Phật giáo phương Đông có giảng về niệm Phật, Kitô giáo phương Tây có giảng về tín Chúa. Cả hai đều giảng rằng làm như vậy thì có thể được cứu độ, có thể lên Phật quốc hay tới Thiên Đàng. Những điều này xem chừng rất đơn giản và có phần khó lý giải. Có người đặt câu hỏi: Giết người rồi mà niệm Phật hay xưng tội tín Chúa thì có lên trên đó được chăng?
Kinh sách Phật giáo chép rằng, một lần, Vua Di Lan hoài nghi về Phật Pháp đã hỏi một vị tỳ kheo rằng:
“Trong lý nhà Phật giảng rằng con người thế gian làm việc ác, mặc dù tội ác tày trời nhưng nếu trước lúc lâm chung mà có thể một lòng niệm Phật thì nhất định sinh mệnh sẽ có chốn tốt để về. Những lời này khiến người ta khó mà tin được.
Trong kinh Phật lại giảng rằng, con người nếu giết hại người khác tất sẽ rơi xuống địa ngục, lời này cũng khiến ta rất khó lý giải.”
Vị tỳ kheo sau khi nghe xong, hỏi Vua Di Lan: “Xin hỏi nhà vua, nếu đem một hòn đá nhỏ đặt trên mặt nước thì hòn đá kia sẽ chìm xuống dưới nước hay nổi trên mặt nước?”
Vua Di Lan trả lời: “Là chìm ngay xuống dưới nước.”
Vị tỳ kheo lại hỏi: “Vậy nếu đem một tảng đá lớn đặt trên một chiếc thuyền thì tảng đá có chìm xuống dưới nước hay không?”
Vua Di Lan nói: “Sẽ không bị chìm vì đã có thuyền nâng.”
Vị tỳ kheo nói một cách trầm tư:
“Tảng đá lớn đặt ở trên thuyền, sẽ không bị chìm xuống dưới nước, cũng giống như người làm việc ác vậy. Họ một lòng niệm Phật, Phật Pháp sẽ giống con thuyền kia, nâng đỡ không để họ rơi xuống. Điều này có gì là khó tin đâu?
Còn hòn đá kia tuy nhỏ bé nhưng không có vật nâng đỡ cho nên đặt trên mặt nước thì chìm ngay xuống dưới, giống như một người không tin Phật Pháp mà hành ác thì sau khi chết sẽ bị xuống địa ngục. Điều này rất khó lý giải sao?”
Thật tâm suy xét, thế nào là “nhất tâm niệm Phật”, thế nào là “tín Chúa”? Kẻ ác đối mặt với cái chết, tâm lạnh lẽo. Kẻ bất tín đối mặt với cái chết, tâm bấn loạn. Những người ấy liệu có thể “nhất tâm niệm Phật”? Liệu có thể nhớ tới Chúa hay chăng?
Xuyên suốt hàng ngàn năm, tôn giáo đều giảng rất đơn giản, niệm Phật, xưng tội, tín Chúa là có thể được cứu độ. Nhưng mà nếu chỉ đơn giản là thế thì việc gì Chúa Giê-su phải giảng Đạo mất bao nhiêu năm tháng? Việc gì Đức Phật Thích Ca phải giảng Pháp nghìn cuốn kinh thư? Đạo lý tu luyện chính là niệm Phật thì cần làm theo lời Phật dạy, tín Chúa thì cần làm theo lời Chúa nói. Còn như miệng niệm Phật mà làm điều ác, vào nhà thờ xưng tội trước Chúa rồi quay ra vẫn chứng nào tật đó, thì bằng như lừa dối Thần Phật. Kỳ thực chỉ là lừa dối chính mình thôi!
Điều các bậc Giác giả để lại là một bộ tiêu chuẩn thiện ác đúng sai, làm thế nào để thăng hoa trong tu luyện. Mặc dù cả kinh sách Phật giáo lẫn Kinh Thánh đều là người đời sau hồi ức mà ghi chép lại lời của bậc Giác giả, nhưng cũng vô cùng trân quý rồi.
Từ thực tế mà xét, người thời nay, kể cả những người chuyên tu như hòa thượng hay cha xứ, đã rất ít người hiểu lời dạy của tôn giáo nữa. Họ đều là cắt lấy lời trong kinh sách mà giảng giải, mà làm sai lệch nhận thức của người đi sau. Bởi vậy thiện ác đúng sai trở thành những vấn đề hết sức tương đối. Nếu một thế giới không có đức tin đúng đắn, người ta sẽ không còn phân biệt được thiện – ác và đúng – sai. Chân thành, lương thiện, nhẫn nhịn, những người có những đức tính mà các bậc Giác giả chỉ dạy, là những người tốt nhất. Còn những người bị tiền bạc thay thế Thiện niệm, bái lạy Phật chỉ vì danh lợi, thì họ đã bị mất đi phương hướng, tìm không thấy ý nghĩa đích thực của cuộc sống này.
Đối với mỗi một người trong chúng ta, bất kể là có tin Thần Phật hay không tin Thần Phật thì đều biết rõ rằng hình tượng của bậc Giác giả là lương thiện, là từ bi và bảo hộ chúng sinh. Ý chỉ của Phật là giáo huấn con người sống lương thiện, chân thành và khoan dung. Mọi người khi gặp nạn đều có thể khẩn cầu Thần Phật phù hộ.
Người có lòng tin chân chính là người lương thiện, trong tâm họ luôn chứa đựng những lời dạy bảo và ý chỉ của Thần Phật. Họ luôn cố gắng vui vẻ, bao dung và biết ơn. Họ tin rằng thiện ác hữu báo nên không làm điều ác, nhìn thấy cái sai của bản thân thì cố gắng không lặp lại, tôn sùng điều thiện và hòa ái, chân thành, như vậy không tốt sao?
Đạo đức là gì? Đạo là quy luật vận hành của trời đất vũ trụ, đức là biểu hiện của Đạo chốn nhân gian. Người không tin vào các tiêu chuẩn đạo đức cổ xưa do các bậc Giác giả lưu lại, không tin vào thiện ác báo ứng, thì dám làm bất kỳ điều gì để đạt được danh lợi cho mình, không có đạo đức để ước thúc tâm mình.
Xét về bản tính thì con người là thiện ác đồng thời tồn tại. Vậy nên, hạt giống lương thiện ở trong tâm hồn mỗi chúng ta, hãy tưới lên nó đức tin đúng đắn, nếu như vậy chúng ta sẽ tuyệt đối không mất gì mà còn có được một cuộc sống hạnh phúc và bình an.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Theo giới chức Hà Nội, diễn biến sự cố sạt lở mái đê, thân đê,…
Chính phủ Mỹ mới thêm 30 công ty Trung Quốc vào danh sách cấm nhập…
George Galloway: Nga có 3 tên lửa “hoàn toàn không thể ngăn chặn” với “tên…
Tỉnh Khánh Hòa đang nghiên cứu phương án xây dựng đường hầm hơn 4km xuyên…
Theo thông tư mới ban hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, 12 đối tượng…
Sau hơn hai ngày gặp nạn, thi thể hai nạn nhân trên chiếc xe chở…