Văn Hóa

Những ghi chép về người lùn và người tí hon trong sách cổ

Trên thế giới này có người tí hon hay không? Nhà văn người Anh Jonathan Swift trong cuốn “Gulliver du ký” đã miêu tả sinh động câu chuyện về đất nước của người tí hon. Nhưng xét cho cùng thì đó cũng chỉ là một cuốn tiểu thuyết. Trên thực tế, trong lịch sử đã từng có ghi chép về thời kỳ tiền sử khi mà người tí hon, người lùn, người khổng lồ và con người như chúng ta hiện nay đồng thời tồn tại. Chiều cao của loại người tí hon và người lùn này là từ khoảng 10cm đến khoảng 1m.

Tình tiết trong “Gulliver du ký”. (Tranh minh họa: Richard Redgrave, Victoria and Albert Museum, Wikipedia, Public Domain)

Sử Ký trích dẫn từ “Khổng Tử thế gia” một đoạn đối thoại như sau:

Nước Ngô đánh nước Việt, phá núi Cối Kê, được đốt xương chở đầy một xe. Nước Ngô sai sứ đến hỏi Trọng Ni (Khổng Tử): “Xương gì mà to tột mức thế?”

Trọng Ni đáp: “Vua Vũ nhà Hạ triệu tập các vị Thần đến núi Cối Kê, Phong Phong thị đến muộn, Vũ giết rồi phơi thây thị chúng, đốt xương của ông ta chở đầy một xe, cho nên xương này mới lớn như vậy.”

Khách nước Ngô hỏi: “Ai là Thần?’

Trọng Ni đáp: “Thần núi sông đủ để làm giềng mối cho thiên hạ, người giữ việc thờ cúng núi sông là Thần, giữ chỗ Thần xã Thần tắc là công hầu, đều lệ thuộc vào nhà Vua.”

Khách hỏi: “Phòng Phong giữ việc gì?”

Trọng Ni đáp: “Là Vua của họ Uông Võng, giữ việc tế Thần núi Phong và núi Ngu, họ Hy. Thời Ngu, Hạ, Thương là Uông Võng, đến thời Chu là Trường Địch, nay gọi là Đại Nhân.”

Khách hỏi: “Các chủng người cao chừng nào?”

Trọng Ni đáp: “Tộc Tiêu Nghiêu cao ba thước, cực kỳ thấp. Người cao lớn cũng không quá mười lần ba thước, như thế là cao nhất rồi.”

Đơn vị “thước” cổ của Trung Hoa thời xưa còn gọi là “xích”, một “thước” tương đương với khoảng 33cm. Ba thước nghĩa là 1m ngày nay. Từ câu trả lời của Khổng Tử, có thể thấy rằng giống người lùn thời xưa cao khoảng 1m. Những người lùn này cho đến ngày nay vẫn có tồn tại ở một số gia tộc thiểu số. Trong khi đó, người cao lớn mà Khổng Tử gọi là “Đại Nhân” thì cao nhất cũng vào khoảng 10m. Người hiện đại thời nay cao trung bình khoảng 1,7m, chính là giống người có chiều cao trung bình, phổ biến từ thời cổ tới nay.

Người cao 1m thì có thể gọi là người lùn, tạm có thể gọi là người tí hon, nhưng đã được tính là loại người tí hon tương đối lớn. Ghi chép về người lùn loại này có rất nhiều.

“Quốc ngữ, Lỗ ngữ” nói rằng: Người tộc Tiêu Nghiêu cao ba thước, thấp hơn cũng có.

“Đại Hoang Nam Kinh – Sơn Hải Kinh” ghi chép rằng: Có một nước gọi là Tiêu Nghiêu Quốc, người trong đất nước này đều mang họ “Kỷ”, lương thực là ngũ cốc. Còn có một loại khác gọi là “Người Khuẩn”. Tương truyền những người này chỉ cao ba thước.

