Nữ tướng Lê Ngọc Trinh và nguồn gốc hội làng Hòa Loan, Lũng Ngoại

Những ngày đầu năm mới, người dân làng Hòa Loan và làng Lũng Ngoại thuộc xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc lại tưng bừng tổ chức lễ hội kéo co và “hú đáo” suốt mấy ngày liền. Đây là lễ hội truyền thống của làng nhằm tưởng nhớ đến nữ tướng Lê Ngọc Trinh, người cai quản vùng đất này thời Lĩnh Nam.

(Tranh minh họa: Họa sĩ Sỹ Hòa, Báo Bình Phước Online)

Ả Chàng, Ả Chạ

Theo “Thần phả” và truyền thuyết lưu lại, vào thời thuộc Hán, họ Lê ở xã Vĩnh Khang, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương có cụ tổ làm quan y viện. Đất Kinh Môn bị tàn phá, ho Lê liền chuyển đến Lũng Ngoại (còn có tên là Lũng Ngòi) và vẫn theo nghề thuốc do tổ tiên truyền lại.

Trải qua mấy đời, đến những năm đầu công nguyên thì ông Lê Hoàn chuyển đến xóm Ngự, giáp Đông xã Đàm Luân và vẫn làm nghề thuốc.

Ông Lê Hoàn là người hiền đức, làm nghề thuốc nổi tiếng khắp vùng, người dân thường gọi là “ông lang Lũng Ngòi”, nhưng vợ chồng ông lại hiếm muộn, mãi vẫn chưa có con.

Một lần hai vợ chồng ông Lê Hoàn đi hái thuốc ở đầm sen, đến khi xế chiều thì ngồi nghỉ ngắm cảnh. Đột nhiên hai vợ chồng thấy giữa mặt hồ có thuyền, trên thuyền có 2 cô gái thắt lưng bao đỏ buông tóc đưa chèo, chiếc thuyền chỉ xuất hiện trong thoáng chốc rồi biến mất sau lớp sương mỏng. Đúng lúc ấy trên bầu trời có đôi chim phượng rực rỡ bay lướt qua.

Sau đó người vợ thụ thai rồi sinh đôi được 2 người con gái, chị là Ả Chàng, em là Ả Chạ. Thuở nhỏ hai chị em cùng 20 người cùng trang lứa thường đến hồ Sen trong gò Quảng, thôn Hòa Loan chơi trò tập trận. Năm hai chị em 12 tuổi cha mẹ mới đặt tên cho Ả Chàng là Ngọc Thanh, còn Ả Chạ là Ngọc Trinh.

Hai chị em lớn lên nổi tiếng nết na xinh đẹp, Ngọc Thanh giỏi may vá thêu thùa, Ngọc Trinh thông minh, ham thích đánh xe, bắn cung, dù giỏi việc binh nhưng tính tình hiền lành, lại giỏi đánh cờ, làm thơ phú.

Gia đình bị hại, Lê Ngọc Trinh dựng cờ khởi nghĩa

Năm 19 tuổi, Ngọc Thanh bị viên quan cai trị người Hán cưỡng bức bắt về làm tiểu thiếp. Ngọc Thanh không chịu, uất ức nhịn ăn đến chết. Ông bà Lê Hoàn hay tin buồn bã rồi lần lượt qua đời.

Ngọc Trinh được cậu mình nuôi nấng, ra sức học tập binh pháp, võ nghệ, tập hợp dân binh và những người cùng chí hướng với mình chống lại quân Hán.

Ngọc Trinh dựng cờ khởi nghĩa ở xã Đàm Luân, được suy tôn làm chủ soái, nghĩa quân đánh nhiều trận khiến quân Hán bi thiệt hại nặng.

Trước sự bóc lột của quan quân nhà Hán, lúc này ở Giao Chỉ rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. Nhằm thống nhất các cuộc khởi nghĩa để tạo ra sức mạnh, cuối năm 39 sau công nguyên, Hai Bà Trưng hiệu triệu tất cả các thủ lĩnh cùng quy tụ về. Lê Ngọc Trinh cùng hàng chục các nữ thủ lĩnh khác về theo Hai Bà Trưng.

Hai Bà Trưng xuất quân, đại hội quân sĩ được tổ chức tại Hát Môn. Trưng Trắc lập đàn tráng, cáo lễ với trời đất, tự xưng là Trưng Nữ Vương, rồi chia quân tiến đánh các nơi, chiếm lại được các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Thương Ngô, Uất Lâm, Nam Hải… biên giới phía bắc đến tận Hồ Động Đình (phía bắc tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc ngày nay), đặt tên nước là Lĩnh Nam (tức phía nam núi Ngũ Lĩnh).

Bản đồ nước Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng, phía Bắc đến Động Đình Hồ, phía Tây đến Bồ Lăng (Ba Thục). (Tranh: I Love Triệu Đà, Wikipedia, CC BY-SA 4.0)

Lê Ngọc Trinh lập được công lao, được phong là Ngọc Phượng công chúa, giữ chức Chinh Thảo đại tướng quân, được ban 8 chữ “quần thoa hào kiệt, dũng lược tuyệt trần”. Trưng Vương cho Lê Ngọc trinh được về Đàm Luân.

