Những trận đại dịch bệnh hủy diệt đế quốc La Mã (phần 1)

Ngày nay, những di tích kiến trúc còn sót lại của La Mã vẫn khiến người ta cảm nhận được sự huy hoàng một thời ở nơi đây. Những miếu thần, thành lũy, quảng trường, suối phun nước, khải hoàn môn, phòng tắm… đều là những kiến trúc hết sức tinh xảo, xa hoa. Những đấu trường xiếc thú với quy mô rộng lớn càng khiến người ta phải sửng sốt thán phục hơn. Nhưng những cuộc bức hại của các đời Hoàng đế nơi đây đối với các môn đồ Cơ Đốc giáo và những trận đại dịch bệnh cũng khiến người đời khiếp sợ. 

(Hình minh họa: Qua art.thewalters.org)

Đế quốc La Mã từng là đế quốc có nền văn hóa và dân tộc lâu đời, đa dạng nhất trên thế giới. Dân cư ở nơi đây thời hưng thịnh từng lên tới 120 triệu người, gấp hai lần so với dân số nhà Hán. Lãnh thổ của La Mã rất rộng lớn, lớn hơn lãnh thổ của Đế quốc Khổng Tước ở Ấn Độ và Hán đế quốc của Trung Hoa.

Một đế quốc La Mã hùng mạnh, không có đối thủ như vậy vì sao bị diệt vong? Có rất nhiều ghi chép về lịch sử La Mã. Điều được nhắc đến rất nhiều chính là kể từ sau khi xảy ra các cuộc bức hại các tín đồ Cơ Đốc Giáo thì vận mệnh của La Mã chuyển sang một trang sử khác.

Trong đó có những ghi chép rằng các tín đồ Cơ Đốc Giáo đã bị bức hại suốt 300 năm lịch sử. Đồng thời với sự bức hại đó, đế quốc La Mã phải chịu những trận đại ôn dịch, mà sự diệt vong này gần như được bắt đầu từ thành La Mã. Những trận đại ôn dịch này khiến dân số của Đế quốc La Mã suy giảm nhanh chóng, đồng thời cũng trực tiếp khiến đế quốc hùng mạnh này đi đến suy tàn và diệt vong.

Sau khi chúa Jesus bị hại chết, các môn đồ của ông tiếp tục truyền giáo và bị bức hại. Trong suốt cuộc bức hại này có rất nhiều môn đồ đã đánh đổi bằng mạng sống của mình để giữ đức tin. Trong cuốn “History of the Christian Church”, tác giả Phillip Schaff (1819 –  1893) – một sử gia nổi tiếng từng ghi lại rằng, Đế quốc La Mã có tổng cộng 10 Hoàng đế đã phát động bức hại tín đồ Cơ Đốc Giáo một cách thê lương và thảm khốc.

Cuộc bức hại của Hoàng đế Nero và đại dịch bệnh

(Hình minh họa: Qua aafoh)

Một trong những cuộc bức hại tín đồ Cơ Đốc tàn khốc và nổi tiếng nhất trong lịch sử là cuộc bức hại của Hoàng đế Nero xảy ra vào những năm 64 – 65 sau CN.

Các sử học gia La Mã đã chứng thực rằng đêm ngày 18 tháng 7 năm 64 sau CN, Hoàng đế Nero vì muốn kiến tạo thành La Mã mới nên cố ý hạ lệnh đốt thành. Sau đó, vị Hoàng đế này giá họa cho các môn đồ Cơ Đốc đã làm việc đó.

Cụ thể, năm 64, Nero đã lệnh cho chính phủ bôi nhọ môn đồ Cơ Đốc là “môn đồ tà giáo”, kích động dân chúng La Mã hùa vào cuộc bức hại lớn của chính phủ. Một lượng lớn môn đồ Cơ Đốc bị giết, bị ném vào đấu trường, dưới ánh nhìn và tiếng hô hào của người La Mã. Họ còn bị mãnh thú xé xác một cách thê thảm. Hoàng đế Nero còn ra lệnh cho người buộc cỏ khô vào môn đồ Cơ Đốc và treo ở trong sân, để làm bó đuốc trong đêm hội.