“Đại Hoang Đông Kinh – Sơn Hải Kinh” có chép: Tại nơi bên ngoài biển, ở chốn hoang vu, có một quốc gia của người tí hon, tên gọi là “Tịnh nhân”. “Tịnh” có nghĩa là rất nhỏ. Tương truyền họ chỉ cao có chín tấc (cũng tức là xấp xỉ 3 thước, 1 tấc bằng khoảng 10 cm).

Trong “Hải Ngoại Nam Kinh – Sơn Hải Kinh” cũng ghi chép: Tại phía Đông của Tiêu Nghiêu Quốc còn có một quốc gia gọi là Chu Nhiêu Quốc. Người sống trong các sơn động, tuy thân hình thấp bé, chỉ cao khoảng ba thước, nhưng cũng mặc áo, đội mũ giống như người bình thường, hơn nữa bản tính thông minh, có thể tạo ra các loại đồ dùng tinh xảo, ngoài ra họ còn biết canh tác trồng trọt.

Trích dẫn “Quát Địa chú”, “Sử ký Đại Uyển Truyện” nói rằng: Tiểu Nhân Quốc ở phía Nam của Đại Tần, dáng người ba thước, khi canh tác sợ bị chim mổ.

Trong “Ngụy Chí – Đông Di Chí” ghi chép lại sự việc xảy ra ở nước Ngụy thời Tam Quốc, đã miêu tả một vương quốc người chỉ cao ba, bốn thước.

Trong “Thập Di Ký” có ghi chép một quốc gia tên là Đà Di, người dân nước đó chỉ cao ba thước, nhưng có thể sống trên vạn năm, tương truyền nó là tên khác của Chu Nhiêu Quốc.

Trong quyển thứ tám của bộ “Pháp Uyển Châu Lâm’’ thời Đường viết: Người của Tiêu Nghiêu quốc cao ba thước, mặt mày đẹp đẽ, nhưng lại sinh sống trong sơn động.

Về người tí hon có kích thước thân thể nhỏ hơn người lùn thì sách cổ cũng có ghi chép, chỉ là ít hơn.

“Thần dị kinh” có ghi chép rằng, ở vùng Tây Bắc hoang vu có người lùn cao một tấc (10 cm), mặc áo đỏ chu sa và đội vương miện. Còn có nước Hạc, người tí hon ở đó cao bảy tấc (70 cm), hạc biển nhìn thấy những người nhỏ bé này sẽ nuốt họ.

Trong “Thuật Dị Ký” viết: “Ở vùng biển phía Tây của vương quốc Đại Thực có người tí hon sống trên cây, cao sáu, bảy tấc, thấy người là cười. Nếu động vào tay, chân họ, không cẩn thận kéo xuống, thì họ sẽ chết”.

Dựa theo “Truyền thuyết dân gian: Quốc gia người tí hon
Đăng trên ChanhKien.org
Tác giả: Như Chi

Xem thêm:

Mời xem video:

Như Chi

Published by
Như Chi

Recent Posts

Ông Trump dọa đánh áp thuế quan 50% với hàng hóa EU từ 1/6

Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế 50% đối với hàng hóa từ EU từ…

2 giờ ago

Ông Trump dọa đánh thuế 25% đối với Apple nếu iPhone không được sản xuất ở Hoa Kỳ

Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế tối thiểu 25% với Apple nếu…

2 giờ ago

Việt Nam sẽ thực hiện biện pháp kỹ thuật chặn ứng dụng Telegram

Theo cơ quan công an, Telegram đang bị lợi dụng để thực hiện nhiều hành…

3 giờ ago

Tòa án Hoa Kỳ chặn lệnh của Tổng thống Trump về cấm thị thực du học

Một thẩm phán liên bang Hoa Kỳ đã chặn động thái của chính quyền Trump…

6 giờ ago

4 thay đổi kỳ diệu của cơ thể bạn khi uống 1 cốc nước ấm vào sáng sớm

Nước là nguồn gốc của sự sống. Tuy bình thường nhưng lại không thể thiếu.…

7 giờ ago

Doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu thuốc Trung Quốc mua lại gần 65% cổ phần của Dược phẩm Imexpharm (IMP)

Livzon kỳ vọng tận dụng các lợi thế và mạng lưới địa phương của IMP…

7 giờ ago