Nếu có ai đó nói với bạn rằng, một số động tác khó trong thể dục dụng cụ đối với xà đơn, xà kép, cầu thăng bằng là bắt nguồn từ vũ đạo Trung Hoa cổ điển thì bạn có cảm thấy khó tin không?
Trước những năm 70 của thế kỷ 20, thể thao thế giới chỉ có các động tác giản đơn và phương pháp huấn luyện hình thể cơ bản. Năm 1984, thuận theo sự mở cửa cải cách của Trung Quốc, đoàn thể thao nước này đã lần đầu tiên bộc lộ hết năng lực của mình trên đấu trường thể thao quốc tế tại một Thế vận hội mùa hè. Các đoàn thể thao thế giới đã kinh ngạc khi chứng kiến kỹ năng điêu luyện của tuyển thủ Trung Quốc trong các bài thể dục dụng cụ. Thậm chí tuyển thủ Lí Ninh được mệnh danh là “Hoàng tử thể dục dụng cụ” đã trong một kỳ Olympic đoạt liên tiếp 6 huy chương, 3 vàng, 2 bạc, 1 đồng. Mặc dù việc liên tiếp đoạt huy chương này chưa hẳn đã là kỷ lục, nhưng động tác mà đoàn thể thao Trung Quốc thực hiện đã ngay lập tức tạo ra một “làn gió mới”. Giới thể thao các nước bắt đầu học tập những kỹ xảo này, và nâng việc cạnh tranh kỹ thuật trong thể dục dụng cụ lên một mức độ cao hơn nhiều.
Nhưng ít ai biết rằng, những kỹ xảo mà đoàn thể thao Trung Quốc thực hiện lại chính là các động tác kỹ xảo của vũ đạo Trung Hoa cổ điển…
Vậy, vũ đạo Trung Hoa cổ điển là gì? Nó đã hình thành như thế nào? Điều gì đã khiến vũ đạo Trung Hoa cổ điển có tác động mạnh mẽ tới giới thể thao thế giới?
Vũ đạo là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn hình thể, với các tư thế và động tác khác nhau. Khi vũ đạo Trung Hoa cổ điển bắt đầu xuất hiện thì phần lớn các kỹ thuật của nó đều đến từ võ thuật Trung Hoa. Vào khoảng những năm 220 trước Công Nguyên, tại Trung Quốc đã xuất hiện các nghệ nhân sử dụng tạp nghệ để biểu diễn, lấy các động tác võ thuật và kỹ xảo nhào lộn là chủ đạo. Vào thời Đường Tống, các kỹ thuật ban đầu của vũ đạo cổ điển Trung Hoa về cơ bản là đã thành hình. Cùng với sự trưởng thành đó, vũ đạo cổ điển cũng hấp thu những tinh hoa và phong thái của dân tộc Trung Hoa, hình thành những đặc điểm của hình thể, mang theo phong vị đặc trưng của con người nơi đây.
Trong quá trình vũ đạo cổ điển hình thành, các triều đại Trung Hoa cũng nối tiếp nhau thay đổi. Mỗi triều đại lại có những phong thái khác nhau, trang phục khác nhau, văn hóa khác nhau. Vũ đạo Trung Hoa cổ điển cũng theo đó mà ngày càng phong phú, ngày càng thành thục. Loại hình nghệ thuật này dần dần thẩm thấu vào văn hóa Trung Hoa thông qua hình thức lưu truyền rất đặc biệt – bái sư, học nghệ, tổ truyền, gia truyền. Trong cung đình thì vũ đạo dựa vào sự lưu truyền giữa các cung nữ, tỷ muội với nhau. Đó là một hình thức lưu truyền hoàn toàn khác so với phương cách giáo dục hiện đại ngày nay.
Đến thời hiện đại, khi các đoàn vũ đạo Trung Quốc đi biểu diễn tại phương Tây, họ thường xuyên sử dụng và pha tạp vào các loại hình biểu diễn và kỹ xảo phương Tây, cho nên bản thân người phương Tây hầu như không hề biết đến vũ đạo Trung Hoa cổ điển chân chính.
Về mặt hình thể, vũ đạo Trung Hoa cổ điển sử dụng các cơ bắp tự nhiên của cơ thể người. Nếu so sánh thì vũ đạo Trung Hoa cổ điển có khá nhiều động tác trông có vẻ giống với ballet phương Tây. Nhưng kỳ thực việc huấn luyện của ballet là hoàn toàn khác biệt. Ballet yêu cầu phải huấn luyện một số loại cơ bắp riêng theo chiều hướng không thường được sử dụng để phục vụ cho các động tác khó. Nhưng vũ đạo Trung Hoa lại không yêu cầu như vậy. Trong các vận động tự nhiên thường nhật của con người như đi bộ, chạy, nhảy, lao động chân tay thì các cơ bắp này đã được hình thành rồi. Thông qua quá trình luyện tập thì các cơ bắp này sẽ tự nhiên được tăng cường và các nghệ sĩ có thể dần dần học cách thực hiện được những kỹ thuật khó hơn.