Tacite – nhà sử học La Mã cổ đại từng ghi trong cuốn “Annales” (Biên niên sử) rằng, trên đấu trường của Hoàng đế, một số môn đồ Cơ Đốc bị phủ bởi da thú, làm mồi cho chó săn ăn tươi. Một số môn đồ Cơ Đốc khác bị trói trên cây thập tự giá và bị đốt để thắp sáng trong đêm. Hoàng đế và một đám đông người cùng nhau thưởng thức những cảnh tượng ấy một cách vui vẻ.

Nhưng ngay sau đó, vào năm 65 sau CN, La Mã cổ đại bùng nổ dịch bệnh nghiêm trọng (các học giả đời sau cho rằng có thể đó là bệnh sốt rét). Theo số liệu ghi chép lại, có khoảng 30.000 người đã bị chết bởi dịch bệnh này. Năm 68, thành La Mã bạo động, Nero trong khi chạy trốn đã bị giết chết, tuổi thọ mới chỉ 31 tuổi.

Cuộc bức hại của Hoàng đế Traianus và đại dịch bệnh

(Hình minh họa: Qua anonymousn)

Hoàng đế Traianus sau khi lên nắm quyền cai trị đã cho mãnh thú xé xác Ignatius – vị giám mục Antioch. Theo ghi chép, Ignatius sinh trưởng ở Syria, trở lại Kitô Giáo và sau đó làm Giám Mục Antioch. Vào năm 107, Hoàng đế Trajan ghé thăm Antioch và buộc các Kitô Hữu phải chối đạo hoặc chịu chết. Giám mục Ignatius đã cương quyết không chối bỏ đức tin của mình và do đó bị giết chết.

Ngay trong một bức thư mà thống đốc xứ Bithinia là Pliny gửi cho Hoàng đế Traianus cũng đã thể hiện ra tư tưởng bức hại đến cùng của vị Hoàng đế này. Các ghi chép viết  rằng, khi Pliny bẩm báo lên Hoàng đế Trajan rằng: “Bất kỳ người nào bị tố cáo là tín đồ Cơ Đốc giáo, thần sẽ thẩm vấn họ có phải là tín đồ Cơ Đốc giáo hay không, nếu họ thừa nhận, thần sẽ dùng hình phạt để hù dọa cảnh cáo họ, rồi thẩm vấn lần nữa, nếu như họ vẫn kiên quyết thừa nhận mình là tín đồ Cơ Đốc giáo, thần sẽ hạ lệnh xử quyết họ”. Hoàng đế Trajan phê trong tấu chương rằng:“Việc nhà ngươi xử những người bị tố cáo là tín đồ Cơ Đốc giáo như vậy là vô cùng đúng đắn….”

Sau cuộc bức hại đức tin trong thời kỳ này, một đại dịch châu chấu bạo phát, tiếp sau đó là một trận đại ôn dịch lớn cũng xảy ra, nhanh chóng lan rộng trên cả nước. Trận đại ông dịch này đã khiến gần một triệu người bị chết. Các học giả đời sau suy đoán rằng đại dịch này là căn bệnh đậu mùa.

Trong “Thánh đồ truyện” (tạm dịch) – bản ghi chép sớm nhất về trận đại dịch bệnh này, tác giả kiêm nhà sử học John đã miêu tả rằng:

“Xác chết bởi vì không có người chôn cất mà thối rữa, phân hủy ở trên các đường phố. Những thi thể hư thối – bụng sưng, trương lên, nước mủ từ trong miệng từng trận từng trận trào ra ngoài, con mắt đỏ rực, tay giơ lên cao. Thi thể chất chồng lên nhau, ở trong góc, ở trên đường phố, ngã tư, trước cửa, sân nhà và giáo đường đều có và bốc mùi thối rữa… Trong làn sương mù trên biển, có những con tàu vì tội ác của thuyền viên mà phải chịu sự trừng phạt đầy phẫn nộ của Thượng đế, trở thành những phần mộ trôi nổi trên sóng biển.”

“Trên đồng phủ đầy những cây ngũ cốc đã bị bạc màu mà không có ai thu hoạch. Những đàn cừu, bò và lợn gần như trở thành động vật hoang dã… Ở Constantinople, số người chết không thể đếm xuể, xác chết đành phải chất trên đường phố, cả thành thị đều tỏa ra một mùi hôi thối và tanh tưởi”.

(Còn tiếp…)

An Hòa (dịch và t/h)

Xem thêm:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…

37 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

10 giờ ago