nên thường mở miệng là nói lời cuồng ngông, thao thao bất tuyệt. Một số người không đặt mình vào đúng vị trí, nói nhanh mà không suy xét, nên họ luôn gặp phải rất nhiều bất lợi và thất bại. Trái lại, những người trưởng thành, họ không nói quá nhanh quá nhiều nhưng lời nói đều có suy nghĩ và khí phách. Chính điều đó khiến người nghe tín phục, cũng ít chuốc tai họa. 

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

41 phút ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

53 phút ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

2 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

3 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

4 giờ ago

Ông Trump chọn tỷ phú Howard Lutnick làm Bộ trưởng Thương mại

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn ông Howard Lutnick, giám đốc điều hành…

5 giờ ago