Văn Hóa

“Thực tiễn giáo dục” và sách về “thực tiễn giáo dục”

Ở ta nhiều người làm nghề sư phạm và sinh viên sư phạm đều không rõ thực sự thì ở nước ngoài giáo viên, học sinh dạy và học môn mình đang dạy và học như thế nào.

Thông thường, ở mình khi muốn biết ai dạy thế nào người ta thường xem giáo án hoặc dự giờ.

Với đa số người trong nước việc “dự giờ” một giờ học ở một môn cụ thể ở nước ngoài là bất khả kể cả qua mạng vì nhiều lý do. Đấy có thể là rào cản ngôn ngữ và cũng có thể là không có nguồn. Hiếm có tiết học nào như thế được phát trực tiếp hoặc đưa lên mạng.

Đọc giáo án thì có thể, nhưng giáo án chỉ là một phần nhỏ của “thực tiễn giáo dục”. Đọc nó rất khó hiểu.

Có một giải pháp là đọc các “thực tiễn giáo dục” đã được xuất bản của họ. Đấy thường là những cuốn sách mà giáo viên tổng hợp, tập hợp các hoạt động giáo dục họ đã tiến hành với nội dung họ tự biên soạn, sắp xếp, với các phương pháp họ tự khám phá cùng kết quả họ đạt được thể hiện cả ở phương diện giáo viên và học sinh.

Đọc nó có thể hiểu được rất nhiều điều.

Sách này ở Việt Nam khá hiếm vì cơ bản ít người quan tâm và hiểu “thực tiễn giáo dục”.

Ở môn Văn, có một hai cuốn dạng này đã xuất bản như “Viết lên hy vọng”.Môn Sử không chán như em tưởng của tôi cũng có thể coi là một cuốn như vậy.

Ở Nhật Bản, các sách dạng này rất nhiều ở tất cả các môn vì ở đó người ta trọng “thực tiễn giáo dục”. Thầy cô được đánh giá cao là giáo viên có khả năng tự mình thực hiện được “thực tiễn giáo dục” có bản sắc riêng, tức là thực sự là một nhà giáo dục.

Nhưng các nhà xuất bản, nhà sách ở Việt Nam có vẻ chưa biết đến, chưa mặn mà với các loại sách này.

Sinh viên các trường sư phạm trong suốt 4 năm cũng hầu như không được hướng dẫn nghiên cứu các thực tiễn giáo dục trên thế giới và trong nước (ở trong nước thì khó vì thực tiễn cũng gần như không có).

Tiếc thật!

Trước đó, tôi có giới thiệu cho một nhà sách một cuốn mô tả, tổng hợp thực tiễn giáo dục môn quốc ngữ của một giáo viên tiểu học rất nổi tiếng ở Nhật (sách ở Nhật bán triệu bản và gây ra một phong trào giáo dục). Nhưng kết quả là phía Nhật… từ chối bán bản quyền tiếng Việt!

Thế mới đau!

Một cuốn sách tập hợp thực tiễn giáo dục lịch sử một người thầy Nhật. Ban đầu dạy phổ thông về sau dạy đại học.

Nguyễn Quốc Vương

Theo Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương

Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:

Mời xem video:

Nguyễn Quốc Vương

Published by
Nguyễn Quốc Vương

Recent Posts

Hàng loạt chuyến bay hoãn, hủy vì bão Wipha ngày 21/7

Bão Wipha khiến Vietnam Airlines và Vietjet Air hủy hàng loạt chuyến bay đến Hải…

3 phút ago

Bão số 3 giật cấp 11, cách Quảng Ninh 190km

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng nay (21/7), bão…

20 phút ago

Pepsi cân nhắc chuyển sang dùng đường mía sau Coca-Cola

Sau khi Coca-Cola quyết định chuyển sang sử dụng đường mía cho các sản phẩm…

56 phút ago

Hưng Yên hoãn họp, Quảng Ninh dừng cấp phép ra khơi để ứng phó cơn bão số 3

Trước diễn biến cơn bão số 3, hàng loạt lãnh đạo tỉnh, thành phố, các…

3 giờ ago

Breitbart: Liệu Coca-Cola chuyển sang dùng đường mía có phải vì thuế quan?

Tổng Thống Donald Trump tuyên bố rằng ông đã thuyết phục Coca-Cola đồng ý thay…

3 giờ ago

Mỹ: 5 người bị bắn ở bang Mississippi, 1 người thiệt mạng

Sinh viên năm nhất Corey Adams của Đại học Mississippi và là cầu thủ bóng…

4 giờ ago