(Tranh dân gian, Public Domain)
Nước Việt ta có một lịch sử không mấy an bình, triều đại nào cũng có chuyện binh đao, vậy nên người Việt xưa có truyền thống trọng võ. Mặc dù vậy, việc thi võ ra đời muộn hơn thi văn rất nhiều.
Nhiều triều đại đều chỉ thấy nói đến huấn luyện quân sĩ, đặt sở mộ lính chọn người có sức khỏe sung vào quân đội, nhưng chưa thấy quy định hẳn việc thi võ. Mãi đến niên hiệu Bảo Thái năm thứ tư (1723) đời vua Dụ Tôn nhà Lê Trung Hưng mới chuẩn định phép thi võ.
Bấy giờ lệ định cứ ba năm một kỳ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi khoa bác cử. Còn các năm: Tý, Ngọ, Mão, Dậu thi khoa sở cử. Phàm những lính ngoài, các thuộc viên, võ sinh và người tài giỏi trong nước cùng là những quân lính có học đều được vào thi.
Phép thi võ bắt đầu không phải bằng việc khảo thí võ nghệ, mà bằng việc hỏi qua đại nghĩa 13 thiên sách của Tôn Tử, người nào có thể thông qua mới được phép vào khảo sát, so sánh trong các hạng mục: cầm giáo cưỡi ngựa phi múa; múa gươm, múa mộc; và múa đao. Bấy giờ người nào vượt qua thì gọi là sinh viên, con cháu các quan dự trúng thì là biền sinh.
Những người đó lại tiếp tục được hỏi về phương lược mưu kế đánh giặc, trúng luôn là học sĩ, con cháu các quan là biền sinh thức. Học sĩ và biền sinh thức được dự vào thuộc viên chầu trực và được phép vào thi trường võ cử.
Trường võ cử chia ra:
Đỗ đình thì gọi là Tạo sĩ cho lục dụng, cũng như Tiến sĩ bên văn. Đỗ tam trường mà được lựa chọn lấy, cũng được đồng dụng. Những quân lính trong ngoài ai đỗ bác cử đều có thưởng và thăng trật.
Để rõ hơn về nội dung thi võ nghệ, có thể xem xét phép thi bác cử niên hiệu Vĩnh Khánh năm thứ ba (1731):
Tất nhiên, qua các triều đại thì các loại vũ khí cũng thay đổi. Sau này bắn súng cũng được lựa chọn để thi võ.
Việc thi võ cũng có các chế định nghiêm ngặt dành cho những kẻ muốn gian lận:
Sau này, ngoài việc yêu cầu võ nghệ ưu việt, thời Minh Mạng còn yêu cầu thêm văn lý, hỏi một bài đại nghĩa trong võ kinh, điều cốt yếu về phép dùng binh của các danh tướng, rồi những điều thời sự. Người được chọn phải là người có văn ý hơn hẳn quần hùng.
Sau khoa võ Mậu Dần (1878), ở Hà Nội chỉ còn có một khoa võ hương thi năm Kỷ Mão (1879). Còn lại ở cố đô Huế thì vẫn còn hai khoa thi hội về ngạch võ. Cuối cùng, khi đất nước đứng trước nguy cơ bị Pháp xâm lược, triều đình rối ren, thì việc thi võ cũng không còn được tổ chức nữa.
Quang Minh
Tham khảo Lược khảo binh chế Việt Nam qua các thời đại, NXB Ngày Mai, 1950.
Xem thêm:
Mời xem video:
Tổng thống Donald Trump hôm Chủ Nhật (6/7) đã ký ban bố thảm họa lớn…
Không có bộ sạc iPhone nào được cắm vào tường đá, không có lò vi…
Cuộc sống càng hiện đại, con người càng hối hả. Nhưng hóa ra, chính sự…
Israel từ chối các đề xuất sửa đổi từ phía Hamas đối với một thỏa…
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent vào Chủ nhật (6/7) cho biết ông Musk…
Israel vừa phát động một chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào các…