Thanh tâm quả dục chính là đạo dưỡng sinh. Người nghèo nhờ thanh tâm quả dục mà an khang, đức dày; người phú quý nhờ thanh tâm quả dục mà bình an, hưởng thọ lâu dài, rạng rỡ tổ tông, vinh danh hậu thế.
Thanh tâm quả dục không phải là sống cuộc sống thiếu thốn về vật chất mà là giữ cho tâm thanh tịnh. Bậc thánh giả dù có tài sản như núi hay quyền uy vô hạn nhưng vẫn sống vô dục vô cầu, tùy kỳ tự nhiên.
Thanh tâm quả dục càng không phải là trở ngại cho sự giàu có. Người phàm tục thì dục vọng nhiều lắm, ai ai cũng thấy theo đuổi tiền bạc công danh, nhưng phần lớn lại không hề dư dật về tài sản. Nhiều người không có tài sản nhưng dục vọng cũng không hề giảm đi chút nào. Quyền lực và tiền tài của con người ra sao vốn dĩ không hề liên quan đến thanh tâm quả dục.
Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử bàn: “Tri túc chi túc, hằng túc hĩ”. Nghĩa là biết thế nào là đủ thì sẽ vĩnh viễn không thiếu gì. Một người có thể không có nhiều của cải, tài sản, xe hơi hay tiền tiết kiệm, nhưng anh ta biết thế nào là đủ và vui hưởng một cuộc sống hạnh phúc.
Người xưa có câu tục ngữ: “Người tham lam sẽ muốn ngày càng nhiều, giống như con rắn muốn nuốt lấy cả con voi”. Một người nếu không biết bằng lòng thì dục vọng sẽ ngày một lớn hơn, có được thứ này rồi lại khổ não vì truy cầu thứ khác. Như vậy người ấy sẽ không bao giờ hạnh phúc thật sự. Tài nguyên vật chất trên thế gian là hữu hạn, nhưng ham muốn của con người lại là vô hạn.
Từ lịch sử nhân loại mà xét, trong xã hội phương Đông và phương Tây, dù ở giai tầng nào, dù giàu có hay thiếu thốn, người thanh tâm quả dục cũng đều là những người được kính trọng và tín nhiệm nhất, thậm chí không thiếu người giàu có. Ngược lại, ham muốn danh lợi mạnh mẽ và tâm phô trương mãnh liệt chính là nguyên nhân gây loạn bậy trong xã hội. Bên cạnh đó, người ít dục vọng ham muốn mới có thể tập trung làm nghiên cứu, vậy nên những nhà khoa học, nhà phát minh chân chính và những người có học vấn cao đều là những người thanh tâm quả dục.
Albert Einstein từng bị người thời đó coi là thiên tài ngu ngốc, kỳ thực là vì ông không để ý lắm đến chuyện thế sự, không quan tâm lắm đến những việc tầm thường. Ông không có thời gian để tâm vào những sự việc đó mà luôn giữ thanh tâm quả dục, cho nên ông mới bị coi là ngốc nghếch.
Nhạc sỹ nổi tiếng Beethoven nếu không bị suy giảm thính lực thì có thể cũng sẽ không có được thành tựu âm nhạc lớn như vậy. Người nhạc sỹ ở trong xã hội thực tế mà khổ luyện, sau khi đi nhiều nghe nhiều, tích lũy đến độ rồi, vậy mà Beethoven lại thành như kẻ điếc. Điều ấy tưởng chừng là bất hạnh lớn nhất với một nhạc sỹ. Thế nhưng chính vì không thể nghe thấy mà ông có thể giữ được khả năng quan sát nhạy cảm, tâm hồn không bị nhiễu loạn bởi những chuyện thị phi nơi thế tục, trong trạng thái đó mà sáng tác nên những tác phẩm bất hủ, đạt chuẩn mực vô cùng cao.
Tôn Tẫn sau khi chịu hình phạt chặt xương đầu gối mới có thể thành tựu được binh pháp của ông. Tư Mã Thiên bị hoạn rồi mới có thể hoàn thành bộ Sử ký. Ấy không phải là vì đau đớn khổ sở mới có thể thành tựu, mà là vì trong hoàn cảnh ấy cổ nhân dần dần hiểu ra mà buông xuống mọi thứ, từ đó mới có thể thành tựu.
Thanh tâm quả dục là căn bản để đạt những thành tựu trong văn học nghệ thuật, võ thuật, kinh doanh, chính trị, đây cũng là con đường của mọi chính đạo. Thanh tâm quả dục trong từng suy nghĩ, ngôn hành giúp đạt được thân tâm khỏe mạnh, trí huệ sáng suốt mà tự giác ngộ, đây là khởi nguồn của chính đạo.
Theo Vision Times tiếng Trung
Tiểu Minh biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Có thể bạn chưa nghe kể về nhà nguyện Sistine, nhưng chắc hẳn là bạn…
Từ ngày 26/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh, đến đêm chính…
Từ chỗ hết lòng nghiên cứu Tây y, bác sĩ Vương Nguyên Phủ tiếp xúc…
Tùng Thiện vương có số lượng sáng tác rất phong phú bao trùm các lĩnh…
Ông Piotr Kulpa, cựu Thứ trưởng Ba Lan, khẳng định rằng Ukraine không nhận được…
Tiếng vang, tiếng trống, tiếng cung kiếm, tiếng người ngựa gào thét...