Bảo vệ mảnh đất quê nhà

Năm 42 SCN, Hán Quang Vũ Đế phong Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Lưu Long làm phó tướng cùng Đoàn Chí đưa quân tiến đánh Lĩnh Nam.

Sau nhiều trận giao tranh quyết liệt ở Hồ Động Đình, Hợp Phố, vùng biển Nam Hải, Lãng Bạc, Hai Bà Trưng liền lui quân đến cố thủ ở Cẩm Khê, còn Lê Ngọc Trình đưa quân rút về quê nhà ở Đàm Luân.

Mã Viện cử phó tướng Lưu Long đưa quân tiến đánh Đàm Luân, trận đánh lớn diễn ra ở Gò May làng Hòa Loan. Tương Truyền Lê Ngọc Trinh tả xung hữu đột, đánh đến mỏi cả tay và làm rơi kiếm, liền lấy dải yếm ở thắt lưng bọc đá cuội làm vũ khí.

Một đầu dải yếm buộc đá, một đầu quấn ở tay, vung lên thành vòng tròn, đi tới đâu quân Hán phải giạt ra tới đó. Sau đó quân Hán cứ xông bừa vào tấm vải mặc cho có bị tử trận. Cuối cùng tấm vải cũng bị đứt, dải yếm văng ra xa.

Sau đó hàng năm làng Lũng Ngoại chơi trò “hú đáo”, còn làng Hòa Loan tổ chức kéo co để tưởng nhớ nữ tướng Lê Ngọc Trinh cùng câu chuyện dùng thắt lưng bọc đá đánh quân Hán giữ nước.

Trước thế quân Hán mạnh, Lê Ngọc Trinh đưa quân rút đến Đầm Sen. Thấy không thể thoát được, nữ tướng đã nhảy xuống đầm sen bảo toàn khí tiết.

Lễ hội kéo co ở làng Hòa Loan

Sau này vào tết Nguyên Đán hàng năm, làng Lũng Ngoại và Hòa Loan lại tổ chức trò chơi “hú đáo” và kéo co. Lễ hội kéo co ở Hòa Loan được tổ chức vào chiều mùng 4 đến mùng 8 tết ở Đình làng. Có tổ chức tế lễ, chia dây, đánh dấu cõi… đúng như ngày xưa truyền lại.

Kéo co được chia làm hai bên là đình Đông và đình Giếng. Khách đến dự hội làng cũng được tham gia, khách đến từ hướng Đông thì tham gia bên đình Đông, khách đến từ hướng tây thì thuộc bên đình Giếng.

Số người tham gia không hạn chế cứ kín dây kéo co thì thôi, nên có thể đông đến vài trăm người. Trò chơi không đặt năng thắng – thua, bên nào thua sẽ được vào lễ và công đức ở Đình làng.

Mỗi khi vào hội kéo co, tiếng hô giữ nhịp, hò reo náo nhiệt khắp cả làng, không khí rất vui vẻ.

Lễ hội “hú đáo” ở làng Lũng Ngoại

Trò “hú đáo” được tổ chức ở làng Lũng Ngoại và chiều mùng 4 đến mùng 7 tết Nguyên Đán để tưởng nhớ nữ tướng Lê Ngọc Trinh, bắt đầu bằng lễ tế trang trang trọng. “Hú đáo” còn được gọi là “đáo cọc” được tổ chức ở khoảnh đất trống trước Đình làng.

Một đầu khoảnh đất được đóng chiếc cọc, bên trên phấp phới cờ ngũ sắc, người tham dự đứng ở khoảnh đất bên kia cầm “đáo” là những viên đá tròn được đánh số thứ tự để biết là đá của ai, rồi “hú” tức tung viên đá này đến chân cọc, sao cho càng gần chân cọc càng tốt.

Mỗi buổi tổ chức 2 ván đáo, chủ tế được “hú” tức tung đá đầu tiên, tiếp đó đến các vị cao niên và những người khác. Theo thể thức thì đá phải nằm trong ô đất vuông ở chân cột mới được. Cuộc chơi này khá gay cấn bởi những người tung đá sau cũng có thể làm viên đá trước đó di chuyển vị trí đến gần chân cọc hoặc xa chân cọc hơn; hoặc viên đá trước được viên đá sau đẩy vào ô vuông hoặc bị đẩy ra khỏi ô vuông. Người chiến thắng là người có viên đá hú nằm gần chân cọc nhất.

Nhìn chung trò “hú đáo” ngày nay không khác xưa nhiều, tính nguyên bản vẫn được giữ gìn và truyền lại. Người thắng cuộc sẽ được thưởng nửa con gà gọi là lộc, nhưng phần thưởng lớn nhất là viên đá của người thắng cuộc sẽ được đặt tại bàn thờ trong Đình làng đem lại may mắn cho người thắng cuộc và gia đình.

Trò chơi được diễn ra trong cờ ngũ sắc cùng tiếng trồng reo hò cổ vũ, là vào dịp tết nên người đến tham dự rất đông. Trò chơi đầu năm không chỉ là dịp tưởng nhớ đến nữ tướng Lê Ngọc Trinh, mà còn giúp người dân quên đi những muộn phiền trong năm cũ, hy vọng vào một năm mới tốt đẹp hơn.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago