(Ảnh: Spatuletail, Shutterstock)
Thương vụ Louisiana [Louisiana Purchase] là vụ Mỹ mua thuộc địa Louisiana của Pháp năm 1803.
Louisiana là một trong 5 thuộc địa của Pháp ở Bắc Mỹ, nằm giữa nước Mỹ ngày nay. Tiểu bang Louisiana được đặt tên để ghi nhớ lịch sử thương vụ này.
Pháp gọi 5 thuộc địa của mình ở Bắc Mỹ là New France.
Năm 1534 nhà thám hiểm Jacques Cartier khám phá ra vịnh Saint Lawrence, mở đầu cho những thuộc địa nằm trên Canada và Mỹ ngày nay.
Vào cao điểm năm 1712, New France gồm 5 thuộc địa, mỗi thuộc địa có nền cai trị riêng:
New France chạy dài từ Newfoundland tới cánh đồng Canadian Prairies theo chiều đông tây và từ vịnh Hudson tới vịnh Mexico theo chiều bắc nam, bao gồm The Great Lakes.
Theo hiệp ước Utrecht năm 1713, Pháp nhượng cho Anh vùng Acadia, vịnh Hudson và Newfoundland.
Tiếp theo là hiệp ước Paris năm 1763, Pháp nhượng nốt cho Anh phần còn lại của New France do thất trận trong cuộc chiến “Seven Years’ War”, ngoại trừ Louisiana được Pháp bồi thường cho Tây ban nha về vụ mất Florida.
New France bị xóa tên từ đây.
Năm 1682 nhà thám hiểm người Pháp là René – Robert Cavelier, Sieur de la Salle thám sát 2 vùng lòng chảo [basin] sông Ohio và Mississippi, sau đó tuyên bố chủ quyền thuộc về nước Pháp toàn bộ lãnh thổ từ 2 vùng lòng chảo này tới vịnh Mexico.
De la Salle đặt tên cho toàn bộ lãnh thổ này là Louisiane để tôn vinh vua Pháp đương thời là Louis XIV.
Năm 1685 De la Salle lập thuộc địa đầu tiên ở phía nam nhưng thất bại vì bị sắc tộc bản xứ tấn công và bệnh tật tràn lan.
Những nơi khác của Louisiana được định cư và phát triển rất kết quả như miền nam Illinois và New Orleans. Các nơi này chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Pháp cho tới thương vụ Louisiana.
Cuộc khai thác Louisiana của Pháp bị hạn chế vì thiếu người và thiếu tài chính.
Năm 1763 do hậu quả thất trận trong cuộc chiến “Seven Years’ War”, Pháp phải nhượng nốt phần còn lại của New France cho Anh, ngoại trừ Louisiana được Pháp bồi thường cho Tây ban nha do vụ mất Florida.
Tây ban nha cai trị Louisiana cho tới năm 1801 thì bán lại cho Pháp theo hiệp ước bí mật Third Treaty of San Ildefonso. Pháp hoàng Napoleon lấy lại Louisiana với tham vọng lập đế quốc tại Bắc Mỹ. Tuy nhiên mộng không thành vì tình hình chính trị căng thẳng ở châu Âu lúc bấy giờ, nhất là vụ Pháp thất bại trong cuộc đàn áp nô lệ nổi dậy ở Haiti.
Nhân dịp Pháp gặp khó khăn về chính trị và tài chính, Tổng thống Mỹ là Jefferson quyết định mua thành phố New Orleans và vùng phụ cận. Nơi đây có hải cảng rất quan trọng cho nông sản xuất khẩu của Mỹ. Ngoài ra kiểm soát được hải cảng này là kiểm soát được sự lưu thông trên sông Mississippi.
Năm 1802 Jefferson phái Livingston tới Paris để thương lượng. Chỉ thị của Jefferson là mua thành phố New Orleans với giá tối đa 10 triệu USD. Nhưng điều bất ngờ là Pháp có ý định bán toàn bộ Louisiana với giá 50 triệu franc, tương đương 15 triệu USD. Không cần xin lại chỉ thị của Tổng thống, Livingston tự mình thỏa thuận thương vụ Louisiana với Pháp.
Năm 1803 Jefferson ban hành luật Louisiana Purchase. Nước Mỹ trả cho nước Pháp 32 triệu franc [tương đương 11,250,000 USD] và xóa món nợ 18 triệu franc [tương đương 3,750,000 USD] do Pháp vay của Mỹ.
Trước khi mua Louisiana, lãnh thổ Mỹ chỉ trải rộng từ bờ biển Đại tây dương tới sông Mississippi. Bây giờ nước Mỹ rộng thêm từ sông Mississippi tới dãy núi Rocky.
Louisiana bao phủ toàn phần 6 tiểu bang và phần lớn 9 tiểu bang như sau:
Để minh định ranh giới lãnh thổ mới, Jefferson phái 3 đoàn thám sát và vẽ bản đồ.
Phần lớn lãnh thổ bấy giờ còn hoang vu, các chính phủ Mỹ đã ban hành các đạo luật sau đây nhằm khai phá và phát triển.
Những luật trên đây đã hấp dẫn người châu Âu rời bỏ quê hương sang Tân thế giới lập nghiệp.
Bùi Quý Chiến
Trích đăng từ Đặc San Lâm Viên (www.dslamvien.com)
Tham khảo:
Các hãng hàng không Trung Quốc đã bắt đầu hoàn trả phi cơ Boeing về…
Trong 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan đưa về Tràm Chim ở…
Mới đây một phó bí thư phường Ái Quốc, quận Hà Sơn, Tp. Trạm Giang,…
Gần đây, một công ty sản xuất xuất khẩu 18 năm tuổi ở Đông Quản,…
Tòa án cấp phúc thẩm đánh giá bà Trương Mỹ Lan có thiện chí khắc…
Mỗi khi mùa hè đến, dứa – loại quả nhiệt đới quen thuộc – lại…