Do đó, khi giới thể dục dụng cụ học hỏi các động tác khó từ các tuyển thủ Trung Quốc bấy giờ, kết hợp với các hiểu biết về động tác ballet, thì cách sử dụng cơ bắp đã thay đổi đáng kể, nhất là trong các kỹ thuật nhảy (split leap, grand jeté, v.v.), xoay… Trong khi đó, ngay chính trong giới thể thao Trung Quốc thì nhiều bí quyết trong vũ đạo Trung Hoa truyền thống cũng không được truyền thụ lại, khiến cho bộ phận kỹ xảo chân chính bị thất truyền trong giới thể thao.
Về mặt biểu cảm, vũ đạo Trung Hoa cổ điển sử dụng chính các động tác vũ đạo để biểu hiện tình cảm của con người với đủ loại trạng thái khác nhau như hỷ, nộ, ai, lạc, trang nghiêm, ti tiện, v.v. Đơn cử như, trước mỗi pha nhào lộn, người nghệ sĩ cần phải có các tư thế khác nhau – đó là một con rồng trên bầu trời đang chuẩn bị hiển uy chẳng hạn, hay là một con mãnh hổ sắp vồ mồi. Lúc này, chỉ cần nhìn vào thần thái của người nghệ sĩ, thậm chí ngay cả khi anh ta chưa hề giơ tay lên, bạn cũng đã có thể biết được cú nhào lộn của anh ấy có thành công hay không.
Chính vì những đặc điểm trên đây mà vũ đạo Trung Hoa cổ điển trở nên vô cùng đặc biệt so với các loại hình nghệ thuật khác trên thế giới. Tuy nhiên, chúng cũng chưa phải là nhân tố quyết định…
Vũ đạo Trung Hoa cổ truyền không chỉ là những kỹ thuật khó, mà còn hàm chứa các giá trị đạo đức ở bên trong. Võ thuật Trung Hoa giảng “võ đức”, vũ đạo Trung Hoa giảng “vũ đức”. Trạng thái trong tâm của người nghệ sĩ là rất quan trọng, và để có được tâm thái như vậy thì cần phải trải qua quá trình tu tâm. Có một câu cổ ngữ nói rằng: “Đức thuật kiêm bị”, bạn cần phải có cả kỹ thuật lẫn đạo đức.
Để có được một chuẩn mực diễn xuất cao, ngoài những kỹ xảo về thân pháp và sự tinh tế trong thân vận, thì một người nghệ sĩ còn cần phải tịnh hóa thân thể và tâm trí mình. Trong văn hóa Trung Hoa, khái niệm tu luyện gắn liền với tất cả các ngành nghề, thậm chí các Nho sinh cũng cần phải điều khí hô hấp trước khi học tập. Khi tâm khí bình hòa và đạo đức thăng hoa, thì một cá nhân sẽ coi nhẹ những ham muốn và dục vọng bình thường, phát triển lòng nhân từ và thực hiện mọi công việc với một trí tuệ thuần tịnh nhất. Các nghệ sĩ múa cổ điển cũng áp dụng nguyên lý cổ xưa này vào trong quá trình luyện tập và biểu diễn của mình.
Nếu tâm của một người nghệ sĩ không thuần tịnh, thì màn trình diễn của anh ta chỉ là một màn biểu diễn kỹ thuật mà thôi. Nó đã không còn là một màn trình diễn nghệ thuật nữa. Nếu như nghệ thuật là để phục vụ xã hội, nhấn mạnh vào sự chính trực và thiện lương, hay thậm chí là để thăng hoa nội tâm và đạt đến sự bình an – thì thế giới nội tâm của người nghệ sĩ là vô cùng quan trọng.
Người xưa tin rằng các giá trị đạo đức là điều kết nối nhân loại với đất trời. Nghệ thuật truyền thống, cũng giống như vũ đạo Trung Hoa cổ truyền, đều có nguồn gốc từ sự hài hòa đó. Một màn nhào lộn trên không hoàn mỹ cũng có thể khiến con người thăng hoa nội tâm, và đưa con người đến gần hơn với Thiên thượng.
Video “Múa cổ điển Trung Hoa”
Tham khảo từ tài liệu giảng dạy của Học viện Fei Tian, New York, Mỹ
Quang Minh tổng hợp
Xem thêm:
Mời xem video:
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…