Dàn nhạc giao hưởng Shen Yun: Tiếng vọng từ ngàn xưa
- Quang Minh
- •
Trong những truyền thuyết cổ xưa, âm nhạc là món quà Thiên thượng ban tặng cho nhân loại. Loại hình nghệ thuật này là sự thăng hoa tuyệt vời nhất của giao tiếp, bởi vì nó có thể chạm đến cả những nơi sâu thẳm trong tâm hồn mà ngôn ngữ không thể với tới.
Vũ trụ và tự nhiên đã khải thị để con người tạo nên những nhạc cụ thô sơ nhất, đó là chiếc kèn từ ống xương, là chiếc tù và bằng sừng con thú, là tiếng sáo từ cây lau sậy hoặc âm thanh của đá hay kim loại khi được gõ vào… Cứ như vậy, âm nhạc dần dần phát triển, để rồi hình thành những hệ thống nhạc lý hoàn chỉnh của ngày hôm nay. Nổi bật nhất trong đó phải kể tới hệ thống âm giai ngũ cung (5 nốt nhạc) tại phương Đông và âm giai bán cung (12 nốt nhạc) tại phương Tây.
Âm giai ngũ cung trong âm nhạc truyền thống phương Đông đã xuất hiện vô cùng sớm, nó có mặt ở các bài ca truyền thống trên khắp thế giới của các dân tộc châu Âu, các thổ dân ở Mỹ, Úc và ở Đông Á… Ngày nay, nó được biết đến như là nét độc đáo của âm nhạc phương Đông. Còn âm giai bán cung đại biểu cho nền âm nhạc phương Tây thì ít ai biết rằng lại có khởi nguồn sớm nhất từ nền văn hóa Trung Hoa truyền thống. Các ghi chép lịch sử từ thời Hiên Viên Hoàng Đế khoảng 2.600 năm trước Công Nguyên cho thấy âm giai bán cung đã được sử dụng, rồi dần dần được trao chuyền lại qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, xuất hiện trong các khái niệm nhạc lý như “Thập nhị luật”.
Thật ra, âm nhạc Trung Hoa cổ xưa bao gồm rất nhiều loại nhạc cụ và một hệ thống nhạc lý hoàn chỉnh. Khởi nguồn từ Hoàng Đế, âm nhạc xuất hiện qua các nhạc khí và bộ gõ của bốn thiên niên kỷ vàng. Từ thơ cổ điển của vương triều Chu và thời Chiến Quốc cho đến vương triều Hán, từ giai điệu tráng lệ của thi ca triều Tùy và Đường cho đến triều Tống, tất cả đều dựa trên cốt nhạc. Bất kể là tuồng và nhạc kịch của triều đại nhà Nguyên hay các bài hát dân ca của triều Minh và triều Thanh cũng đều có sắc thái riêng. Ngay cả các giai điệu nguyên bản của thời kỳ mới và kinh kịch cũng vậy, âm nhạc của mỗi triều đại đều có bản sắc rất khác nhau, các giai điệu phong phú nhưng giản dị, mỗi thời kỳ đều có những di sản riêng và giá trị trường tồn. Điều đặc biệt là ngay từ thời kỳ nhà Đường, các dàn nhạc cung đình đã có số lượng lên tới 180 nhạc công. Có một số người cho rằng đây chính là tiền thân đầu tiên của dàn nhạc giao hưởng.
Trong khi đó, ở phương Tây, thời kỳ hoàng kim của văn hóa có một khởi nguồn không kém phần ly kỳ. Sự bành trướng của đế chế Mông Cổ đã mang những giá trị văn hóa thâm sâu của phương Đông đến với thế giới phương Tây và làm giàu thêm tinh hoa văn hóa của mỗi đất nước. Từ thiên văn học, tiền giấy, kỹ thuật in ấn, sự tự do tín ngưỡng, cho đến những hệ thống thư tín toàn cầu đầu tiên, và tất nhiên, bao gồm cả âm nhạc, đế chế Mông Cổ ở một phương diện khác đã đặt nền móng cho một thời kỳ rực rỡ sau đó ở phương Tây.
Vào lúc nhà Nguyên cho ra đời hàng loạt các vở hý kịch và các loại hình nghệ thuật khác thì phương Tây bước vào thời kỳ Phục Hưng. Phát triển từ dàn nhạc dành cho khiêu vũ và các nhạc phẩm mở đầu cho Opera, dàn nhạc giao hưởng dần được tinh luyện và trở nên ngày càng hoàn hảo hơn. Đặc biệt, khi được dùng để thể hiện niềm tin của người phương Tây vào Đấng Sáng Thế, tính chất trí tuệ và tâm linh đã giúp nhạc giao hưởng đạt tới chiều sâu và sự kỳ vỹ về chủ đề cũng như ý tưởng âm nhạc. Cùng với kỹ thuật hòa âm phối khí lên đến đỉnh cao nhất, sự phối hợp hoàn hảo giữa các vị trí trong dàn nhạc và thăng hoa về Thần tính giúp các nhạc công đạt tới sự đồng điệu trong tâm hồn và cảnh giới tư tưởng. Dàn nhạc giao hưởng đã trở thành một Dàn đồng ca Thiên thần của các nhạc cụ đang tụng ca Thiên ân của Đấng Sáng Tạo.
Và trong khi dàn nhạc giao hưởng phương Tây đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật đồng diễn thì ở phương Đông, các nhạc cụ lại có thiên hướng cá nhân hóa, biểu đạt tâm cảnh của người nghệ sĩ. Dù sử dụng âm giai ngũ cung, nhưng hiếm khi người nhạc công sử dụng nốt nhạc ở cao độ chính xác. Những kỹ thuật của tay khiến cho nốt nhạc vang lên như những lời tình tự nội tâm. Tuy mang thiên hướng cá nhân hóa, đỉnh cao của âm nhạc phương Đông lại không phải là sự ích kỷ hay cái tôi hời hợt. Với niềm tin vào một dòng năng lượng hài hòa chảy xuyên suốt toàn vũ trụ và sự hòa hợp của con người với Trời Đất, văn hóa tu thân dưỡng tính đã thâm nhập vào mọi ngóc ngách của nền văn minh phương Đông, thấm đẫm vào mọi ngành nghề trong xã hội. Chính vì thế, khi người nghệ sĩ cất lên tiếng đàn, đó cũng chính là lúc họ tìm về với Đạo. Mỗi nốt nhạc đánh lên không chỉ là một thanh âm, mà còn là một nấc thang đưa con người gần hơn với Thiên thượng.
Âm nhạc Đông phương và Tây phương đã đạt đến đỉnh cao của riêng mình như thế. Và có hiểu được điều đó, người ta mới hiểu được lý do tại sao những cố gắng để kết hợp âm nhạc phương Đông vào trong dàn giao hưởng phương Tây lại trở thành một điều vô cùng khó khăn, và phần lớn chỉ dừng lại ở mức kỹ thuật.
Trên thế giới hiện nay, Shen Yun Symphony Orchestra là một trong những dàn nhạc giao hưởng hiếm hoi có thể kết hợp âm nhạc Đông Tây một cách hoàn hảo trong một dàn giao hưởng. Âm thanh độc đáo từ các nhạc cụ Trung Hoa đã vang lên trong dàn nhạc giao hưởng phương Tây một cách độc nhất vô nhị, khác với bất kỳ sự kết hợp nào trước đó.
Bí quyết của sự kết hợp này, tất nhiên, vượt xa những kỹ xảo về mặt âm thanh, chính là một nhân tố quan trọng nhất mà hai nền âm nhạc của thế giới ở thời kỳ đỉnh cao nhất của nó không thể thiếu. Nhân tố đó chính là đức tin. Mang trong mình đức tin vào Sáng Thế Chủ, các nghệ sĩ của Shen Yun đã sử dụng món quà mà Thiên thượng trao cho nhân loại để một lần nữa làm tiếng vọng từ ngàn xưa trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Video giới thiệu dàn nhạc giao hưởng Shen Yun Symphony Orchestra:
Lịch trình biểu diễn vui lòng xem tại trang đây.
Quang Minh
Xem thêm:
Từ khóa Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun Shen Yun Symphony Orchestra